Hà Nội ngột ngạt trong cái nóng mùa hè, thế nhưng lò rèn của ông Hoàng Văn Cung, 60 tuổi vẫn rực lửa từ sáng sớm. Ở Đa Sỹ hiện có hơn 1.000 hộ làm nghề rèn, có 13 người được phong nghệ nhân, trong đó có ông Cung. Để học nghề của cha mình, từ nhỏ, ông Cung đã tiếp xúc với hơi nóng của lò lửa, biết cầm chiếc búa nhỏ để tập gõ. Ngày nay, đứng trước nguy cơ nghề rèn truyền thống bị mai một, người nghệ nhân già vẫn đam mê, gắn bó với nghề, coi nghề như máu thịt, cố gắng gìn giữ và phát huy truyền thống của gia đình.Phụ nghề cho ông Cung còn có vợ và con trai, dù không theo nghề của cha, nhưng khi rảnh rỗi anh Đạt đều xắn tay phụ giúp. Để rèn một sản phẩm cần có hai người thợ, một người gõ nhịp dẫn và một người để quai. Những tiếng gõ chan chát vào miếng sắt đỏ lửa nhịp nhàng, ăn ý sẽ cho sản phẩm tốt và đảm bảo an toàn lao động."Để tạo ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Khâu quan trọng và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất là tôi thép và làm nguội. Đầu tiên, sẽ cắt các bản sắt thành hình dạng của sản phẩm, sau đó cho lên lò nung với nhiệt độ hơn 1.000 độ C. Thời gian nung sẽ tùy vào từng loại nguyên liệu thép và sản phẩm tạo ra dày, mỏng. Khi phôi thép nung chuyển sang màu đỏ trắng là lúc đặt lên đe để quai búa", ông Cung chia sẻ. Ảnh: Rèn mũi khoan bê tông.Nghệ nhân Hoàng Văn Cung đánh giá, việc rèn thủ công sẽ cho sản phẩm tốt hơn rèn bằng máy. "Với hình thức rèn thủ công, mỗi khi tấm thép nóng đạt sẽ bỏ ra quai, nhưng chỉ trong thời gian ngắn tấm thép sẽ mau cứng trở lại. Như vậy quy trình nhiệt luyện phải diễn ra nhiều lần, khi đó sẽ được sản phẩm có độ bền vượt trội hơn so với máy móc. Tuy vậy, nếu tôi quá nhiều thì cũng không tốt, thép sẽ bị cứng, giòn, dễ mẻ. Với người thợ giỏi họ chỉ cần nhìn và tự đánh giá được tấm thép 'non' hay 'già'", ông Cung cho hay.Ông Cung cho biết, mặt hàng được bán chạy nhất tại làng nghề Đa Sỹ hiện nay là các loại dao. Người làm nghề nơi đây luôn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao "chặt được cả sắt". Để rèn một con dao phải qua các công đoạn: rèn, dẻo (cắt thành hình các loại dao), rút (mài thô lưỡi dao bằng máy mài), tôi thép cho dao, mài thô, rồi lại mài đá bằng tay.Với kinh nghiệm dày dạn và kỹ thuật tôi thép điêu luyện, những sản phẩm thủ công làng nghề Đa Sỹ nổi tiếng về độ bền bỉ, sắc bén, lâu bị cùn và ít mẻ.Ngồi bên lò than rực lửa giữa ngày hè, dù chiếc quạt quay hết công suất, tí lại làm ngụm nước mát để kế bên, nhưng mồ hôi vẫn ướt đẫm áo, ông Cung tâm sự: "Bố tôi cũng là một người thợ rèn giỏi và ông đã truyền lại nghề cho tôi. Ngày xưa, ông làm ở hợp tác xã nhưng sau khi giải phóng thì về mở lò làm tại nhà. Thời trẻ, tôi từng đi lính 4 năm, sau khi ra quân lại tiếp tục làm nghề, tiếp bước cha ông. Tôi yêu nghề như tình yêu của người lính, nhiệt huyết, đam mê lắm. Bởi lẽ, nếu không yêu nghề thì làm sao có thể gắn bó với công việc vốn nặng nhọc, vất vả này