Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, trên địa bàn TPHCM từ các quận trung tâm ra đến quận ngoại thành, hàng trăm vựa thu mua phế liệu nằm giữa khu dân cư (KDC), hoạt động nhộn nhịp suốt ngày đêm.Chỉ đoạn ngắn trên đường Chu Văn An (đoạn từ đường Đinh Bộ Lĩnh đến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh), có gần 10 điểm thu mua phế liệu với đủ loại "mặt hàng" được người thu mua từ khắp nơi đem đến để bán.Giấy vụn, thùng đựng hoá chất, bình gas rỉ sét, bao nylon, hàng gia dụng phế thải, sắt thép...chất ngổn ngang được tập kết chật kín trong điểm thu mua tràn ra đến tận vỉa hè.Chủ căn nhà lầu này ngụ cuối đường số 6, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức và nhiều nhà dân xung quanh những ngày qua "sống trong sợ hãi" sau vụ nổ bom tại vựa phế liệu ở Hà Nội làm nhiều người thương vong. Lý do là ngay tại khu vực họ sinh sống cũng đang tồn tại một cơ sở thu mua phế liệu. "Họ mua thứ gì, phân loại ra sao hàng xóm chúng tôi sao biết được. Chỉ mong chính quyền thường xuyên kiểm tra và có hướng giải quyết di dời thì chúng tôi mới an tâm", một người dân chia sẻ.Điểm thu mua phế liệu nằm ven QL13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức dựng hàng loạt tấm tôn, sắt thép sát đường dây điện. Nguy cơ chập điện gây tai nạn chết người và cháy nổ có thê xảy ra bất cứ lúc nào và điều đáng nói là cách điểm thu mua phế liệu này chỉ vài trăm mét là trường tiểu học có hàng trăm học sinh mỗi ngày.Giấy vụn cùng đủ thứ phế liệu chất kín trong căn nhà chỉ rộng chưa đến 100m2 tại một điểm thu mua phế liệu trên địa bàn quận 12, TP HCM. Hiểm hoạ về cháy nổ đang tiềm ẩn và người dân địa phương vô cùng lo sợ sẽ xảy ra thảm họa.Giữa trưa 22/3, bên trong điểm thu mua phế liệu trên QL13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức...Người đàn ông này đang đục đẽo đống sắt, thép phế liệu cùng đủ thứ hàng trôi nổi vừa thu mua được. Không ai biết được trong đống phế liệu này, những thứ "chết người" như đạn, mìn, bình gas, hoá chất có sót lại và hậu quả sẽ như thế nào?Ngoài vấn đề tiềm ẩn về nguy cơ cháy nổ, việc tồn tại những điểm thu mua phế liệu ngay giữa KDC còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường khi mùi hôi thối, rác rưởi bốc ra suốt ngày đêm.Một điểm thu mua phế liệu trên QL13 khá lớn khi xe tải chở hàng ra vào tấp nập suốt ngày. Điều đáng nói là cách cơ sở này không xa là khu căn hộ có hàng nghìn người dân sinh sống.Ngoài những điểm thu mua phế liệu tập kết hàng khiến người dân hoang mang lo sợ, nhiều người dân đi thu mua phế liệu đã đem hàng về chất đầy trong nhà trọ của mình khiến nguy cơ về cháy, nổ giữa KDC vô cùng báo động, nhất là thời điểm miền Nam đang vào mùa khô, nắng hạn gay gắt.Tại Hà Nội, tình trạng các cơ sở thu mua phế liệu vô tư nằm giữa khu dân cư đông đúc cũng rất phổ biển. Ảnh chụp một cơ sở thu mua phế liệu trên đường Vạn Phúc-Hà Đông, nằm ngay sát nhà dân.Còn đây là 1 trong hàng chục cơ sở thu mua phế liệu trên phố Triều Khúc-Hà Đông.Một vựa phế liệu "khủng" khác nằm cạnh khu biệt thự liền kề của KĐT mới Trung Văn. Hàng ngày nơi đây tấp nập trung chuyển đủ thứ vật liệu từ khắp các nơi được những người đi mua dạo đem về.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, trên địa bàn TPHCM từ các quận trung tâm ra đến quận ngoại thành, hàng trăm vựa thu mua phế liệu nằm giữa khu dân cư (KDC), hoạt động nhộn nhịp suốt ngày đêm.
