Đại diện Công ty JVE cho biết hệ thống trình diễn xử lý được chia thành 4 bể nhỏ để đặt máy Nano và tấm vật liệu Bioreactor. Bể đầu tiên là xử lý yếm khí, đặt tấm vật liệu kích hoạt vi sinh vật yếm khí. Bể tiếp theo đặt máy Nano nhằm kích hoạt vi sinh vật hiếu khí.Sau khi bùn hữu cơ được phân huỷ thì bùn vô cơ sẽ lắng đọng lại. Bể cuối cùng là bể nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam có thể dùng tắm rửa được.Quá trình nước thải sinh hoạt được xử lý trong 4 bể trình diễn chính là nguyên lý hoạt động của các máy Nano - Bioreactor đang hoạt động dưới lòng sông Tô Lịch từ nhiều ngày qua.Theo đó, quá trình phân hủy bùn hữu cơ thành bùn vô cơ dưới lòng sông, sản sinh ra vi sinh vật có lợi nhờ có khí Nano, từ đó triệt tiêu được mùi hôi thối khó chịu của dòng sông.Để chứng minh khả năng làm sạch và chất lượng nước, ông Kubo Jun, cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản trực tiếp xuống bể thành phẩm để ngâm mình, tắm cho phóng viên xem.Đồng thời ông mang mẫu nước lên để cho các phóng viên và người dân có thể thấy rõ được thành quả của việc trình diễn.Chuyên gia Nhật Bản ngâm mình dưới nước sông Tô Lịch."Khi tắm, tôi không còn ngửi thấy mùi hôi của nước thải sinh hoạt nữa, nước gần như không còn mùi. Về độ trong, chúng ta có thể thấy gần đạt độ như nước đóng chai đang bày bán trên thị trường", ông Kubo Jun nhận xét.Tiến sĩ người Nhật còn thoải mái rửa mặt.Gội đầu một cách rất sáng khoái bởi nguồn nước đã đạt Quy chuẩn Việt Nam.Dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản được bắt đầu vào hồi giữa tháng 5 với thời gian dự kiến là 2 tháng. Tuy nhiên, sự cố xả nước từ Hồ Tây vào đầu tháng 7 đã khiến dự án này phải thực hiện lại từ đầu. Dự kiến vào 17/9 tới, các đơn vị liên quan sẽ tiến hành lấy mẫu lần cuối và công bố kết quả của dự án này.Sau khoảng gần 10 phút ngụp lặn trong bể, ông Kubo Jun lên bờ.Đây là hai chai nước được Tiến sĩ Kubo Jun so sánh: một mẫu nước đóng chai uống được trên thị trường và một chai nước ông mang lên từ bề vừa tắm.Mẫu nước sau xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam (Bể số 4) rất trong và không còn mùi hôi.Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT công ty Cải thiện Môi trường Nhật Việt: “Việc tắm ngày hôm nay chuyên gia Nhật bản chỉ muốn chứng minh hiệu quả của việc làm sạch sông Tô Lịch. Các bể này chỉ là mô phỏng việc xử lý, khi tiến hành thì hệ thống này sẽ được đặt ngầm dưới lòng sông như hiện nay chúng tôi vẫn đang thực hiện."Clip chuyên gia Nhật Bản rửa mặt, tắm bằng nước sông Tô Lịch
Đại diện Công ty JVE cho biết hệ thống trình diễn xử lý được chia thành 4 bể nhỏ để đặt máy Nano và tấm vật liệu Bioreactor. Bể đầu tiên là xử lý yếm khí, đặt tấm vật liệu kích hoạt vi sinh vật yếm khí. Bể tiếp theo đặt máy Nano nhằm kích hoạt vi sinh vật hiếu khí.
Sau khi bùn hữu cơ được phân huỷ thì bùn vô cơ sẽ lắng đọng lại. Bể cuối cùng là bể nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam có thể dùng tắm rửa được.
Quá trình nước thải sinh hoạt được xử lý trong 4 bể trình diễn chính là nguyên lý hoạt động của các máy Nano - Bioreactor đang hoạt động dưới lòng sông Tô Lịch từ nhiều ngày qua.
Theo đó, quá trình phân hủy bùn hữu cơ thành bùn vô cơ dưới lòng sông, sản sinh ra vi sinh vật có lợi nhờ có khí Nano, từ đó triệt tiêu được mùi hôi thối khó chịu của dòng sông.
Để chứng minh khả năng làm sạch và chất lượng nước, ông Kubo Jun, cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản trực tiếp xuống bể thành phẩm để ngâm mình, tắm cho phóng viên xem.
Đồng thời ông mang mẫu nước lên để cho các phóng viên và người dân có thể thấy rõ được thành quả của việc trình diễn.
Chuyên gia Nhật Bản ngâm mình dưới nước sông Tô Lịch.
"Khi tắm, tôi không còn ngửi thấy mùi hôi của nước thải sinh hoạt nữa, nước gần như không còn mùi. Về độ trong, chúng ta có thể thấy gần đạt độ như nước đóng chai đang bày bán trên thị trường", ông Kubo Jun nhận xét.
Tiến sĩ người Nhật còn thoải mái rửa mặt.
Gội đầu một cách rất sáng khoái bởi nguồn nước đã đạt Quy chuẩn Việt Nam.
Dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản được bắt đầu vào hồi giữa tháng 5 với thời gian dự kiến là 2 tháng. Tuy nhiên, sự cố xả nước từ Hồ Tây vào đầu tháng 7 đã khiến dự án này phải thực hiện lại từ đầu. Dự kiến vào 17/9 tới, các đơn vị liên quan sẽ tiến hành lấy mẫu lần cuối và công bố kết quả của dự án này.
Sau khoảng gần 10 phút ngụp lặn trong bể, ông Kubo Jun lên bờ.
Đây là hai chai nước được Tiến sĩ Kubo Jun so sánh: một mẫu nước đóng chai uống được trên thị trường và một chai nước ông mang lên từ bề vừa tắm.
Mẫu nước sau xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam (Bể số 4) rất trong và không còn mùi hôi.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT công ty Cải thiện Môi trường Nhật Việt: “Việc tắm ngày hôm nay chuyên gia Nhật bản chỉ muốn chứng minh hiệu quả của việc làm sạch sông Tô Lịch. Các bể này chỉ là mô phỏng việc xử lý, khi tiến hành thì hệ thống này sẽ được đặt ngầm dưới lòng sông như hiện nay chúng tôi vẫn đang thực hiện."
Clip chuyên gia Nhật Bản rửa mặt, tắm bằng nước sông Tô Lịch