được”.Với những công đoạn bị ảnh hưởng bới sức nóng hay tia lửa bắt ra đều được quây tôn, che kín để tránh nguy cơ cháy nổ.Anh Hoàng Mạnh Đạt (34 tuổi, con trai nghệ nhân Hoàng Văn Cung) chia sẻ: “Bố tôi có tình yêu mãnh liệt với nghề gia truyền, rất kiên trì và chăm chỉ. Nghề này như bán sức khoẻ để kiếm tiền vậy, nặng nhọc và mùi than cũng độc hại, nhưng bảo nghỉ hưu sớm thì ông quyết không nghe. Ông bảo, phải được làm nghề, được cầm cây búa nện mới cảm thấy thoả mãn và khoẻ. Năm 2019, ông được Trung ương tặng bằng vinh danh trong Lễ phong tặng các danh hiệu Làng nghề Việt Nam; năm 2021 được Chủ tịch TP Hà Nội tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội”.Trong không gian khoảng 20m2, gia đình ông Cung chia nhau việc, vừa rèn, vừa trực bán hàng cho khách. Do lò rèn ở vị trí mặt tiền nên chỉ cần đi ngang qua đầu làng Đa Sỹ là có thể nghe tiếng búa chan chát từ xa và thấy rõ những phôi thép rực sáng từ trong lò rèn của ông Cung. Ngoài khách hàng đến mua thì thi thoảng cũng có du khách ghé lò rèn để tham quan, tìm hiểu...Khách hàng khi đến mua cho biết rất tin tưởng vào chất lượng rèn thủ công của làng nghề Đa Sỹ.Sản phẩm của gia đình nghệ nhân Hoàng Văn Cung đa dạng, phong phú về kiểu dáng, chủng loại từ búa, đục, dao, kéo, mai, cuốc, thuổng… đến các mặt hàng phục vụ sinh hoạt...Ngoài những mặt hàng được bày bán trực tiếp thì khách hàng cũng có thể đặt sản phẩm theo nhu cầu sử dụng. Tất cả đều có thể rèn thủ công bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. >>> Mời độc giả xem thêm video Những ngành nghề đã thay đổi thế nào trong 100 năm qua?
Hà Nội ngột ngạt trong cái nóng mùa hè, thế nhưng lò rèn của ông Hoàng Văn Cung, 60 tuổi vẫn rực lửa từ sáng sớm. Ở Đa Sỹ hiện có hơn 1.000 hộ làm nghề rèn, có 13 người được phong nghệ nhân, trong đó có ông Cung. Để học nghề của cha mình, từ nhỏ, ông Cung đã tiếp xúc với hơi nóng của lò lửa, biết cầm chiếc búa nhỏ để tập gõ. Ngày nay, đứng trước nguy cơ nghề rèn truyền thống bị mai một, người nghệ nhân già vẫn đam mê, gắn bó với nghề, coi nghề như máu thịt, cố gắng gìn giữ và phát huy truyền thống của gia đình.
Phụ nghề cho ông Cung còn có vợ và con trai, dù không theo nghề của cha, nhưng khi rảnh rỗi anh Đạt đều xắn tay phụ giúp. Để rèn một sản phẩm cần có hai người thợ, một người gõ nhịp dẫn và một người để quai. Những tiếng gõ chan chát vào miếng sắt đỏ lửa nhịp nhàng, ăn ý sẽ cho sản phẩm tốt và đảm bảo an toàn lao động.
"Để tạo ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Khâu quan trọng và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhất là tôi thép và làm nguội. Đầu tiên, sẽ cắt các bản sắt thành hình dạng của sản phẩm, sau đó cho lên lò nung với nhiệt độ hơn 1.000 độ C. Thời gian nung sẽ tùy vào từng loại nguyên liệu thép và sản phẩm tạo ra dày, mỏng. Khi phôi thép nung chuyển sang màu đỏ trắng là lúc đặt lên đe để quai búa", ông Cung chia sẻ. Ảnh: Rèn mũi khoan bê tông.
