TP.HCM đã chính thức gửi Chính phủ đề án xin đăng cai SEA Games 31 (năm 2021). Trước đó cuối tháng 11/2017, UBND TP.HCM cũng đã trình lên Ban thường vụ Thành ủy đề án tổ chức Sea Games 2021.Theo bà Nguyển Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, việc đăng cai SEA Games 31 là cơ hội nâng cao vị thế và uy tín của TP.HCM, đô thị đặc biệt, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.Một trong những thách thức lớn nhất đối với TP.HCM là quỹ thời gian quá ít để hoàn thành việc xây dựng Khu liên hợp TDTT quốc gia Rạch Chiếc, trong đó có sân vận động trung tâm với sức chứa khoảng 50 nghìn người.Khu Liên hợp TDTT Quốc gia Rạch Chiếc tọa lạc tại vị trí đắc địa (phường An Phú, quận 2, TP.HCM) ngay cửa ngõ phía đông bắc thành phố, với hệ thống giao thông lý tưởng như sát đường cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây; đại lộ Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội và đặc biệt là cạnh tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên). Những ngày này, khu đất rộng hơn 180ha ở phía Đông cửa ngõ TP.HCM tấp nập xe cơ giới, sà lan… bơm cát san lấp. Nơi đây sẽ là sân vận động hiện đại nhất Việt Nam nếu TP.HCM đăng cai SEA Games 2021.Đến thời điểm này, khi TP.HCM đang "hồi hộp" được chính thức trao quyền đăng cai SEA Games 31, đã có nhiều nhà đầu tư có năng lực tài chính, năng lực quản lý mong muốn được đầu tư các công trình phục vụ SEA Games 31 như Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng, SVĐ chính tại Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc...Về công trình sân vận động trung tâm có mái che, sức chứa tối thiểu 50 nghìn chỗ, có thiết kế đường chạy điền kinh, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.125 tỉ đồng. Hình thức đầu tư là nhà đầu tư thuê đất tại chỗ đầu tư trực tiếp, dự kiến khởi công giữa năm 2018 và hoàn thành vào quý 1/2021.Đến thời điểm này đã có 2 nhà đầu tư uy tín trên thế giới mong muốn được đầu tư Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc. Theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, cả 2 nhà đầu tư sẽ tự ứng vốn khi xây dựng phương án thiết kế nhằm giúp TP tiết kiệm ngân sách và đẩy tiến độ nhanh hơn.Nhà đầu tư được chọn sẽ tự ứng vốn để giải tỏa đền bù, xây dựng công trình nhằm có thể kịp hoàn thành cho SEA Games 2021. "Theo tiến độ, việc đền bù giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất trong năm 2018 và công trình có thể khởi công vào đầu năm 2019", một lãnh đạo Sở VH-TT cho biết.Theo đề án đăng cai tổ chức SEA Games 2021, TP.HCM dự tính tốn khoảng 7.802 tỉ đồng. Theo đó, chi phí xây dựng, đầu tư, sữa chữa, nâng cấp các công trình thể thao vào khoảng 6.897 tỉ đồng. Chi phí tổ chức khoảng 905 tỉ đồng. Đáng chú ý khi kinh phí từ ngân sách TP.HCM hoặc địa phương phối hợp bỏ ra chỉ 1.467 tỉ đồng. Còn lại kinh phí 5.430 tỉ đồng đến từ nguồn xã hội hóa. Nguồn xã hội hóa này chủ yếu sẽ dùng đầu tư xây mới 2 công trình lớn của SEA Games 2021 là SVĐ chính 50 nghìn chỗ ngồi tại Khu liên hợp TDTT quốc gia Rạch Chiếc (dự kiến 3.450 tỉ đồng) và Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng (dự kiến 1.900 tỉ đồng).Phối cảnh SVĐ và Khu liên hợp TDTT quốc gia Rạch Chiếc trong tương lai.Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu cho biết, với Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2018), sẽ tạo thuận lợi cho TP quyết định chủ trương đầu tư các công trình phục vụ SEA Games 31 nói chung và SVĐ trung tâm tại Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc nói riêng.Để kịp hoàn thành các công trình xây dựng mới phục vụ SEA Games 31 dự kiến tổ chức vào tháng 8/2021, UBND TP.HCM đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện có liên quan khẩn trương tham mưu thực hiện các thủ tục về quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, mời gọi đầu tư...để sớm khởi công xây dựng các công trình này với mục đích hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm 2020, chậm nhất là quý 1/2021. Ảnh phối cảnh Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng.
