Ngày 20/8, nhiều tuyến đường liên quận ở TP.HCM tiếp tục tấp nập người qua lại. Trong ảnh là đường Cộng Hoà, quận Tân Bình lúc 15h.Trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5), lượng xe cộ lưu thông đông hơn những ngày trước.Thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống Covid-19 nhưng dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, số ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng.Đường Nguyễn Văn Trỗi đoạn hướng về trung tâm quận 1 tấp nập đầu giờ chiều 20/8.Từ 27/4 đến sáng 20/8, TP.HCM ghi nhận 164.342 ca nhiễm, là tâm dịch lớn nhất cả nước. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả theo chỉ đạo Chính phủ, Thành ủy và UBND thành phố tiếp tục nâng cao, siết chặt các biện pháp phòng dịch. Trong ảnh là đường Hai Bà Trưng, quận 1 lúc 14h.Trưa 20/8, sau khi TP.HCM công bố thông tin tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng dịch, nhiều người dân đến các siêu thị, tiệm thuốc để mua các nhu yếu phẩm cần thiết.Trước đó, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê khẳng định thông tin phong tỏa, đóng cửa (lockdown) toàn thành phố lan truyền trên mạng là không chính xác. “Người dân không nên hiểu là lockdown hay giới nghiêm, thiết quân luật, không có chuyện đó. Đây là tiếp tục đẩy mạnh biện pháp chung, chuyên sâu, nâng cao hơn. Không phải đóng cửa”, ông Khuê nhấn mạnh.
Ngày 20/8, nhiều tuyến đường liên quận ở TP.HCM tiếp tục tấp nập người qua lại. Trong ảnh là đường Cộng Hoà, quận Tân Bình lúc 15h.
Trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5), lượng xe cộ lưu thông đông hơn những ngày trước.
Thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống Covid-19 nhưng dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, số ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng.
Đường Nguyễn Văn Trỗi đoạn hướng về trung tâm quận 1 tấp nập đầu giờ chiều 20/8.
Từ 27/4 đến sáng 20/8, TP.HCM ghi nhận 164.342 ca nhiễm, là tâm dịch lớn nhất cả nước. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả theo chỉ đạo Chính phủ, Thành ủy và UBND thành phố tiếp tục nâng cao, siết chặt các biện pháp phòng dịch. Trong ảnh là đường Hai Bà Trưng, quận 1 lúc 14h.
Trưa 20/8, sau khi TP.HCM công bố thông tin tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng dịch, nhiều người dân đến các siêu thị, tiệm thuốc để mua các nhu yếu phẩm cần thiết.
Trước đó, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê khẳng định thông tin phong tỏa, đóng cửa (lockdown) toàn thành phố lan truyền trên mạng là không chính xác. “Người dân không nên hiểu là lockdown hay giới nghiêm, thiết quân luật, không có chuyện đó. Đây là tiếp tục đẩy mạnh biện pháp chung, chuyên sâu, nâng cao hơn. Không phải đóng cửa”, ông Khuê nhấn mạnh.