Fuji Rabbit là thương hiệu xe từng có quá khứ vang dội tại Việt Nam. Năm 1946, chiếc đầu tiên ra đời với tên gọi Rabbit S1, có động cơ 2 thì, 1 xi-lanh 135cc, 2 mã lực. Trọng lượng xe đạt 75kg và tốc độ đạt 60km/h. Điều đặc biệt, bánh trước của Rabbit S1 là bánh sau của một kiểu máy bay ném bom. Chiếc Rabbit này ra đời trước Vespa 6 tháng nên nhiều người tự hỏi Nhật hay Ý là người đầu tiên tung ra thị trường dòng scooter.Fuji Rabbit tiếp tục nâng cấp các mẫu xe, cho ra thị trường các kiểu xe khởi động máy bằng điện, hộp số tự động và bộ nhún giảm cân bằng thủy lực cùng với hơi ép. Trước khi dừng hoạt động vào năm 1968, hãng Fuji đã cho ra đời trên dưới 40 kiểu xe với động cơ từ 90-250cc. Ảnh: Xe Rabbit S601 1964 động cơ 2T 199cc 11 mã lực với 74.694 xe nhiều phiên bản khác nhau xuất xưởng từ 1962 đến 1968.Brigestone cũng là thương hiệu xe máy một thời đình đám ở Việt Nam. Ngay sau khi thành lập vào năm 1945, hãng cho ra đời mẫu xe giá rẻ BS21 "Bambi" với dung tích xi-lanh 26cc. Không chỉ bán ở Việt Nam, Brigestone còn tấn công các thị trường Anh, Mỹ, Đài Loan. Ảnh: Mẫu BS50 dành cho nữ của hãng Brigestone. Thương hiệu này buộc phải đóng cửa vào đầu thập kỷ 70 do sự sụt giảm doanh số và sự cạnh tranh khốc liệt của dòng động cơ 4 thì mà đi đầu là hãng Honda. Các dòng xe của Honda rất hữu dụng và tiết kiệm xăng. Ảnh: Mẫu BS350 GTO.Thương hiệu Yamaguchi bắt đầu sản xuất xe gắn máy vào những năm 1950 khi hợp tác cùng hãng Fuji. Sau đó, hàng loạt mẫu xe ra đời như: Yamaguchi PO50, Yamaguchi 80cc, Yamaguchi 330 125cc, Yamaguchi VC 125cc Deluxe. Ảnh: Mẫu Yamaguchi 80cc. Năm 1963, hãng Yamaguchi lâm vào khủng hoảng và buộc phải đóng cửa do các khoản nợ lớn với ngân hàng và sụt giảm doanh số. Mẫu Yamaguchi SPB50 là một trong những mẫu xe cuối cùng của hãng này. Ảnh: Mẫu Yamaguchi SPB50. Sau khi Yamaguchi phá sản, năm 1963, hãng Tabaco tự thiết kế khung xe và đặt máy Hodaka tại Nhật, từ đó cho ra đời mẫu xe Tabaco & Hodaka. Trước đó, Tabaco chỉ nhập và bán các dòng xe của Yamaguchi. Ảnh: Mẫu xe đầu tiên được bán ở Mỹ của Tabaco & Hodaka.Sự hình thành và mở rộng thị trường kinh doanh của tứ đại gia Motor Nhật bản với công nghệ tốt hơn, rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn đã khiến doanh số của Tabaco & Hodaka sụt giảm nghiêm trọng. Công ty Tabaco & Hodaka bị mua lại bởi tập đoàn Shell Oil và chính thức đóng cửa vào năm 1978 do không đảm bảo lợi nhuận. Ảnh: Mẫu xe 250cc trong tình trạng khá nguyên vẹn. Thương hiệu Asahi của hãng Miyata chính thức có mặt trên thị trường vào năm 1910 khi hãng cho ra đời mẫu mô tô đầu tiên, trước đó hãng chỉ chuyên sản xuất xe đạp. Đây là hãng xe chuyên cung cấp xe gắn máy cho quân đội trong suốt Chiến tranh thế giới 2. Ảnh: Mẫu Miyata FB-II 1954 được dùng trong quân đội. Mặc dù công việc tìm kiếm thị trường mới trên đà phát triển mạnh nhưng HĐQT công ty vẫn quyết định đóng cửa bộ phận sản xuất xe mô tô vào cuối năm 1959. Ảnh: Mẫu Miyaped cạnh tranh với Motobecan của Pháp. Tohatsu là hãng chuyên sản xuất động cơ tàu thủy, tàu du lịch, máy bơm nước cứu hỏa, xe cứu hỏa cỡ nhỏ, máy bơm nước dùng trong xây dựng và sản xuất nông nghiệp nhưng cũng dấn thân vào lĩnh vực sản xuất mô tô. Chiếc Tohatsu 125 PK56A sản xuất năm 1956 và những dòng xe sau đó được người dân Nhật rất ưa chuộng. Ảnh: Tohatsu-BCb 36cc dùng cho thị trường nội địa Nhật. Marketing yếu kém và chậm so với Honda, Suzuki, các mẫu xe kiểu dáng không bắt mắt mà giá thành lại cao khiến hãng xe này buộc phải đóng cửa nhà máy sản xuất xe 2 bánh trong năm 1966. Ảnh: Mẫu xe Runpet CA2 đi đầu trong công nghiệp 2 thì tân tiến nhất Nhật Bản lúc bấy giờ.
Fuji Rabbit là thương hiệu xe từng có quá khứ vang dội tại Việt Nam. Năm 1946, chiếc đầu tiên ra đời với tên gọi Rabbit S1, có động cơ 2 thì, 1 xi-lanh 135cc, 2 mã lực. Trọng lượng xe đạt 75kg và tốc độ đạt 60km/h. Điều đặc biệt, bánh trước của Rabbit S1 là bánh sau của một kiểu máy bay ném bom. Chiếc Rabbit này ra đời trước Vespa 6 tháng nên nhiều người tự hỏi Nhật hay Ý là người đầu tiên tung ra thị trường dòng scooter.
Fuji Rabbit tiếp tục nâng cấp các mẫu xe, cho ra thị trường các kiểu xe khởi động máy bằng điện, hộp số tự động và bộ nhún giảm cân bằng thủy lực cùng với hơi ép. Trước khi dừng hoạt động vào năm 1968, hãng Fuji đã cho ra đời trên dưới 40 kiểu xe với động cơ từ 90-250cc. Ảnh: Xe Rabbit S601 1964 động cơ 2T 199cc 11 mã lực với 74.694 xe nhiều phiên bản khác nhau xuất xưởng từ 1962 đến 1968.
Brigestone cũng là thương hiệu xe máy một thời đình đám ở Việt Nam. Ngay sau khi thành lập vào năm 1945, hãng cho ra đời mẫu xe giá rẻ BS21 "Bambi" với dung tích xi-lanh 26cc. Không chỉ bán ở Việt Nam, Brigestone còn tấn công các thị trường Anh, Mỹ, Đài Loan. Ảnh: Mẫu BS50 dành cho nữ của hãng Brigestone.
Thương hiệu này buộc phải đóng cửa vào đầu thập kỷ 70 do sự sụt giảm doanh số và sự cạnh tranh khốc liệt của dòng động cơ 4 thì mà đi đầu là hãng Honda. Các dòng xe của Honda rất hữu dụng và tiết kiệm xăng. Ảnh: Mẫu BS350 GTO.
Thương hiệu Yamaguchi bắt đầu sản xuất xe gắn máy vào những năm 1950 khi hợp tác cùng hãng Fuji. Sau đó, hàng loạt mẫu xe ra đời như: Yamaguchi PO50, Yamaguchi 80cc, Yamaguchi 330 125cc, Yamaguchi VC 125cc Deluxe. Ảnh: Mẫu Yamaguchi 80cc.
Năm 1963, hãng Yamaguchi lâm vào khủng hoảng và buộc phải đóng cửa do các khoản nợ lớn với ngân hàng và sụt giảm doanh số. Mẫu Yamaguchi SPB50 là một trong những mẫu xe cuối cùng của hãng này. Ảnh: Mẫu Yamaguchi SPB50.
Sau khi Yamaguchi phá sản, năm 1963, hãng Tabaco tự thiết kế khung xe và đặt máy Hodaka tại Nhật, từ đó cho ra đời mẫu xe Tabaco & Hodaka. Trước đó, Tabaco chỉ nhập và bán các dòng xe của Yamaguchi. Ảnh: Mẫu xe đầu tiên được bán ở Mỹ của Tabaco & Hodaka.
Sự hình thành và mở rộng thị trường kinh doanh của tứ đại gia Motor Nhật bản với công nghệ tốt hơn, rẻ hơn, mẫu mã đa dạng hơn đã khiến doanh số của Tabaco & Hodaka sụt giảm nghiêm trọng. Công ty Tabaco & Hodaka bị mua lại bởi tập đoàn Shell Oil và chính thức đóng cửa vào năm 1978 do không đảm bảo lợi nhuận. Ảnh: Mẫu xe 250cc trong tình trạng khá nguyên vẹn.
Thương hiệu Asahi của hãng Miyata chính thức có mặt trên thị trường vào năm 1910 khi hãng cho ra đời mẫu mô tô đầu tiên, trước đó hãng chỉ chuyên sản xuất xe đạp. Đây là hãng xe chuyên cung cấp xe gắn máy cho quân đội trong suốt Chiến tranh thế giới 2. Ảnh: Mẫu Miyata FB-II 1954 được dùng trong quân đội.
Mặc dù công việc tìm kiếm thị trường mới trên đà phát triển mạnh nhưng HĐQT công ty vẫn quyết định đóng cửa bộ phận sản xuất xe mô tô vào cuối năm 1959. Ảnh: Mẫu Miyaped cạnh tranh với Motobecan của Pháp.
Tohatsu là hãng chuyên sản xuất động cơ tàu thủy, tàu du lịch, máy bơm nước cứu hỏa, xe cứu hỏa cỡ nhỏ, máy bơm nước dùng trong xây dựng và sản xuất nông nghiệp nhưng cũng dấn thân vào lĩnh vực sản xuất mô tô. Chiếc Tohatsu 125 PK56A sản xuất năm 1956 và những dòng xe sau đó được người dân Nhật rất ưa chuộng. Ảnh: Tohatsu-BCb 36cc dùng cho thị trường nội địa Nhật.
Marketing yếu kém và chậm so với Honda, Suzuki, các mẫu xe kiểu dáng không bắt mắt mà giá thành lại cao khiến hãng xe này buộc phải đóng cửa nhà máy sản xuất xe 2 bánh trong năm 1966. Ảnh: Mẫu xe Runpet CA2 đi đầu trong công nghiệp 2 thì tân tiến nhất Nhật Bản lúc bấy giờ.