Chiều ngày 13/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) lại thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham dự với màn nhấn đặc biệt là điệu múa " Con đĩ đánh bồng" do các trai làng tô son đỏ, đánh má hồng thể hiện.Lễ hội dân làng nơi đây diễn ra để tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đường tại thành Tống Bình 770 - 798 (Hà Nội bấy giờ)...Kể từ đó hằng năm cứ vào ngày 9 đến 12 tháng Giêng, dân làng nơi đây lại tổ chức lễ hội rước Thành hoàng Phùng.Điệu múa "Con đĩ đánh bồng" được thực hiện bởi 5 cặp đôi trai giả gái làng Triều khúc. Các thanh niên làng ngoài việc tô son thoa phấn, họ còn chít khăn, mặc áo mớ ba mớ bảy, nhưng phải đưa mắt lúng liếng, nhảy múa, lắc lư uyển chuyển, nhịp nhàng để bà con tán thưởng.Các cụ cao niên trong làng sẽ đánh trống "hộ tống" đoàn rước kiệu và đội múa đi xung quanh trong làng.Theo quan niệm của người dân nơi đây, ngày này, người dân ở đây phải kiêng nói từ "bố" vì sợ phạm húy. Ngày rước kiệu, tất cả mọi người sẽ xuống tầng 1 của nhà mình vì tin rằng không ai được đứng cao hơn kiệu của ngài.Đoàn đi đến đâu mang theo không khí náo nhiệt đến đó.Đông đảo người dân, cùng du khách thập phương thích thú với điệu múa "bồng".Những cô gái xinh xắn trong làng tham gia lễ hội khiến du khách say đắm.Từ cử chỉ của các ngón tay, bàn tay đến ánh mắt lúng liếng, nụ cười mời gọi... của các chàng trai múa "bồng" phải thật uyển chuyển.Động tác của người múa vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ, ai trong đội múa cũng tươi cười.Điệu múa bồng của người làng Triều Khúc thể hiện tràn đầy năng lượng.Lễ hội ở làng Triều Khúc đi đến đâu còn đem niềm vui đến đó.
Chiều ngày 13/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), lễ hội làng Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) lại thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về tham dự với màn nhấn đặc biệt là điệu múa " Con đĩ đánh bồng" do các trai làng tô son đỏ, đánh má hồng thể hiện.
Lễ hội dân làng nơi đây diễn ra để tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đường tại thành Tống Bình 770 - 798 (Hà Nội bấy giờ)...
Kể từ đó hằng năm cứ vào ngày 9 đến 12 tháng Giêng, dân làng nơi đây lại tổ chức lễ hội rước Thành hoàng Phùng.
Điệu múa "Con đĩ đánh bồng" được thực hiện bởi 5 cặp đôi trai giả gái làng Triều khúc. Các thanh niên làng ngoài việc tô son thoa phấn, họ còn chít khăn, mặc áo mớ ba mớ bảy, nhưng phải đưa mắt lúng liếng, nhảy múa, lắc lư uyển chuyển, nhịp nhàng để bà con tán thưởng.
Các cụ cao niên trong làng sẽ đánh trống "hộ tống" đoàn rước kiệu và đội múa đi xung quanh trong làng.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, ngày này, người dân ở đây phải kiêng nói từ "bố" vì sợ phạm húy. Ngày rước kiệu, tất cả mọi người sẽ xuống tầng 1 của nhà mình vì tin rằng không ai được đứng cao hơn kiệu của ngài.
Đoàn đi đến đâu mang theo không khí náo nhiệt đến đó.
Đông đảo người dân, cùng du khách thập phương thích thú với điệu múa "bồng".
Những cô gái xinh xắn trong làng tham gia lễ hội khiến du khách say đắm.
Từ cử chỉ của các ngón tay, bàn tay đến ánh mắt lúng liếng, nụ cười mời gọi... của các chàng trai múa "bồng" phải thật uyển chuyển.
Động tác của người múa vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ, ai trong đội múa cũng tươi cười.
Điệu múa bồng của người làng Triều Khúc thể hiện tràn đầy năng lượng.
Lễ hội ở làng Triều Khúc đi đến đâu còn đem niềm vui đến đó.