1. Trận chiến trên bộ đẫm máu nhất Stalingrad (tháng 8/1942 - tháng 2/1943). Trong cuộc chiến kéo dài 6 tháng đó, ban đầu phát xít Đức kiểm soát khu vực xung quanh Stalingrad cũng như 90% diện tích thành phố. Tuy nhiên, đến tháng 12/1942, tình hình chiến sự đã thay đổi khi quân đội Liên Xô nắm phần chủ động và từng bước đẩy lùi phát xít Đức. Kết thúc cuộc chiến, 1,5 triệu người chết, bị thương và mất tích. 2. Trận hải chiến lớn nhất - Vịnh Leyte (từ ngày 23-26/10/1944) giữa hải quân Nhật Bản với Hải quân Mỹ, Hải quân Hoàng gia Australia. Khi đó, phía Nhật Bản có 70 tàu chiến tấn công (gấp 10 lần số lượng của quân đồng minh) và số lượng máy bay chiến đấu nhiều gấp 5 lần. Mặc dù có lượng tàu chiến, máy bay áp đảo nhưng phát xít Nhật từng bước bị đánh bại. Theo ước tính, quân đồng minh đã đánh chìm hàng chục tàu trong đó có 4 tàu sân bay, 3 tàu chiến và bắn hạ khoảng 300 máy bay của Nhật Bản. Trong khi đó, quân đồng minh mất 6 tàu (trong đó có 3 tàu sân bay) và khoảng 200 máy bay.
3. Trận vây hãm lớn nhất Leningrad (tháng 9/1941 đến tháng 1/1944). Sau cuộc xâm lược Liên Xô của phát xít Đức vào tháng 6/1941, Leningrad đã bị đưa vào danh sách những mục tiêu quan trọng bị đánh chiếm do có nhiều hải cảng, công trình quan trọng. Khi quân đội Đức ở vùng ngoại ô Leningrad đã không kích nơi đây khiến nhiều công trình bị phá hủy, người dân lâm vào cảnh đói khát đến mức phải ăn bánh mì làm từ mùn cưa... Kết thúc cuộc vây hãm, phát xít Đức bại trận nhưng đã gây ra tổn thất nặng nề: 3 triệu binh sĩ Liên Xô, 1 triệu binh sĩ Đức thương vong, mất tích. Thêm vào đó, 600.000 người dân Leningrad đã thiệt mạng trong cuộc chiến đó và hàng trăm ngàn người phải đi sơ tán. 4. Trận chiến nhiều xe tăng nhất - Kursk (ngày 5/7 đến 16/7/1943). Vào mùa hè năm 1943, Adolf Hitler đã tìm cách chiếm lại thế chủ động trên mặt trận phía Đông bằng cách đánh bại quân đội Liên Xô xung quanh thị trấn Kursk. Vì vậy, Đức đã huy động 1 triệu binh sĩ và sử dụng 3.000 xe tăng tham gia cuộc tấn công mang tên Chiến dịch Citadel. Trong khi đó, Liên Xô có 2 triệu binh sĩ và 5.000 xe tăng. Với quân đội và vũ khí hùng hậu đó, cuộc chiến giữa phát xít Đức và Liên Xô đã gây ra hậu quả khủng khiếp cho cả 2 bên. Theo ước tính tổng thiệt hại hai bên phải gánh chịu đó là: 230.000 binh sĩ thiệt mạng, 3.000 xe tăng bị phá hủy.5. Cuộc xâm lược lớn nhất - Chiến dịch Barbarossa (từ ngày 22/6 đến ngày 5/12/1941) do Đức và các nước đồng minh đồng loạt tấn công Liên Xô. Khi đó, Đức có 3,2 triệu binh sĩ. Trong đó một nửa số binh lính đến từ Italy, Croatia, Romania, Hungary và Slovakia. Phát xít Đức còn có 4.000 máy bay hỗ trợ hoạt động của 4.300 xe tăng và phương tiện bọc thép để hỗ trợ chiến dịch chiến tranh chớp nhoáng của Hitler. Đương đầu với tình hình chiến sự trên, Liên Xô có 2,7 triệu binh sĩ. Trong trận chiến đó, Đức đã phải dừng cuộc chiến khi đặt chân đến bên ngoài thủ đô Moscow. Kết thúc cuộc chiến, phát xít Đức tổn thất 800.000 quân. Liên Xô bị thiệt hại hơn 5 triệu USD và hơn 3 triệu người bị bắt làm tù binh.
