Chiều ngày hôm qua (25/7), một chiếc trực thăng đa năng HAL Dhruv của Không quân Ấn Độ đã đâm xuống Manipurwa thuộc khu vực Ataria, gần Sitapur, bang Uttar Pradesh, trong lúc thực hiện chuyến bay tới Allahabad. Vụ tai nạn khiến 2 phi công và 5 sĩ quan trên trực thăng thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thứ 9 liên quan tới mẫu trực thăng mới hoạt động 12 năm này. Dhruv là tên mẫu trực thăng đa dụng do hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) - công ty hàng không nội địa Ấn Độ nghiên cứu phát triển từ những năm 1980 nhằm phục vụ cho yêu cầu quân sự (vận tải, chi viện hỏa lực, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn) và dân sự. Mẫu thử nghiệm của Dhruv thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 20/8/1992 nhưng mãi tới tháng 3/2002 nó mới chính thức đưa vào phục vụ. Đây được xem là mẫu trực thăng nội địa thành công nhất của Ấn Độ khi xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới.
Tính tới thời điểm tháng 10/2013, khoảng 150 chiếc HAL Dhruv đã được chế tạo, đơn giá mỗi chiếc khoảng 6,6 triệu USD.
Mặc dù được đánh giá là một trong những mẫu trực thăng hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, sau 12 năm phục vụ, HAL Dhruv liên tục gặp phải các vụ tai nạn gây thương vong lớn cho Không quân Ấn Độ và cả các nước nhập khẩu. Cụ thể, Dhruv gặp tai nạn đầu tiên vào tháng 11/2005 khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng, nguyên nhân được cho là lưỡi cánh quạt đuôi bị lỗi. Tiếp đó, vào tháng 2/2007, trong bài bay biểu diễn, một chiếc Dhruv cũng gặp nạn khiến lái phụ thiệt mạng.
Vụ tai nạn đầu tiên ở nước ngoài và cũng là vụ tai nạn thứ 3 của Dhruv xảy ra vào tháng 10/2009 ở Ecuador. Kể từ đây, mật độ rơi của Dhruv càng dày hơn khi liên tiếp trong năm 2010-2012, 4 chiếc Dhruv (năm 2011 rơi 2 chiếc) của Không quân - Lục quân - Lực lượng biên phòng Ấn Độ liên tục rơi gây ra thương vong khủng khiếp - hầu hết các phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Và trong năm 2014, trước vụ tai nạn chiếc Dhruv ngày hôm qua (25/7), cách đây 5 tháng, ngày 22/2/2014, một chiếc Dhruv của Không quân Ecuador đã gặp nạn khiến 3 người đi trên máy bay thiệt mạng.
HAL Dhruv được thiết kế theo phong cách truyền thống, khoảng 29% trọng lượng rỗng của nó làm bằng vật liệu composite. Theo một số báo cáo thì đó là vật liệu tổng hợp sợi carbon độc đáo do HAL phát triển giúp giảm trọng lượng máy bay khoảng 50%. Dhruv có chiều dài 15,87m, cao 4,98m, trọng lượng rỗng 2,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 5,5 tấn.
Buồng lái - thân máy bay được chế tạo bằng sợi carbon và Kevlar. Hệ thống điều khiển của buồng lái rất hiện đại với các màn hình hiển thị thông số bay, hệ thống lái tự động 4 trục.
Khoang chở quân của Dhruv có thể chở tối đa 12-14 lính hoặc 4 cáng cứu thương cùng bác sĩ.
Ngoài ra, HAL Dhruv còn có thể cẩu một chiếc xe quân sự loại nhỏ khi cần.
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Shakti (trong ảnh) công suất 1.400 mã lực/chiếc (do Ấn Độ chế tạo) hoặc dùng loại nhập khẩu Turbomeca TM 333-2B2 công suất 1.000 mã lực/chiếc cho tốc độ bay tối đa 290km/h, bán kính chiến đấu 320km, tầm bay xa nhất 827km.
Ngoài khả năng vận tải, Dhruv có thể thực hiện các nhiệm vụ chi viện hỏa lực mặt đất, chống tăng, tác chiến chống ngầm. Trong ảnh là biến thể Dhruv dành cho Lục quân Ấn Độ với khả năng mang tên lửa chống tăng, rocket 68mm.
Trong ảnh là biến thể hải quân của Dhruv có thể mang tối đa 2 quả ngư lôi hạng nhẹ, tên lửa chống hạm hoặc bom chìm chống ngầm.
