Vượt qua "cổng trời", vào xã Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An), hỏi thăm nhà cụ Xồng Gà Vừ không ai không biết. Không chỉ bởi phần lớn các hộ dân ở các bản trung tâm xã đều là con cháu hoặc họ hàng với cụ mà còn bởi câu chuyện cụ ông vừa lấy vợ ở tuổi "xưa nay hiếm". Mặc dù vừa bước qua tuổi 97 một tháng trước, nhưng cụ Vừ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Ảnh Tiến HùngHai năm trước, cụ Vừ lấy vợ ở tuổi 95 khiến dân làng không khỏi bàn tán. "Đây là người vợ thứ 3 của tôi. Đám cưới diễn ra sau khi người vợ thứ 2 mất được khoảng 2 năm", cụ Vừ kể. Người vợ này ít hơn cụ Vừ đến 44 tuổi, trú ở xã Huồi Tụ. Sau khi biết được nguyện vọng muốn lấy vợ của bố, các con của cụ Vừ đã sang xã bên tìm người, sau đó dẫn cụ đến hỏi cưới. Người vợ thứ 3 này của cụ là một góa phụ, trước đó bà đã sinh được một người con với chồng trước. "Vợ tôi sau đó không thể đẻ được nữa. Chứ không thì giờ cũng đã có con với tôi rồi", cụ Vừ cười nói và cho hay, "chuyện vợ chồng" giữa hai người hiện nay "vẫn đều đặn". Ảnh: Tiến HùngTheo nhiều giấy tờ vẫn còn lưu lại, cụ Vừ sinh ngày 9/7/1920. Hai người vợ trước đã có với cụ 17 người con, 10 trai, 7 gái. Con gái đầu của cụ năm nay cũng đã ngoài 70 tuổi. Khi được phóng viên hỏi về số lượng cháu, chắt, ngồi nhẩm một lúc nhưng cụ Vừ nói rằng "không thể đếm nổi". Cụ sau đó gọi người con trai thứ 8 Xồng Gà Súa (57 tuổi, bìa trái), sống bên cạnh để tính giúp. Cầm theo quyển sổ để tính toán, mất gần nửa giờ nhưng hai bố con ông Vừ vẫn không tính hết số cháu, chắt, chít. Ảnh: Tiến Hùng"Về cháu tôi đoán tôi hiện có khoảng 80 đứa, chắt thì quá nhiều không nhớ nổi. Còn chít thì giờ cũng đã hơn 100 đứa", cụ Vừ cười nói sau khi mất một lúc lâu "vò đầu bứt tai" nhưng vẫn không đếm nổi số cháu, chắt.
Trước khi về hưu, cụ Vừ từng nhiều năm làm cán bộ tại địa phương. Năm 1964, trong một lần thổ phỉ tràn về xã Mường Lống tàn phá, cụ Vừ bị đạn bắn xuyên qua vai. Mặc dù vậy, sức khỏe của cụ dường như không ảnh hưởng nhiều. Ảnh: Tiến HùngHai vợ chồng cụ Vừ hiện sống cùng người con trai. Cả gia đình 5 thế hệ cùng sinh hoạt chung, xung quanh chủ yếu là nhà của con cháu cụ. Đến nay, cụ Vừ vẫn thường xuyền lên rẫy, làm việc nhà đều đặn. Khi được hỏi về lý do lấy vợ ở tuổi này, cụ chỉ cười sảng khoái. Ảnh: Tiến HùngĐám cưới cụ Vừ được tổ chức hai năm trước, với 30 mâm cỗ cùng hơn 300 khách tới dự.Trong đó chủ yếu là con cháu của cụ. Trong ảnh, cụ Vừ cùng người con rể thứ 9 đục cối đá để xay lúa. Ảnh: Tiến HùngXã Mường Lống lâu nay được biết đến với tên gọi "Mường trăm tuổi" bởi người dân ở đây thường có tuổi thọ cao. Trong ảnh là cụ Và Pà Giờ. Cụ Giờ năm nay đã hơn 98 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Cụ có hai người vợ và 13 đứa con. Hiện tại, mặc dù không còn đi rẫy nhiều nhưng cụ vẫn thường đi chăn trâu, cắt cỏ. Nói về "bí quyết sống lâu" của người dân nơi đây, ông Xồng Gà Súa - nguyên Chủ tịch UBND xã Mường Lống nói rằng, có ba nguyên nhân. "Thứ nhất ở đây khí hậu rất trong lành và mát mẻ, được mệnh danh là Đà Lạt của xứ Nghệ. Thứ 2 là người Mông nơi đây thường rất chăm chỉ, thường xuyên làm việc nên sức khỏe dẻo dai. Nguyên nhân còn lại là gạo rẫy và các thực phẩm ở đây rất tốt, không hề có hóa chất độc hại", ông Súa nói. Ảnh: Tiến Hùng