TP.HCM đã chính thức gửi Chính phủ đề án xin đăng cai SEA Games 31 (năm 2021). Trước đó cuối tháng 11/2017, UBND TP.HCM cũng đã trình lên Ban thường vụ Thành ủy đề án tổ chức Sea Games 2021.
Theo bà Nguyển Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, việc đăng cai SEA Games 31 là cơ hội nâng cao vị thế và uy tín của TP.HCM, đô thị đặc biệt, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với TP.HCM là quỹ thời gian quá ít để hoàn thành việc xây dựng Khu liên hợp TDTT quốc gia Rạch Chiếc, trong đó có sân vận động trung tâm với sức chứa khoảng 50 nghìn người.
Khu Liên hợp TDTT Quốc gia Rạch Chiếc tọa lạc tại vị trí đắc địa (phường An Phú, quận 2, TP.HCM) ngay cửa ngõ phía đông bắc thành phố, với hệ thống giao thông lý tưởng như sát đường cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây; đại lộ Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội và đặc biệt là cạnh tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên).
Những ngày này, khu đất rộng hơn 180ha ở phía Đông cửa ngõ TP.HCM tấp nập xe cơ giới, sà lan… bơm cát san lấp. Nơi đây sẽ là sân vận động hiện đại nhất Việt Nam nếu TP.HCM đăng cai SEA Games 2021.
Đến thời điểm này, khi TP.HCM đang "hồi hộp" được chính thức trao quyền đăng cai SEA Games 31, đã có nhiều nhà đầu tư có năng lực tài chính, năng lực quản lý mong muốn được đầu tư các công trình phục vụ SEA Games 31 như Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng, SVĐ chính tại Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc...
Về công trình sân vận động trung tâm có mái che, sức chứa tối thiểu 50 nghìn chỗ, có thiết kế đường chạy điền kinh, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 3.125 tỉ đồng. Hình thức đầu tư là nhà đầu tư thuê đất tại chỗ đầu tư trực tiếp, dự kiến khởi công giữa năm 2018 và hoàn thành vào quý 1/2021.
Đến thời điểm này đã có 2 nhà đầu tư uy tín trên thế giới mong muốn được đầu tư Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc. Theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, cả 2 nhà đầu tư sẽ tự ứng vốn khi xây dựng phương án thiết kế nhằm giúp TP tiết kiệm ngân sách và đẩy tiến độ nhanh hơn.
Nhà đầu tư được chọn sẽ tự ứng vốn để giải tỏa đền bù, xây dựng công trình nhằm có thể kịp hoàn thành cho SEA Games 2021. "Theo tiến độ, việc đền bù giải phóng mặt bằng sẽ hoàn tất trong năm 2018 và công trình có thể khởi công vào đầu năm 2019", một lãnh đạo Sở VH-TT cho biết.
Theo đề án đăng cai tổ chức SEA Games 2021, TP.HCM dự tính tốn khoảng 7.802 tỉ đồng. Theo đó, chi phí xây dựng, đầu tư, sữa chữa, nâng cấp các công trình thể thao vào khoảng 6.897 tỉ đồng. Chi phí tổ chức khoảng 905 tỉ đồng. Đáng chú ý khi kinh phí từ ngân sách TP.HCM hoặc địa phương phối hợp bỏ ra chỉ 1.467 tỉ đồng. Còn lại kinh phí 5.430 tỉ đồng đến từ nguồn xã hội hóa. Nguồn xã hội hóa này chủ yếu sẽ dùng đầu tư xây mới 2 công trình lớn của SEA Games 2021 là SVĐ chính 50 nghìn chỗ ngồi tại Khu liên hợp TDTT quốc gia Rạch Chiếc (dự kiến 3.450 tỉ đồng) và Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng (dự kiến 1.900 tỉ đồng).
Phối cảnh SVĐ và Khu liên hợp TDTT quốc gia Rạch Chiếc trong tương lai.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu cho biết, với Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2018), sẽ tạo thuận lợi cho TP quyết định chủ trương đầu tư các công trình phục vụ SEA Games 31 nói chung và SVĐ trung tâm tại Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc nói riêng.
Để kịp hoàn thành các công trình xây dựng mới phục vụ SEA Games 31 dự kiến tổ chức vào tháng 8/2021, UBND TP.HCM đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện có liên quan khẩn trương tham mưu thực hiện các thủ tục về quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, mời gọi đầu tư...để sớm khởi công xây dựng các công trình này với mục đích hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm 2020, chậm nhất là quý 1/2021. Ảnh phối cảnh Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng.