Với chiều dài 400 m, chiều rộng 59 m, và trọng lượng 55.000 tấn khi chưa chất hàng, Maersk Mc-Kinney Moeller chính là con tàu container lớn nhất thế giới. Con tàu này có khả năng vận chuyển cùng lúc 18.000 container đi xuyên đại dương. Chủ sở hữu của con tàu là công ty A.P. Moeller-Maersk A/S có trụ sở ở Copenhagen, Đan Mạch. Công ty này đang đặt đóng thêm 19 con tàu còn có tên gọi là Triple E này trong vòng 2 năm tới, mỗi con tàu có giá 185 triệu USD. Trong ảnh, tàu Maersk Mc-Kinney Moeller đang đậu ở bến cảng Port of Bremerhaven của Đức hôm 11/11.
Những con tàu chở container lớn nhất thế giới được Maerks đặt hàng đang được đóng ở Okpo, Hàn Quốc, bởi công ty Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, trước đây là một nhánh của tập đoàn Daewoo. Trong ảnh, container chở hàng đang được dỡ từ tàu Maersk Mc-Kinney Moeller.
Các hãng vận tải biển như Maersk đang tìm cách tăng cường hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng những con tàu có kích thước ngày càng lớn. Chính vì vậy, các cảng container ở nhiều nơi đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển những bến cảng nước sâu hơn, lắp đặt cần cầu lớn hơn, cầu tàu dài hơn, và sân chứa container lớn hơn… nhằm tránh bị loại ra khỏi tuyến thương mại Á-Âu lớn nhất thế giới. Trong ảnh, container chở hàng xếp ở cảng Bremerhaven của Đức.
Các bến cảng ở châu Âu đã cam kết đầu tư 10 tỷ Euro, tương đương 13,3 tỷ USD, vào các dự án nâng cấp để cải thiện khả năng đón tiếp những con tàu container “khủng” nhất thế giới. Trong ảnh, ông Niels Vestergaard Pedersen, thuyền trưởng của tàu Mc-Kinney Moeller, chụp ảnh trong buồng điều khiển tàu.
Hồi tháng 5, cảng lớn nhất châu Âu là cảng Rotterdam của Hà Lan đã đầu tư 1,55 tỷ Euro để nâng cấp. Trước đó, vào tháng 9/2012, cảng JadeWeserPort trị giá 1 tỷ USD của Đức bắt đầu đi vào hoạt động. Trong ảnh là bảng điều khiển của tàu Maersk Mc-Kinney Moeller.
Các cảng của nước Anh đã chi trên 1 tỷ Bảng, tương đương 1,52 tỷ USD, để nâng cấp nhằm đón tiếp những “siêu” tàu chở hàng thế hệ mới.
Trong ảnh là một biển báo trên tàu Maersk Mc-Kinney Moeller với nội dung: “Khóa cửa khi ở cảng, trên kênh đào Suez, và ở khu vực có cướp biển”.
Tập đoàn Maersk, chiếm 15% thị phần vận tải container toàn cầu, đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất nói chung của toàn ngành do đặt đóng tàu mới quá nhiều ngay trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong ảnh là một trong hai phòng động cơ trên tàu Mc-Kinney Moeller.
Các thủy thủ dùng tờ để đưa một thùng đựng phụ tùng vào phòng động cơ trên tàu Maersk Mc-Kinney Moeller.
Một kỹ sư chuẩn bị kiểm tra thiết bị trong phòng động cơ của tàu Maersk Mc-Kinney Moeller.
Container hàng hóa xếp trên tàu Maersk Mc-Kinney Moeller ở cảng Rotterdam, Hà Lan.
Một con thuyền nhỏ đang đến gần tàu Maersk Mc-Kinney Moeller khi tàu này đang xếp hàng ở cảng Rotterdam. Maersk Mc-Kinney Moeller khi tàu này di chuyển xuyên Biển Bắc giữa Rotterdam ở Hà Lan với Bremerhaven ở Đức hôm 10/11.