Nghệ nhân Hoàng Văn Cung đánh giá, việc rèn thủ công sẽ cho sản phẩm tốt hơn rèn bằng máy. "Với hình thức rèn thủ công, mỗi khi tấm thép nóng đạt sẽ bỏ ra quai, nhưng chỉ trong thời gian ngắn tấm thép sẽ mau cứng trở lại. Như vậy quy trình nhiệt luyện phải diễn ra nhiều lần, khi đó sẽ được sản phẩm có độ bền vượt trội hơn so với máy móc. Tuy vậy, nếu tôi quá nhiều thì cũng không tốt, thép sẽ bị cứng, giòn, dễ mẻ. Với người thợ giỏi họ chỉ cần nhìn và tự đánh giá được tấm thép 'non' hay 'già'", ông Cung cho hay.
Ông Cung cho biết, mặt hàng được bán chạy nhất tại làng nghề Đa Sỹ hiện nay là các loại dao. Người làm nghề nơi đây luôn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao "chặt được cả sắt". Để rèn một con dao phải qua các công đoạn: rèn, dẻo (cắt thành hình các loại dao), rút (mài thô lưỡi dao bằng máy mài), tôi thép cho dao, mài thô, rồi lại mài đá bằng tay.
Với kinh nghiệm dày dạn và kỹ thuật tôi thép điêu luyện, những sản phẩm thủ công làng nghề Đa Sỹ nổi tiếng về độ bền bỉ, sắc bén, lâu bị cùn và ít mẻ.
Ngồi bên lò than rực lửa giữa ngày hè, dù chiếc quạt quay hết công suất, tí lại làm ngụm nước mát để kế bên, nhưng mồ hôi vẫn ướt đẫm áo, ông Cung tâm sự: "Bố tôi cũng là một người thợ rèn giỏi và ông đã truyền lại nghề cho tôi. Ngày xưa, ông làm ở hợp tác xã nhưng sau khi giải phóng thì về mở lò làm tại nhà. Thời trẻ, tôi từng đi lính 4 năm, sau khi ra quân lại tiếp tục làm nghề, tiếp bước cha ông. Tôi yêu nghề như tình yêu của người lính, nhiệt huyết, đam mê lắm. Bởi lẽ, nếu không yêu nghề thì làm sao có thể gắn bó với công việc vốn nặng nhọc, vất vả này được”.
Với những công đoạn bị ảnh hưởng bới sức nóng hay tia lửa bắt ra đều được quây tôn, che kín để tránh nguy cơ cháy nổ.
Anh Hoàng Mạnh Đạt (34 tuổi, con trai nghệ nhân Hoàng Văn Cung) chia sẻ: “Bố tôi có tình yêu mãnh liệt với nghề gia truyền, rất kiên trì và chăm chỉ. Nghề này như bán sức khoẻ để kiếm tiền vậy, nặng nhọc và mùi than cũng độc hại, nhưng bảo nghỉ hưu sớm thì ông quyết không nghe. Ông bảo, phải được làm nghề, được cầm cây búa nện mới cảm thấy thoả mãn và khoẻ. Năm 2019, ông được Trung ương tặng bằng vinh danh trong Lễ phong tặng các danh hiệu Làng nghề Việt Nam; năm 2021 được Chủ tịch TP Hà Nội tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội”.
Trong không gian khoảng 20m2, gia đình ông Cung chia nhau việc, vừa rèn, vừa trực bán hàng cho khách. Do lò rèn ở vị trí mặt tiền nên chỉ cần đi ngang qua đầu làng Đa Sỹ là có thể nghe tiếng búa chan chát từ xa và thấy rõ những phôi thép rực sáng từ trong lò rèn của ông Cung. Ngoài khách hàng đến mua thì thi thoảng cũng có du khách ghé lò rèn để tham quan, tìm hiểu...
Khách hàng khi đến mua cho biết rất tin tưởng vào chất lượng rèn thủ công của làng nghề Đa Sỹ.
Sản phẩm của gia đình nghệ nhân Hoàng Văn Cung đa dạng, phong phú về kiểu dáng, chủng loại từ búa, đục, dao, kéo, mai, cuốc, thuổng… đến các mặt hàng phục vụ sinh hoạt...
Ngoài những mặt hàng được bày bán trực tiếp thì khách hàng cũng có thể đặt sản phẩm theo nhu cầu sử dụng. Tất cả đều có thể rèn thủ công bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những ngành nghề đã thay đổi thế nào trong 100 năm qua?