Khoảng 8h15 sáng 10/10, tại dốc Bù Bài, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ cháy xe máy. Chiếc xe do một người phụ nữ (chưa rõ danh tính) ở huyện Quỳ Châu điều khiển.Thời điểm trên, người phụ nữ mặc áo mưa điều khiển xe máy , do bất cẩn bị áo quấn vào bánh xe. Không làm chủ được tay lái, chiếc xe máy cùng người phụ nữ đã bị ngã xuống đường. Sau cú ngã, chiếc xe máy bất ngờ bốc cháy dữ dội. May mắn, người phụ nữ đã kịp thoát ra ngoài và chỉ bị thương nhẹ ở chân. Nguyên nhân vụ cháy đang được làm rõ.Trước đó, ngày 3/5, em Võ Văn Tuấn (SN 2005, xã An Phú, TP. Pleiku) điều khiển xe máy BKS 81FD-6600 trên đường Lê Duẩn thì nhận thấy chiếc xe bị rò xăng ra ngoài nên dừng lại kiểm tra. Tuy nhiên sau đó ngọn lửa bùng lên làm cháy xe.Sáng 26/4, một chiếc xe máy hiệu Honda SH do một nam thanh niên điều khiển đang di chuyển trên cầu Nhật Tân hướng từ Đông Anh về trung tâm thành phố Hà Nội bỗng bốc cháy dữ dội. Vụ việc khi đó khiến nhiều người hoang mang khi bất cứ chiếc xe nào cũng có nguy cơ cháy nổ ngay cả khi đang di chuyển trên đường.Chiều ngày 21/4, một chiếc xe máy tay ga AirBlade do một người phụ nữ điều khiển đã bốc cháy trên đường Trần Văn Giàu (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM). Trước thời điểm xảy ra vụ cháy, người phụ nữ này đã ghé đổ xăng tại một cây xăng trên địa bàn tỉnh Long An. Sau khi di chuyển đoạn đường hơn chục cây số, xe bất ngờ bốc cháy.Trong tháng 4/2021, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 3 vụ cháy xe máy khi đang lưu thông trên đường. Cụ thể, tại phường Long Bình (TP.Biên Hòa) xảy ra 2 vụ cháy xe máy vào ngày 16/4 và 19/4 trên quốc lộ 1, đoạn đối điện Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và đoạn nút giao giữa quốc lộ 1 với đường Đặng Nguyên. Tại huyện Long Thành cũng xảy ra 1 vụ cháy xe máy vào ngày 13/4 trên đường Lê Duẩn (TT.Long Thành).Các vụ cháy xe máy không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có nguy cơ cháy lan sang các phương tiện giao thông khác, gây nguy hiểm cho người đi đường nếu không được dập tắt kịp thời. Vì bên trong xe máy luôn chứa nhiên liệu (xăng), vật dễ cháy (nệm mút, dây điện...) nên xe cháy rất nhanh, dễ cháy lan, khi dập được lửa thì chiếc xe cũng đã cháy trụi. Đặc biệt, nếu xe chở hóa chất dạng lỏng dễ bắt lửa thì ngọn lửa sẽ lan nhanh hơn nên rất nguy hiểm. Đa số các vụ cháy xe máy xảy ra xuất phát từ nguyên nhân sự cố trong hệ thống điện lúc vận hành, rò rỉ nhiên liệu hoặc xe bị quá nóng. Ngoài ra, việc để các thiết bị điện có pin bên trong như: điện thoại, laptop... trong cốp xe đang vận hành cũng làm tăng nguy cơ cháy xe do pin của các thiết bị trên tự bốc cháy do quá nóng. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chiếc xe đang đi thì bốc cháy như va chạm giao thông, chập cháy dây điện, bén lửa từ bên ngoài,... Tuy vậy, mọi đám cháy nói chung và cháy xe máy nói riêng phải hội tụ đủ hai yếu tố cơ bản là chất dẫn cháy và nguồn cháy. Chất dẫn cháy trên xe máy chính là xăng (đồng thời xăng cũng là chất cháy cùng với vỏ nhựa, cao su, dây điện, mút…). Còn nguồn cháy đa số là từ lửa, tia lửa điện và có thể xuất phát từ nhiệt, phát sinh rất đa dạng từ các nguyên nhân khác nhau. Hai thành phần này phải xuất hiện cùng lúc và tiếp xúc trực tiếp với nhau tạo thành đám cháy, sau đó lan đến các chất dễ cháy trên thân xe. Nếu hai yếu tố trên không xảy ra đồng thời thì chiếc xe không thể tự cháy. >>> Mời độc giả xem thêm video Xe máy bốc cháy, người đàn ông đổ nước dập lửa. Nguồn: THĐT
Khoảng 8h15 sáng 10/10, tại dốc Bù Bài, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An xảy ra vụ cháy xe máy. Chiếc xe do một người phụ nữ (chưa rõ danh tính) ở huyện Quỳ Châu điều khiển.
