Liệu siêu tăng M1A2 SEP V3 Mỹ có hạ gục được T-14 Armata?

Google News

(Kiến Thức) - Với nhiều công nghệ mới được áp dụng, xe tăng M1A2 SEP V3 được kỳ vọng có thể đối địch được với T-14 Armata của Nga.

Đầu tháng 9/2017, Mỹ đã chạy bản thử nghiệm cuối cùng của mẫu xe tăng M1A2 SEP V3, dự kiến đến quý 3 năm 2020 sẽ biên chế chính thức cho Lục quân Mỹ. Các chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, M1A2 SEP V3 khi đưa vào biên chế chính thức sẽ là đối thủ đáng gờm của xe tăng T-14 Armata/Nga trên chiến trường bởi những tính năng kỹ chiến thuật ưu việt của loại xe tăng mới này.
Lieu sieu tang M1A2 SEP V3 My co ha guc duoc T-14 Armata?
Xe tăng M1A2 SEP V3. Ảnh: Fineartamerica
M1A2 SEP V3 có chiều dài cả pháo chính là 9,77m; rộng 3,66m; cao 2,44m; biên chế kíp chiến đấu 4 người; tổng trọng lượng khoảng 65 tấn; tốc độ trên đường bộ là 67km/h, đối với địa hình phức tạp là 40km/h; dự trữ hành trì là 426km; dung tích bình nhiên liệu 1.900 lít; độ cao gầm 0,43m; động cơ tuabin khí 1.500 mã lực.
Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, M1A2 SEP là viết tắt của cụm từ System Enhancement Package (gói nâng cao hệ thống) - gói nâng cấp lớn, đặc biệt dành cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 hoặc M1A1 của Lục quân Mỹ. Tuy nhiên, không phải toàn bộ xe tăng M1A2 SEP đang phục vụ trong quân đội Mỹ được nâng cấp thành phiên bản M1A2 SEP V3 mà đây chỉ là gói hiện đại hóa thí điểm đầu tiên dành cho 24 chiếc, với tổng kinh phí lên tới gần 40 triệu USD.
Lieu sieu tang M1A2 SEP V3 My co ha guc duoc T-14 Armata?-Hinh-2
M1A2 SEP V3 cơ động trên chiến trường. Ảnh: Nowastrategia
MA2 SEP V3 có gì mới lạ?
Theo đó, sau khi nâng cấp, M1A2 SEP V3 sẽ có màn hình hiển thị LCD màu mới, hệ thống quan sát/ngắm bắn quang ảnh nhiệt, công suất phụ trợ và một hệ thống vô tuyến mới để trao đổi thông tin liên lạc giữa xe tăng và bộ binh. Cấu hình M1A2 SEP V3 cũng sẽ được kết nối số hóa với một hệ thống điện tử mới nhất, máy tính xử lý mạnh mẽ và được thiết kế cấu trúc mở để có thể bổ sung các công nghệ xe tăng tiên tiến trong tương lai mà không cần thiết kế lại ở những bộ phận quan trọng.
M1A2 SEP V3 được trang bị pháo chính M256 nòng trơn 120mm, có thể bắn tất cả các loại đạn tiêu chuẩn NATO dành cho xe tăng với tầm bắn hiệu quả tối đa 4km. Ngoài ra, SEP V3 còn sở hữu loại đạn xuyên giáp động năng APFSDS M829A3 được nhồi Uranium nghèo có khả năng xuyên giáp cực mạnh. Ngoài ra, M1A2 SEP V3 còn được trang bị một trạm vũ khí điều khiển từ xa lắp đại liên 12,7mm. Trạm vũ khí được trang bị hệ thống tìm kiếm/chỉ thị mục tiêu độc lập cho phép tác chiến mà không phụ thuộc vào hệ thống quan sát của pháo chính. 
Đặc điểm nổi bật nhất của M1A2 SEP V3 đó chính là được trang bị công nghệ áo giáp tiên tiến được gia cố bằng một lớp Uranium nghèo giúp chống chịu tốt hơn với các loại vũ khí xuyên giáp. Bên cạnh đó, giáp Uranium nghèo còn được phủ thêm một lớp than chì giúp nâng cao năng lực chống chịu với các loại vũ khí chống tăng, mìn, vật liệu nổ tự chế IED.
Có cửa khi tác chiến trực tiếp với T-14 Armata?
