Theo kế hoạch, sáng 28/2, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan tới ông Trương Duy Nhất (Cựu Trưởng Văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại khu vực Trung Trung bộ) ra xét xử sơ thẩm do có hành vi bán trụ sở của báo tại TP Đà Nẵng trái quy định. (Ảnh: BCA)Cáo trạng xác định, tháng 10/1996, báo Đại Đoàn Kết có công văn gửi UBND TP Đà Nẵng đề nghị được cấp (hoặc thuê) một căn nhà tại địa điểm thuận lợi ở trung tâm TP Đà Nẵng để làm trụ sở văn phòng đại diện. Báo không có chủ trương xin mua nhà công sản và giao cho ông Nhất liên hệ với chính quyền địa phương xin địa điểm thích hợp đặt trụ sở văn phòng đại diện.Tại thời điểm trên, ông Nhất biết UBND TP Đà Nẵng có chủ trương sắp xếp, xử lý nhà, đất công sản trên địa bàn TP, trong đó có áp dụng chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo nghị định 61 của Chính phủ được điều chỉnh hệ số sinh lợi và áp dụng giá ưu đãi.Do đó, ông Nhất đã ký 3 văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng xin mua nhà, đất theo diện công sản, không áp dụng hệ số sinh lời với lý do để làm văn phòng đại diện cho báo.Sau khi được UBND TP Đà Nẵng có quyết định đồng ý bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản với giá ưu đãi là hơn 674 triệu đồng cho báo Đại Đoàn Kết, ông Nhất đã ký hợp đồng nguyên tắc với ông Phan Văn Anh Vũ (Giám đốc Công ty Xây dựng 79), thay báo Đại Đoàn Kết nộp tiền vào ngân sách nhà nước, sang tên nhà, đất trên cho công ty của ông Vũ bằng giá mua của nhà nước. (ông Trương Duy Nhất (bên trái) và ông Phan Văn Anh Vũ (bên phải).Ngoài ra, để hợp thức nội dung đã thỏa thuận từ trước với Vũ, tháng 4/2004, ông Nhất ký báo cáo gửi lãnh đạo báo có nội dung: “Quan hệ với công ty Xây dựng 79, họ đã tác động giúp cho Văn phòng Trung Trung Bộ đứng tên mua căn cấp 4 (nhà công sản) của UBND TP Đà Nẵng tại 82 Trần Quốc Toản. Hai bên đã bàn bạc và đi đến ký kết hợp đồng nguyên tắc……công ty 79 thay ta bỏ ra toàn bộ số tiền để nộp vào tài khoản của TP. Sau đó ta làm thủ tục bán và sang tên cho họ. Bù lại, ta sẽ được quyền sử dụng toàn bộ diện tích tầng 1 của ngôi nhà để làm trụ sở văn phòng mà không phải tốn bất cứ một khoản phí tổn gì...”. (Ảnh: FBNV)Cơ quan tố tụng xác định, ông Nhất chuyển nhượng nhà đất 82 Trần Quốc Toản đã giúp ông Vũ mua được nhà đất công sản không đúng đối tượng, hành vi làm trái công vụ này đã gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 13 tỷ đồng. (Ảnh: Zing)Cũng theo cao trạng, tại thời điểm đó, 2 lãnh đạo của báo Đại Đoàn Kết là ông Lê Quang Trang và Bùi Thượng Toàn (Tổng Biên tập và Phó Tổng biên tập) có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng mức độ hành vi chưa đến mức xử lý hình sự nên không đề cập trong vụ án. (Ảnh: Zing)
Khởi tố, khám xét nơi ở ông Trương Duy Nhất. (Nguồn: VTC)
Theo kế hoạch, sáng 28/2, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan tới ông Trương Duy Nhất (Cựu Trưởng Văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại khu vực Trung Trung bộ) ra xét xử sơ thẩm do có hành vi bán trụ sở của báo tại TP Đà Nẵng trái quy định. (Ảnh: BCA)
Cáo trạng xác định, tháng 10/1996, báo Đại Đoàn Kết có công văn gửi UBND TP Đà Nẵng đề nghị được cấp (hoặc thuê) một căn nhà tại địa điểm thuận lợi ở trung tâm TP Đà Nẵng để làm trụ sở văn phòng đại diện. Báo không có chủ trương xin mua nhà công sản và giao cho ông Nhất liên hệ với chính quyền địa phương xin địa điểm thích hợp đặt trụ sở văn phòng đại diện.
Tại thời điểm trên, ông Nhất biết UBND TP Đà Nẵng có chủ trương sắp xếp, xử lý nhà, đất công sản trên địa bàn TP, trong đó có áp dụng chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo nghị định 61 của Chính phủ được điều chỉnh hệ số sinh lợi và áp dụng giá ưu đãi.
Do đó, ông Nhất đã ký 3 văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng xin mua nhà, đất theo diện công sản, không áp dụng hệ số sinh lời với lý do để làm văn phòng đại diện cho báo.
Sau khi được UBND TP Đà Nẵng có quyết định đồng ý bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản với giá ưu đãi là hơn 674 triệu đồng cho báo Đại Đoàn Kết, ông Nhất đã ký hợp đồng nguyên tắc với ông Phan Văn Anh Vũ (Giám đốc Công ty Xây dựng 79), thay báo Đại Đoàn Kết nộp tiền vào ngân sách nhà nước, sang tên nhà, đất trên cho công ty của ông Vũ bằng giá mua của nhà nước. (ông Trương Duy Nhất (bên trái) và ông Phan Văn Anh Vũ (bên phải).
Ngoài ra, để hợp thức nội dung đã thỏa thuận từ trước với Vũ, tháng 4/2004, ông Nhất ký báo cáo gửi lãnh đạo báo có nội dung: “Quan hệ với công ty Xây dựng 79, họ đã tác động giúp cho Văn phòng Trung Trung Bộ đứng tên mua căn cấp 4 (nhà công sản) của UBND TP Đà Nẵng tại 82 Trần Quốc Toản. Hai bên đã bàn bạc và đi đến ký kết hợp đồng nguyên tắc…
…công ty 79 thay ta bỏ ra toàn bộ số tiền để nộp vào tài khoản của TP. Sau đó ta làm thủ tục bán và sang tên cho họ. Bù lại, ta sẽ được quyền sử dụng toàn bộ diện tích tầng 1 của ngôi nhà để làm trụ sở văn phòng mà không phải tốn bất cứ một khoản phí tổn gì...”. (Ảnh: FBNV)
Cơ quan tố tụng xác định, ông Nhất chuyển nhượng nhà đất 82 Trần Quốc Toản đã giúp ông Vũ mua được nhà đất công sản không đúng đối tượng, hành vi làm trái công vụ này đã gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 13 tỷ đồng. (Ảnh: Zing)
Cũng theo cao trạng, tại thời điểm đó, 2 lãnh đạo của báo Đại Đoàn Kết là ông Lê Quang Trang và Bùi Thượng Toàn (Tổng Biên tập và Phó Tổng biên tập) có dấu hiệu phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng mức độ hành vi chưa đến mức xử lý hình sự nên không đề cập trong vụ án. (Ảnh: Zing)
Khởi tố, khám xét nơi ở ông Trương Duy Nhất. (Nguồn: VTC)