Vượt qua "cổng trời", vào xã Mường Lống (Kỳ Sơn, Nghệ An), hỏi thăm nhà cụ Xồng Gà Vừ không ai không biết. Không chỉ bởi phần lớn các hộ dân ở các bản trung tâm xã đều là con cháu hoặc họ hàng với cụ mà còn bởi câu chuyện cụ ông vừa lấy vợ ở tuổi "xưa nay hiếm". Mặc dù vừa bước qua tuổi 97 một tháng trước, nhưng cụ Vừ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Ảnh Tiến Hùng
Hai năm trước, cụ Vừ lấy vợ ở tuổi 95 khiến dân làng không khỏi bàn tán. "Đây là người vợ thứ 3 của tôi. Đám cưới diễn ra sau khi người vợ thứ 2 mất được khoảng 2 năm", cụ Vừ kể. Người vợ này ít hơn cụ Vừ đến 44 tuổi, trú ở xã Huồi Tụ. Sau khi biết được nguyện vọng muốn lấy vợ của bố, các con của cụ Vừ đã sang xã bên tìm người, sau đó dẫn cụ đến hỏi cưới. Người vợ thứ 3 này của cụ là một góa phụ, trước đó bà đã sinh được một người con với chồng trước. "Vợ tôi sau đó không thể đẻ được nữa. Chứ không thì giờ cũng đã có con với tôi rồi", cụ Vừ cười nói và cho hay, "chuyện vợ chồng" giữa hai người hiện nay "vẫn đều đặn". Ảnh: Tiến Hùng
Theo nhiều giấy tờ vẫn còn lưu lại, cụ Vừ sinh ngày 9/7/1920. Hai người vợ trước đã có với cụ 17 người con, 10 trai, 7 gái. Con gái đầu của cụ năm nay cũng đã ngoài 70 tuổi. Khi được phóng viên hỏi về số lượng cháu, chắt, ngồi nhẩm một lúc nhưng cụ Vừ nói rằng "không thể đếm nổi". Cụ sau đó gọi người con trai thứ 8 Xồng Gà Súa (57 tuổi, bìa trái), sống bên cạnh để tính giúp. Cầm theo quyển sổ để tính toán, mất gần nửa giờ nhưng hai bố con ông Vừ vẫn không tính hết số cháu, chắt, chít. Ảnh: Tiến Hùng
"Về cháu tôi đoán tôi hiện có khoảng 80 đứa, chắt thì quá nhiều không nhớ nổi. Còn chít thì giờ cũng đã hơn 100 đứa", cụ Vừ cười nói sau khi mất một lúc lâu "vò đầu bứt tai" nhưng vẫn không đếm nổi số cháu, chắt.
Trước khi về hưu, cụ Vừ từng nhiều năm làm cán bộ tại địa phương. Năm 1964, trong một lần thổ phỉ tràn về xã Mường Lống tàn phá, cụ Vừ bị đạn bắn xuyên qua vai. Mặc dù vậy, sức khỏe của cụ dường như không ảnh hưởng nhiều. Ảnh: Tiến Hùng
Hai vợ chồng cụ Vừ hiện sống cùng người con trai. Cả gia đình 5 thế hệ cùng sinh hoạt chung, xung quanh chủ yếu là nhà của con cháu cụ. Đến nay, cụ Vừ vẫn thường xuyền lên rẫy, làm việc nhà đều đặn. Khi được hỏi về lý do lấy vợ ở tuổi này, cụ chỉ cười sảng khoái. Ảnh: Tiến Hùng
Đám cưới cụ Vừ được tổ chức hai năm trước, với 30 mâm cỗ cùng hơn 300 khách tới dự.Trong đó chủ yếu là con cháu của cụ. Trong ảnh, cụ Vừ cùng người con rể thứ 9 đục cối đá để xay lúa. Ảnh: Tiến Hùng
Xã Mường Lống lâu nay được biết đến với tên gọi "Mường trăm tuổi" bởi người dân ở đây thường có tuổi thọ cao. Trong ảnh là cụ Và Pà Giờ. Cụ Giờ năm nay đã hơn 98 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Cụ có hai người vợ và 13 đứa con. Hiện tại, mặc dù không còn đi rẫy nhiều nhưng cụ vẫn thường đi chăn trâu, cắt cỏ. Nói về "bí quyết sống lâu" của người dân nơi đây, ông Xồng Gà Súa - nguyên Chủ tịch UBND xã Mường Lống nói rằng, có ba nguyên nhân. "Thứ nhất ở đây khí hậu rất trong lành và mát mẻ, được mệnh danh là Đà Lạt của xứ Nghệ. Thứ 2 là người Mông nơi đây thường rất chăm chỉ, thường xuyên làm việc nên sức khỏe dẻo dai. Nguyên nhân còn lại là gạo rẫy và các thực phẩm ở đây rất tốt, không hề có hóa chất độc hại", ông Súa nói. Ảnh: Tiến Hùng