Chỉ đoạn ngắn trên đường Chu Văn An (đoạn từ đường Đinh Bộ Lĩnh đến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh), có gần 10 điểm thu mua phế liệu với đủ loại "mặt hàng" được người thu mua từ khắp nơi đem đến để bán.
Giấy vụn, thùng đựng hoá chất, bình gas rỉ sét, bao nylon, hàng gia dụng phế thải, sắt thép...chất ngổn ngang được tập kết chật kín trong điểm thu mua tràn ra đến tận vỉa hè.
Chủ căn nhà lầu này ngụ cuối đường số 6, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức và nhiều nhà dân xung quanh những ngày qua "sống trong sợ hãi" sau vụ nổ bom tại vựa phế liệu ở Hà Nội làm nhiều người thương vong. Lý do là ngay tại khu vực họ sinh sống cũng đang tồn tại một cơ sở thu mua phế liệu. "Họ mua thứ gì, phân loại ra sao hàng xóm chúng tôi sao biết được. Chỉ mong chính quyền thường xuyên kiểm tra và có hướng giải quyết di dời thì chúng tôi mới an tâm", một người dân chia sẻ.
Điểm thu mua phế liệu nằm ven QL13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức dựng hàng loạt tấm tôn, sắt thép sát đường dây điện. Nguy cơ chập điện gây tai nạn chết người và cháy nổ có thê xảy ra bất cứ lúc nào và điều đáng nói là cách điểm thu mua phế liệu này chỉ vài trăm mét là trường tiểu học có hàng trăm học sinh mỗi ngày.
Giấy vụn cùng đủ thứ phế liệu chất kín trong căn nhà chỉ rộng chưa đến 100m2 tại một điểm thu mua phế liệu trên địa bàn quận 12, TP HCM. Hiểm hoạ về cháy nổ đang tiềm ẩn và người dân địa phương vô cùng lo sợ sẽ xảy ra thảm họa.
Giữa trưa 22/3, bên trong điểm thu mua phế liệu trên QL13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức...
Người đàn ông này đang đục đẽo đống sắt, thép phế liệu cùng đủ thứ hàng trôi nổi vừa thu mua được. Không ai biết được trong đống phế liệu này, những thứ "chết người" như đạn, mìn, bình gas, hoá chất có sót lại và hậu quả sẽ như thế nào?
Ngoài vấn đề tiềm ẩn về nguy cơ cháy nổ, việc tồn tại những điểm thu mua phế liệu ngay giữa KDC còn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường khi mùi hôi thối, rác rưởi bốc ra suốt ngày đêm.
Một điểm thu mua phế liệu trên QL13 khá lớn khi xe tải chở hàng ra vào tấp nập suốt ngày. Điều đáng nói là cách cơ sở này không xa là khu căn hộ có hàng nghìn người dân sinh sống.
Ngoài những điểm thu mua phế liệu tập kết hàng khiến người dân hoang mang lo sợ, nhiều người dân đi thu mua phế liệu đã đem hàng về chất đầy trong nhà trọ của mình khiến nguy cơ về cháy, nổ giữa KDC vô cùng báo động, nhất là thời điểm miền Nam đang vào mùa khô, nắng hạn gay gắt.
Tại Hà Nội, tình trạng các cơ sở thu mua phế liệu vô tư nằm giữa khu dân cư đông đúc cũng rất phổ biển. Ảnh chụp một cơ sở thu mua phế liệu trên đường Vạn Phúc-Hà Đông, nằm ngay sát nhà dân.
Còn đây là 1 trong hàng chục cơ sở thu mua phế liệu trên phố Triều Khúc-Hà Đông.
Một vựa phế liệu "khủng" khác nằm cạnh khu biệt thự liền kề của KĐT mới Trung Văn. Hàng ngày nơi đây tấp nập trung chuyển đủ thứ vật liệu từ khắp các nơi được những người đi mua dạo đem về.