Các chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng, để so sánh năng lực tác chiến của hai loại xe tăng này, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí về tính năng kỹ chiến thuật, đặc điểm thiết kế gồm: Thứ nhất, khả năng cơ động, bán kính tác chiến; thứ hai đó là hỏa lực; thứ ba đó là khả năng phòng hộ; thứ tư là khả năng quan sát, nhận biết, kiểm soát chiến trường tác chiến.
- Đối với khả năng cơ động, bán kính tác chiến: M1A2 SEP V3 được trang bị động cơ đốt trong Honeywell AGT-1500 đa nhiên liệu kiểu turbine khí, công suất lớn, rất khỏe, nhưng tốn nhiều nhiên liệu hơn và toả nhiều nhiệt hơn so với động cơ piston. Động cơ này được cung cấp nhiên liệu bởi bình xăng 3 khoang, dung tích 1.680 lít, nên tầm hoạt động trong khoảng 350 - 410 km, trong khi đó các xe tăng T-14 Armata của Nga có tầm hoạt động trong khoảng 600 - 700 km.
Ngoài ra, do trọng lượng lớn (lên tới gần 70 tấn) nên tốc độ di chuyển cao nhất của M1A2 SEP V3 trên đường trung bình chỉ khoảng 68 km/h. Trong khi đó, với trọng lượng khoảng gần 50 tấn, các xe tăng T-14 Armata được lắp khối động cơ tăng áp chủ động với 12 xy lanh đặt hình chữ X cung cấp tới 1.200 - 1.500 mã lực, dung tích động cơ đạt đến 4m3, dự trữ giờ hoạt động là 2.000 giờ, có thể di chuyển với tốc độ tối đa 80 - 90km/h với địa hình đường cao tốc.
Lieu sieu tang M1A2 SEP V3 My co ha guc duoc T-14 Armata?-Hinh-3
T-14 Armata trong lễ duyệt binh. Ảnh: Russiainside
- Đối với khả năng quan sát, nhận biết, kiểm soát chiến trường tác chiến: Đại diện Lục quân Mỹ cho biết, từng vị trí của tổ lái trên M1A2 SEP V3 đều được trang bị các thiết bị quan sát độc lập, như kính tiềm vọng hay kính hồng ngoại có tầm hoạt động vào khoảng hơn 4km, trong điều kiện cả ngày lẫn đêm hay trong môi trường nhiều khói bụi, bao quát một khoảng không gian rộng lớn. Các thiết bị này có thể tự động quét khu vực, tăng cường khả năng cảnh giác tình huống và chỉ thị mục tiêu từ xa, tự động chuyển thông tin về mục tiêu cho xạ thủ. M1A2 SEP V3 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 3km ban đêm và 1,2km trong điều kiện sương mù. Bên cạnh đó, thiết bị đo xa laser trên xe M1A2 SEP V3 sử dụng dioxit-carbon nên khả năng nhìn xuyên khói bụi trên chiến trường tốt hơn, với cực ly xục xạo phát hiện mục tiêu tới 8km.
Trong khi đó, các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga khẳng định, T-14 Armata được trang bị nhiều thiết bị quan sát quang, ảnh nhiệt kết hợp đo xa laze giúp cho nó có thể phát hiện mục tiêu ở điều kiện ban ngày cách 5km, ban đêm là 3,5km. Trong khi đó, việc được trang bị một hệ thống theo dõi và tìm diệt với tính năng chọn mục tiêu tự động, cho phép xạ thủ tự tin tiến lên phía trước chống lại nhiều mục tiêu kẻ thù. Sau khi tiêu diệt một mục tiêu, chỉ huy sẽ tiếp tục ra lệnh cho sĩ quan thuộc cấp dùng hệ thống này quan sát toàn bộ trận địa để nhắm đến nhiều mục tiêu, thậm chí ở tầm xa hơn trước khi khai hỏa phá hủy.
- Đối với vấn đề hỏa lực: M1A2 SEP V3 được trang bị pháo chính M256 nòng trơn 120mm, có thể bắn tất cả các loại đạn tiêu chuẩn NATO dành cho xe tăng với tầm bắn hiệu quả lên tới 4km. Ngoài ra, M1A2 SEP V3 còn được trang bị một trạm vũ khí điều khiển từ xa lắp đại liên 12,7mm. Trạm vũ khí được trang bị hệ thống tìm kiếm/chỉ thị mục tiêu độc lập cho phép tác chiến mà không phụ thuộc vào hệ thống quan sát của pháo chính.