1. Trận chiến trên bộ đẫm máu nhất Stalingrad (tháng 8/1942 - tháng 2/1943). Trong cuộc chiến kéo dài 6 tháng đó, ban đầu phát xít Đức kiểm soát khu vực xung quanh Stalingrad cũng như 90% diện tích thành phố.
Tuy nhiên, đến tháng 12/1942, tình hình chiến sự đã thay đổi khi quân đội Liên Xô nắm phần chủ động và từng bước đẩy lùi phát xít Đức. Kết thúc cuộc chiến, 1,5 triệu người chết, bị thương và mất tích.
2. Trận hải chiến lớn nhất - Vịnh Leyte (từ ngày 23-26/10/1944) giữa hải quân Nhật Bản với Hải quân Mỹ, Hải quân Hoàng gia Australia. Khi đó, phía Nhật Bản có 70 tàu chiến tấn công (gấp 10 lần số lượng của quân đồng minh) và số lượng máy bay chiến đấu nhiều gấp 5 lần. Mặc dù có lượng tàu chiến, máy bay áp đảo nhưng phát xít Nhật từng bước bị đánh bại.
Theo ước tính, quân đồng minh đã đánh chìm hàng chục tàu trong đó có 4 tàu sân bay, 3 tàu chiến và bắn hạ khoảng 300 máy bay của Nhật Bản. Trong khi đó, quân đồng minh mất 6 tàu (trong đó có 3 tàu sân bay) và khoảng 200 máy bay.
3. Trận vây hãm lớn nhất Leningrad (tháng 9/1941 đến tháng 1/1944). Sau cuộc xâm lược Liên Xô của phát xít Đức vào tháng 6/1941, Leningrad đã bị đưa vào danh sách những mục tiêu quan trọng bị đánh chiếm do có nhiều hải cảng, công trình quan trọng. Khi quân đội Đức ở vùng ngoại ô Leningrad đã không kích nơi đây khiến nhiều công trình bị phá hủy, người dân lâm vào cảnh đói khát đến mức phải ăn bánh mì làm từ mùn cưa...
Kết thúc cuộc vây hãm, phát xít Đức bại trận nhưng đã gây ra tổn thất nặng nề: 3 triệu binh sĩ Liên Xô, 1 triệu binh sĩ Đức thương vong, mất tích. Thêm vào đó, 600.000 người dân Leningrad đã thiệt mạng trong cuộc chiến đó và hàng trăm ngàn người phải đi sơ tán.
4. Trận chiến nhiều xe tăng nhất - Kursk (ngày 5/7 đến 16/7/1943). Vào mùa hè năm 1943, Adolf Hitler đã tìm cách chiếm lại thế chủ động trên mặt trận phía Đông bằng cách đánh bại quân đội Liên Xô xung quanh thị trấn Kursk. Vì vậy, Đức đã huy động 1 triệu binh sĩ và sử dụng 3.000 xe tăng tham gia cuộc tấn công mang tên Chiến dịch Citadel.
Trong khi đó, Liên Xô có 2 triệu binh sĩ và 5.000 xe tăng. Với quân đội và vũ khí hùng hậu đó, cuộc chiến giữa phát xít Đức và Liên Xô đã gây ra hậu quả khủng khiếp cho cả 2 bên. Theo ước tính tổng thiệt hại hai bên phải gánh chịu đó là: 230.000 binh sĩ thiệt mạng, 3.000 xe tăng bị phá hủy.
5. Cuộc xâm lược lớn nhất - Chiến dịch Barbarossa (từ ngày 22/6 đến ngày 5/12/1941) do Đức và các nước đồng minh đồng loạt tấn công Liên Xô. Khi đó, Đức có 3,2 triệu binh sĩ. Trong đó một nửa số binh lính đến từ Italy, Croatia, Romania, Hungary và Slovakia. Phát xít Đức còn có 4.000 máy bay hỗ trợ hoạt động của 4.300 xe tăng và phương tiện bọc thép để hỗ trợ chiến dịch chiến tranh chớp nhoáng của Hitler.
Đương đầu với tình hình chiến sự trên, Liên Xô có 2,7 triệu binh sĩ. Trong trận chiến đó, Đức đã phải dừng cuộc chiến khi đặt chân đến bên ngoài thủ đô Moscow. Kết thúc cuộc chiến, phát xít Đức tổn thất 800.000 quân. Liên Xô bị thiệt hại hơn 5 triệu USD và hơn 3 triệu người bị bắt làm tù binh.