Thời điểm trên, người phụ nữ mặc áo mưa điều khiển xe máy , do bất cẩn bị áo quấn vào bánh xe. Không làm chủ được tay lái, chiếc xe máy cùng người phụ nữ đã bị ngã xuống đường. Sau cú ngã, chiếc xe máy bất ngờ bốc cháy dữ dội. May mắn, người phụ nữ đã kịp thoát ra ngoài và chỉ bị thương nhẹ ở chân. Nguyên nhân vụ cháy đang được làm rõ.
Trước đó, ngày 3/5, em Võ Văn Tuấn (SN 2005, xã An Phú, TP. Pleiku) điều khiển xe máy BKS 81FD-6600 trên đường Lê Duẩn thì nhận thấy chiếc xe bị rò xăng ra ngoài nên dừng lại kiểm tra. Tuy nhiên sau đó ngọn lửa bùng lên làm cháy xe.
Sáng 26/4, một chiếc xe máy hiệu Honda SH do một nam thanh niên điều khiển đang di chuyển trên cầu Nhật Tân hướng từ Đông Anh về trung tâm thành phố Hà Nội bỗng bốc cháy dữ dội. Vụ việc khi đó khiến nhiều người hoang mang khi bất cứ chiếc xe nào cũng có nguy cơ cháy nổ ngay cả khi đang di chuyển trên đường.
Chiều ngày 21/4, một chiếc xe máy tay ga AirBlade do một người phụ nữ điều khiển đã bốc cháy trên đường Trần Văn Giàu (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM). Trước thời điểm xảy ra vụ cháy, người phụ nữ này đã ghé đổ xăng tại một cây xăng trên địa bàn tỉnh Long An. Sau khi di chuyển đoạn đường hơn chục cây số, xe bất ngờ bốc cháy.
Trong tháng 4/2021, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 3 vụ cháy xe máy khi đang lưu thông trên đường. Cụ thể, tại phường Long Bình (TP.Biên Hòa) xảy ra 2 vụ cháy xe máy vào ngày 16/4 và 19/4 trên quốc lộ 1, đoạn đối điện Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và đoạn nút giao giữa quốc lộ 1 với đường Đặng Nguyên. Tại huyện Long Thành cũng xảy ra 1 vụ cháy xe máy vào ngày 13/4 trên đường Lê Duẩn (TT.Long Thành).
Các vụ cháy xe máy không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có nguy cơ cháy lan sang các phương tiện giao thông khác, gây nguy hiểm cho người đi đường nếu không được dập tắt kịp thời. Vì bên trong xe máy luôn chứa nhiên liệu (xăng), vật dễ cháy (nệm mút, dây điện...) nên xe cháy rất nhanh, dễ cháy lan, khi dập được lửa thì chiếc xe cũng đã cháy trụi. Đặc biệt, nếu xe chở hóa chất dạng lỏng dễ bắt lửa thì ngọn lửa sẽ lan nhanh hơn nên rất nguy hiểm.
Đa số các vụ cháy xe máy xảy ra xuất phát từ nguyên nhân sự cố trong hệ thống điện lúc vận hành, rò rỉ nhiên liệu hoặc xe bị quá nóng. Ngoài ra, việc để các thiết bị điện có pin bên trong như: điện thoại, laptop... trong cốp xe đang vận hành cũng làm tăng nguy cơ cháy xe do pin của các thiết bị trên tự bốc cháy do quá nóng.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chiếc xe đang đi thì bốc cháy như va chạm giao thông, chập cháy dây điện, bén lửa từ bên ngoài,... Tuy vậy, mọi đám cháy nói chung và cháy xe máy nói riêng phải hội tụ đủ hai yếu tố cơ bản là chất dẫn cháy và nguồn cháy.
Chất dẫn cháy trên xe máy chính là xăng (đồng thời xăng cũng là chất cháy cùng với vỏ nhựa, cao su, dây điện, mút…). Còn nguồn cháy đa số là từ lửa, tia lửa điện và có thể xuất phát từ nhiệt, phát sinh rất đa dạng từ các nguyên nhân khác nhau. Hai thành phần này phải xuất hiện cùng lúc và tiếp xúc trực tiếp với nhau tạo thành đám cháy, sau đó lan đến các chất dễ cháy trên thân xe. Nếu hai yếu tố trên không xảy ra đồng thời thì chiếc xe không thể tự cháy.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xe máy bốc cháy, người đàn ông đổ nước dập lửa. Nguồn: THĐT