Chiều ngày hôm qua (25/7), một chiếc trực thăng đa năng HAL Dhruv của Không quân Ấn Độ đã đâm xuống Manipurwa thuộc khu vực Ataria, gần Sitapur, bang Uttar Pradesh, trong lúc thực hiện chuyến bay tới Allahabad. Vụ tai nạn khiến 2 phi công và 5 sĩ quan trên trực thăng thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn thứ 9 liên quan tới mẫu trực thăng mới hoạt động 12 năm này.
Dhruv là tên mẫu trực thăng đa dụng do hãng Hindustan Aeronautics Limited (HAL) - công ty hàng không nội địa Ấn Độ nghiên cứu phát triển từ những năm 1980 nhằm phục vụ cho yêu cầu quân sự (vận tải, chi viện hỏa lực, trinh sát, tìm kiếm cứu nạn) và dân sự. Mẫu thử nghiệm của Dhruv thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 20/8/1992 nhưng mãi tới tháng 3/2002 nó mới chính thức đưa vào phục vụ. Đây được xem là mẫu trực thăng nội địa thành công nhất của Ấn Độ khi xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới.
Tính tới thời điểm tháng 10/2013, khoảng 150 chiếc HAL Dhruv đã được chế tạo, đơn giá mỗi chiếc khoảng 6,6 triệu USD.
Mặc dù được đánh giá là một trong những mẫu trực thăng hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, sau 12 năm phục vụ, HAL Dhruv liên tục gặp phải các vụ tai nạn gây thương vong lớn cho Không quân Ấn Độ và cả các nước nhập khẩu. Cụ thể, Dhruv gặp tai nạn đầu tiên vào tháng 11/2005 khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng, nguyên nhân được cho là lưỡi cánh quạt đuôi bị lỗi. Tiếp đó, vào tháng 2/2007, trong bài bay biểu diễn, một chiếc Dhruv cũng gặp nạn khiến lái phụ thiệt mạng.
Vụ tai nạn đầu tiên ở nước ngoài và cũng là vụ tai nạn thứ 3 của Dhruv xảy ra vào tháng 10/2009 ở Ecuador. Kể từ đây, mật độ rơi của Dhruv càng dày hơn khi liên tiếp trong năm 2010-2012, 4 chiếc Dhruv (năm 2011 rơi 2 chiếc) của Không quân - Lục quân - Lực lượng biên phòng Ấn Độ liên tục rơi gây ra thương vong khủng khiếp - hầu hết các phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Và trong năm 2014, trước vụ tai nạn chiếc Dhruv ngày hôm qua (25/7), cách đây 5 tháng, ngày 22/2/2014, một chiếc Dhruv của Không quân Ecuador đã gặp nạn khiến 3 người đi trên máy bay thiệt mạng.
HAL Dhruv được thiết kế theo phong cách truyền thống, khoảng 29% trọng lượng rỗng của nó làm bằng vật liệu composite. Theo một số báo cáo thì đó là vật liệu tổng hợp sợi carbon độc đáo do HAL phát triển giúp giảm trọng lượng máy bay khoảng 50%. Dhruv có chiều dài 15,87m, cao 4,98m, trọng lượng rỗng 2,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 5,5 tấn.
Buồng lái - thân máy bay được chế tạo bằng sợi carbon và Kevlar. Hệ thống điều khiển của buồng lái rất hiện đại với các màn hình hiển thị thông số bay, hệ thống lái tự động 4 trục.
Khoang chở quân của Dhruv có thể chở tối đa 12-14 lính hoặc 4 cáng cứu thương cùng bác sĩ.
Ngoài ra, HAL Dhruv còn có thể cẩu một chiếc xe quân sự loại nhỏ khi cần.
Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Shakti (trong ảnh) công suất 1.400 mã lực/chiếc (do Ấn Độ chế tạo) hoặc dùng loại nhập khẩu Turbomeca TM 333-2B2 công suất 1.000 mã lực/chiếc cho tốc độ bay tối đa 290km/h, bán kính chiến đấu 320km, tầm bay xa nhất 827km.
Ngoài khả năng vận tải, Dhruv có thể thực hiện các nhiệm vụ chi viện hỏa lực mặt đất, chống tăng, tác chiến chống ngầm. Trong ảnh là biến thể Dhruv dành cho Lục quân Ấn Độ với khả năng mang tên lửa chống tăng, rocket 68mm.
Trong ảnh là biến thể hải quân của Dhruv có thể mang tối đa 2 quả ngư lôi hạng nhẹ, tên lửa chống hạm hoặc bom chìm chống ngầm.