Bên cạnh đó xe tăng còn được trang bị thêm 2 súng máy cỡ nòng 7,62mm, trong đó 1 súng được gắn đồng trục với pháo chính, khẩu còn lại gắn phía trên tháp pháo. Không chỉ dừng lại ở đó, M1A2 SEP V3 được trang bị hệ thống quản lý chiến trường kỹ thuật số cho phép chỉ huy theo dõi các lực lượng thân thiện và thù địch trên chiến trường. Hệ thống hoạt động theo thời gian thực, vị trí của xe luôn được cập nhật một cách liên tục giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống.
Trong khi xe tăng T-14 Armata được trang bị pháo chính cỡ 125mm, tuy nhiên do được thiết kế với 3 phần rõ ràng: Khoang tổ lái, khoang động lực và khoang hỏa lực nên nó có thể thay đổi cấu hình tùy biến đa dạng thậm chí có thể lắp được các loại pháo tăng cỡ lớn 140mm hoặc 152mm. Đây là yếu tố cần thiết để mở đường cho việc áp dụng các loại đạn pháo tăng có khả năng tự dẫn mới và tăng sức mạnh hỏa lực cơ bản của xe tăng. Bên cạnh đó, do nòng pháo của Armata dài hơn gần 1m so với các nòng pháo trên xe tăng thế hệ cũ nên nó có khả năng bắn được đạn xuyên giáp APFSDS, độ chính xác cũng cao hơn 15 - 17% so với các loại pháo 120mm của Mỹ.
Khi sử dụng đạn APDSDS kiểu mới 3BM-60, Armata có thể đủ sức bắn xuyên giáp M1A2 SEP V3 ngay từ phát đạn đầu tiên với xác xuất khoảng 60%. T-14 Armata cũng được trang bị súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy hạng nặng 12,7mm điều khiển từ xa trên nóc tháp pháo với trục quay độc lập cho pháo chính. Ngoài ra, Armata còn có thể triển khai tên lửa dẫn đường chống tăng với cự ly tác chiến là 5km, Armata đủ sức bắn hạ những loại máy bay trực thăng tầm thấp.
Lieu sieu tang M1A2 SEP V3 My co ha guc duoc T-14 Armata?-Hinh-4
 T-14 Armata trong lễ duyệt binh. Ảnh: Russiainside
- Đối với khả năng phòng hộ: Xe tăng T-14 Armata được bảo vệ bởi hệ thống phòng hộ chủ động và các giáp phản ứng nổ. Theo đó, T-14 Armata được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Aghanit với nhiều tính năng độc đáo.
Aghanit có khả năng ngăn chặn nhiều loại đạn chống tăng hóa năng tấn công xe tăng bằng đầu đạn hạt nhân với hiệu ứng nổ định hướng khác biệt so với đạn chùm của hệ thống Arena (E) thế hệ trước. Bộ phận phóng đạn bao gồm giá trục quay 3 bậc tự do, theo mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang cung cấp khả năng bảo vệ hoàn toàn bán cầu trước của xe tăng. Ngoài ra, do sử dụng sóng radar băng tần mm, nên Aghanit đảm bảo khả năng ngăn chặn các loại đạn chống tăng có sơ tốc tới 1.700m/giây ở khoảng cách 15 - 20m.
Giáp chính trên Armata được làm từ hợp kim thép 44S-sv-Sh phát triển bởi OJSC NII Steel. Công nghệ thép mới này cho phép duy trì khả năng bảo vệ tương đương loại giáp cũ, nhưng trọng lượng giảm từ 15 - 20%. Nhờ đó, Armata dù có tăng kích thước nhưng tổng trọng lượng toàn xe vẫn không tăng quá nhiều.
Ngoài ra, Armata còn được trang bị thêm các giáp phản ứng nổ (ERA) thế hệ mới với 2 khối chính bảo vệ tháp pháo, thân xe. Với tổng khối lượng khoảng 1 tấn, hệ thống giáp này giúp Aramta đối phó tốt với các loại đạn hóa năng sử dụng hiệu ứng nổ lõm và ngăn chặn 1 phần sức xuyên phá động năng của đạn chống tăng dưới cỡ dạng thanh xuyên. Phần đuôi xe, phía sau tháp pháo được lắp giáp lồng làm từ thép thanh được gia cường giúp giảm thiểu khả năng thiệt hại trong các môi trường tác chiến chật hẹp như đô thị và đồi núi.
Nhìn chung, giáp bảo vệ - hỏa lực - cơ động của T14 Armata nhỉnh hơn rõ rệt so với M1 Abrams nâng cấp. Có lẽ Abrams có thể "ăn đứt" được T14 trong một cuộc "solo" hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào kíp lái. 
Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)