Mỗi lần thủy triều rút, bãi cát ven biển xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định lại trở nên hoang sơ, cằn cỗi, nhưng ẩn dưới lớp cát là một sản vật "lộc trời" là gion biển .Hàng ngày, bà Nguyệt và bà Thu đã ở tuổi gần 70 vẫn miệt mài còng lưng cào mót gion biển ở bãi cát ven biển Phúc Thắng để kiếm sống. Theo lời các bà, mỗi buổi sẽ mót được chừng 5 kg gion và đưa ra chợ bán với giá 20 nghìn đồng/kg.Nghề mót gion biển đã gắn với bà Nguyệt gần 60 năm qua. Tay thoăn thoát cào cát tìm gion, bà Nguyệt chia sẻ: "Là con em vùng biển nên làm gì cũng bám biển kiếm ăn. Từ năm 10 tuổi đã phải cùng bố mẹ đi mót gion và số phận cũng gắn chặt với bãi biển này dù trước đó đã đi làm công nhân nhưng chỉ được 2 năm rồi lại về".Việc mò, mót gion luôn trong tư thế cúi còng lưng nên cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.Dụng cụ mót gion chỉ đơn giản, thô sơ gồm một chiếc cào không cán, một chiếc làn đựng gion.Con gion nằm dưới lớp cát chừng 10 cm và ẩn trong màu cát vàng đen.Do bãi biển xã Phúc Thắng không sạch nên còn lẫn cả bùn đen nên việc tìm gion cũng khó khăn.Gion được mót lên sẽ có vỏ màu đục vàng hoặc trắng.Gion được chế biến thành nhiều món, nhưng ngon và "chết cơm" nhất vẫn là món canh gion hoặc gion xào kẹp bánh đa. Đây cũng là món đặc sản ở các xã ven biển tỉnh Nam Định.Là người kiếm sống trên vùng biển ven bờ, cả bà Nguyệt và bà Thu đều ngán ngẩm về việc rác thải ngập ngụa ven biển.Lượng rác lớn từ biển đẩy vào và từ các hộ dân đổ ra khiến dọc tuyến ven biển huyện Nghĩa Hưng trở nên nhếch nhác, ô nhiễm. Nghề mót gion đã vất vả, giờ lại thêm nạn ô nhiễm môi trường khiến cho người làm nghề này càng thêm khốn khổ.>>> Mời độc giả xem thêm video Cuộc sống của bộ tộc “người cá” lặn biển như “nhảy múa" (Nguồn: Kienthucnet):
Mỗi lần thủy triều rút, bãi cát ven biển xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định lại trở nên hoang sơ, cằn cỗi, nhưng ẩn dưới lớp cát là một sản vật "lộc trời" là gion biển .
Hàng ngày, bà Nguyệt và bà Thu đã ở tuổi gần 70 vẫn miệt mài còng lưng cào mót gion biển ở bãi cát ven biển Phúc Thắng để kiếm sống. Theo lời các bà, mỗi buổi sẽ mót được chừng 5 kg gion và đưa ra chợ bán với giá 20 nghìn đồng/kg.
Nghề mót gion biển đã gắn với bà Nguyệt gần 60 năm qua. Tay thoăn thoát cào cát tìm gion, bà Nguyệt chia sẻ: "Là con em vùng biển nên làm gì cũng bám biển kiếm ăn. Từ năm 10 tuổi đã phải cùng bố mẹ đi mót gion và số phận cũng gắn chặt với bãi biển này dù trước đó đã đi làm công nhân nhưng chỉ được 2 năm rồi lại về".
Việc mò, mót gion luôn trong tư thế cúi còng lưng nên cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Dụng cụ mót gion chỉ đơn giản, thô sơ gồm một chiếc cào không cán, một chiếc làn đựng gion.
Con gion nằm dưới lớp cát chừng 10 cm và ẩn trong màu cát vàng đen.
Do bãi biển xã Phúc Thắng không sạch nên còn lẫn cả bùn đen nên việc tìm gion cũng khó khăn.
Gion được mót lên sẽ có vỏ màu đục vàng hoặc trắng.
Gion được chế biến thành nhiều món, nhưng ngon và "chết cơm" nhất vẫn là món canh gion hoặc gion xào kẹp bánh đa. Đây cũng là món đặc sản ở các xã ven biển tỉnh Nam Định.
Là người kiếm sống trên vùng biển ven bờ, cả bà Nguyệt và bà Thu đều ngán ngẩm về việc rác thải ngập ngụa ven biển.
Lượng rác lớn từ biển đẩy vào và từ các hộ dân đổ ra khiến dọc tuyến ven biển huyện Nghĩa Hưng trở nên nhếch nhác, ô nhiễm. Nghề mót gion đã vất vả, giờ lại thêm nạn ô nhiễm môi trường khiến cho người làm nghề này càng thêm khốn khổ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cuộc sống của bộ tộc “người cá” lặn biển như “nhảy múa" (Nguồn: Kienthucnet):