Với chiều dài 400 m, chiều rộng 59 m, và trọng lượng 55.000 tấn khi chưa chất hàng, Maersk Mc-Kinney Moeller chính là con tàu container lớn nhất thế giới. Con tàu này có khả năng vận chuyển cùng lúc 18.000 container đi xuyên đại dương. Chủ sở hữu của con tàu là công ty A.P. Moeller-Maersk A/S có trụ sở ở Copenhagen, Đan Mạch. Công ty này đang đặt đóng thêm 19 con tàu còn có tên gọi là Triple E này trong vòng 2 năm tới, mỗi con tàu có giá 185 triệu USD. Trong ảnh, tàu Maersk Mc-Kinney Moeller đang đậu ở bến cảng Port of Bremerhaven của Đức hôm 11/11.
Những con tàu chở container lớn nhất thế giới được Maerks đặt hàng đang được đóng ở Okpo, Hàn Quốc, bởi công ty Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, trước đây là một nhánh của tập đoàn Daewoo. Trong ảnh, container chở hàng đang được dỡ từ tàu Maersk Mc-Kinney Moeller.
Các hãng vận tải biển như Maersk đang tìm cách tăng cường hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng những con tàu có kích thước ngày càng lớn. Chính vì vậy, các cảng container ở nhiều nơi đã đầu tư hàng tỷ USD để phát triển những bến cảng nước sâu hơn, lắp đặt cần cầu lớn hơn, cầu tàu dài hơn, và sân chứa container lớn hơn… nhằm tránh bị loại ra khỏi tuyến thương mại Á-Âu lớn nhất thế giới. Trong ảnh, container chở hàng xếp ở cảng Bremerhaven của Đức.
Các bến cảng ở châu Âu đã cam kết đầu tư 10 tỷ Euro, tương đương 13,3 tỷ USD, vào các dự án nâng cấp để cải thiện khả năng đón tiếp những con tàu container “khủng” nhất thế giới. Trong ảnh, ông Niels Vestergaard Pedersen, thuyền trưởng của tàu Mc-Kinney Moeller, chụp ảnh trong buồng điều khiển tàu.
Hồi tháng 5, cảng lớn nhất châu Âu là cảng Rotterdam của Hà Lan đã đầu tư 1,55 tỷ Euro để nâng cấp. Trước đó, vào tháng 9/2012, cảng JadeWeserPort trị giá 1 tỷ USD của Đức bắt đầu đi vào hoạt động. Trong ảnh là bảng điều khiển của tàu Maersk Mc-Kinney Moeller.
Các cảng của nước Anh đã chi trên 1 tỷ Bảng, tương đương 1,52 tỷ USD, để nâng cấp nhằm đón tiếp những “siêu” tàu chở hàng thế hệ mới.
Trong ảnh là một biển báo trên tàu Maersk Mc-Kinney Moeller với nội dung: “Khóa cửa khi ở cảng, trên kênh đào Suez, và ở khu vực có cướp biển”.
Tập đoàn Maersk, chiếm 15% thị phần vận tải container toàn cầu, đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa công suất nói chung của toàn ngành do đặt đóng tàu mới quá nhiều ngay trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong ảnh là một trong hai phòng động cơ trên tàu Mc-Kinney Moeller.
Các thủy thủ dùng tờ để đưa một thùng đựng phụ tùng vào phòng động cơ trên tàu Maersk Mc-Kinney Moeller.
Một kỹ sư chuẩn bị kiểm tra thiết bị trong phòng động cơ của tàu Maersk Mc-Kinney Moeller.
Container hàng hóa xếp trên tàu Maersk Mc-Kinney Moeller ở cảng Rotterdam, Hà Lan.
Một con thuyền nhỏ đang đến gần tàu Maersk Mc-Kinney Moeller khi tàu này đang xếp hàng ở cảng Rotterdam.
Maersk Mc-Kinney Moeller khi tàu này di chuyển xuyên Biển Bắc giữa Rotterdam ở Hà Lan với Bremerhaven ở Đức hôm 10/11.