Vì sao thọc tay vào kim loại nóng chảy mà không bị bỏng?

Google News

Người đàn ông dùng tay không chém ngang dòng kim loại nóng đỏ rực 1.400OC, người khác thọc tay vào nồi chì lỏng, có đầu bếp lại thò tay vào nước sôi để đảo thức ăn mà không hề bị bỏng.

Vi sao thoc tay vao kim loai nong chay ma khong bi bong?
Gần đây, cư dân mạng lại chia sẻ câu chuyện của ông Prem Kumar (65 tuổi) - một đầu bếp tại New Delhi, Ấn Độ với tài năng đặc biệt. Theo đó, ông sở hữu khả năng đủ khiến người xem phải thót tim: dùng tay không nhúng vào chảo dầu sôi để chiên cá.
Trong khi đó, cộng động mạng cũng tỏ ra ngạc nhiên khi xem clip quay lại cảnh một người đàn ông dùng tay không nhiều lần chém đứt ngang dòng kim loại nóng rực hơn nghìn độ mà không hề biến sắc mặt.
Thực chất, việc nhúng tay vào nước nóng trên 60 độ C đã có khả năng gây bỏng cho chúng ta. Chính vì thế, việc nhúng tay các chất lỏng có nhiệt độ sôi cao hơn như dầu sôi (khoảng 200 độ C) đều vô cùng nguy hiểm.
Các chuyên gia lí giải sự bình an vô sự trước dòng kim loại nóng đỏ, hoặc thọc tay vào dầu sôi mà không bị bỏng có thể là do hiệu ứng đặc biệt mang tên Leidenfrost.
Clip dùng tay không cắt ngang dòng kim loại nóng
Năm 1796, một bác sĩ người Đức là Johann Gottlob Leidenfrost đã phát hiện ra hiện tượng vật chất này. Cụ thể, ông quan sát và thấy rằng khi chất lỏng tiếp xúc với mặt phẳng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi vật lý của nó, bản thân chất lỏng ấy sẽ tạo ra một lớp hơi bảo vệ xung quanh khiến nó không bị sôi nhanh chóng và bốc hơi ngay lập tức.
Chính vì thế mà mới có hiện tượng khi nhỏ nước vào chảo sôi, giọt nước chuyển động liên tục quanh lòng chảo và bị bốc hơi rất chậm. Từ đó, Johann Gottlob Leidenfrost nhận định ra một hiện tượng vật lý mới. Sau đó nó được đặt theo tên của ông và trở thành Hiệu ứng Leidenfrost như giới chuyên gia vẫn thường xuyên nhắc đến ngày nay.
Theo đó, khi chất lỏng cụ thể là nước tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của nó, bản thân nó sẽ sản sinh ra lớp hơi bao bọc bên ngoài, đóng vai trò là lớp cách nhiệt, ngăn giọt nước bị sôi lên.
Thậm chí, lớp hơi cách nhiệt này còn có tác dụng ngăn cản quá trình bay hơi diễn ra, khiến nước bay hơi chậm hơn nhiều so với khi tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ tiệm cận nhiệt độ sôi của nó. Bạn có thể nhận thấy rõ ràng nếu tự mình kiểm nghiệm: Giọt nước rơi vào chảo nóng (200 độ C) bay hơi rất chậm, thậm chí có thể lơ lửng do có lớp hơi cách nhiệt phía dưới.
Nhờ phát hiện của bác sĩ Johann Gottlob Leidenfrost, hiệu ứng vật chất này được giới khoa học phát triển và trở nên phổ biến trong đời sống con người. Cụ thể là trong ngành nấu nướng. Giờ đây, các đầu bếp không còn e ngại khi dùng tay không tiếp xúc với những bề mặt có nhiệt độ cao, thậm chí có thể nhúng tay vào… chì lỏng – với nhiệt độ sôi khoảng 450 độ C.
Chỉ cần nhúng tay vào nước lạnh trước khi tiếp xúc với những vật dụng, bề mặt nóng, bàn tay bạn sẽ được bảo vệ bởi lớp cách nhiệt sản sinh từ hơi nước.
Tuy nhiên việc đưa tay qua dòng kim loại lỏng, nước sôi phải rất nhanh nếu không nhiều khả năng bàn tay sẽ bị bỏng nặng. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên làm theo vì nó rất nguy hiểm.

Theo Tienphong

>> xem thêm

Bình luận(0)