Ngày 27/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) đã hoàn thành việc tháo dỡ hàng rào, hoàn trả mặt bằng một đoạn đường Lê Lợi (quận 1, TPHCM) phục vụ giao thông và sinh hoạt của người dân hai bên đường sau nhiều năm rào chắn.Đoạn đường Lê Lợi thuộc gói thầu CP1a, được khởi công ngày 15/11/2016. Mặt bằng thi công được nhận từ Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ vào ngày 23/3/2017. Thực hiện rào chắn để thi công từ ngày 23/3/3017.Qua quá trình thi công cho đến nay, gói thầu CP1a đã cơ bản hoàn thành hầu hết các hạng mục kết cấu chính và đạt được hơn 95% tổng khối lượng của gói thầu, đã hoàn thành công tác tháo dỡ rào chắn và tái lập một phần đường Lê Lợi để phục vụ mục đích giao thông và phát triển kinh doanh của người dân sinh sống tại khu vực.Trong ngày 27/4, MAUR hoàn trả mặt bằng đoạn từ giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ đến Lê Lợi – Pasteur; đoạn từ giao lộ Lê Lợi – Pasteur đến trước ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa 50m sẽ được nghiệm thu đưa vào sử dụng và tháo dỡ rào chắn vào ngày 29/4.Đoạn từ trước Ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa sẽ được nghiệm thu đưa vào sử dụng và tháo dỡ rào chắn vào ngày 20/5/2022; đoạn từ ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến trước Ngã ba Lê Lợi – Phan Bội Châu 20m được nghiệm thu đưa vào sử dụng và tháo dỡ rào chắn vào ngày 10/6/2022; Còn đoạn trước ngã ba Lê Lợi – Phan Bội Châu đến chợ Bến Thành và khu vực chợ Bến Thành sẽ hoàn trả trước Lễ Quốc khánh 2/9.Theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, mặt bằng đường Lê Lợi sau khi được chủ đầu tư bàn giao sẽ được thiết kế cảnh quan theo ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu chủ yếu duy trì tuyến giao thông như trước, điều chỉnh vỉa hè hai bên cho đồng bộ, kết hợp trồng lại cây xanh, thiết kế bổ sung lối dẫn đường cho người khuyết tật.
Giai đoạn 2 sẽ thiết kế tăng vỉa hè cho người đi bộ, phân làn đường dành riêng cho xe buýt và xe đạp. Giai đoạn 3 sẽ mở rộng ranh nghiên cứu xây dựng các dãy nhà hai bên đường Lê Lợi với mục đích ưu đãi về mặt hệ số sử dụng đất, tầng cao, khoảng lùi để khuyến khích thương mại dịch vụ và thu hút đầu tư.Theo MAUR, đến nay toàn dự án đã đạt được 90,31% tổng khối lượng. Trong đó gói thầu CP1a – Nhà Ga Bến Thành – Hầm đào hở Lê Lợi đạt 95,18% (trong đó khu vực hầm đào hở đạt 89%); Gói thầu CP1b (Ga Nhà hát thành phố, đoạn hầm đào TBM, nhà Ga Ba Son) đạt 99,45%; Gói thầu CP2 (đoạn trên cao và Depot) đạt 95,95%; Gói thầu CP3 (thiết bị, đầu máy, toa xe) đạt 79,36%.Tuyến metro số 1 có chiều dài gần 20 km, đi từ chợ Bến Thành (quận 1) đến Depot Long Bình (TP Thủ Đức) gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao với tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ năm 2012. Đến nay đã nhập về 15/17 đoàn tàu, dự kiến sẽ chạy thử vào cuối năm 2022.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Cận cảnh đoạn đường Lê Lợi được tái lập sau nhiều năm rào chắn. (Nguồn: Báo Người Lao Động)
Ngày 27/4, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) đã hoàn thành việc tháo dỡ hàng rào, hoàn trả mặt bằng một đoạn đường Lê Lợi (quận 1, TPHCM) phục vụ giao thông và sinh hoạt của người dân hai bên đường sau nhiều năm rào chắn.
Đoạn đường Lê Lợi thuộc gói thầu CP1a, được khởi công ngày 15/11/2016. Mặt bằng thi công được nhận từ Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ vào ngày 23/3/2017. Thực hiện rào chắn để thi công từ ngày 23/3/3017.
Qua quá trình thi công cho đến nay, gói thầu CP1a đã cơ bản hoàn thành hầu hết các hạng mục kết cấu chính và đạt được hơn 95% tổng khối lượng của gói thầu, đã hoàn thành công tác tháo dỡ rào chắn và tái lập một phần đường Lê Lợi để phục vụ mục đích giao thông và phát triển kinh doanh của người dân sinh sống tại khu vực.
Trong ngày 27/4, MAUR hoàn trả mặt bằng đoạn từ giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ đến Lê Lợi – Pasteur; đoạn từ giao lộ Lê Lợi – Pasteur đến trước ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa 50m sẽ được nghiệm thu đưa vào sử dụng và tháo dỡ rào chắn vào ngày 29/4.
Đoạn từ trước Ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa sẽ được nghiệm thu đưa vào sử dụng và tháo dỡ rào chắn vào ngày 20/5/2022; đoạn từ ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến trước Ngã ba Lê Lợi – Phan Bội Châu 20m được nghiệm thu đưa vào sử dụng và tháo dỡ rào chắn vào ngày 10/6/2022; Còn đoạn trước ngã ba Lê Lợi – Phan Bội Châu đến chợ Bến Thành và khu vực chợ Bến Thành sẽ hoàn trả trước Lễ Quốc khánh 2/9.
Theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, mặt bằng đường Lê Lợi sau khi được chủ đầu tư bàn giao sẽ được thiết kế cảnh quan theo ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu chủ yếu duy trì tuyến giao thông như trước, điều chỉnh vỉa hè hai bên cho đồng bộ, kết hợp trồng lại cây xanh, thiết kế bổ sung lối dẫn đường cho người khuyết tật.
Giai đoạn 2 sẽ thiết kế tăng vỉa hè cho người đi bộ, phân làn đường dành riêng cho xe buýt và xe đạp. Giai đoạn 3 sẽ mở rộng ranh nghiên cứu xây dựng các dãy nhà hai bên đường Lê Lợi với mục đích ưu đãi về mặt hệ số sử dụng đất, tầng cao, khoảng lùi để khuyến khích thương mại dịch vụ và thu hút đầu tư.
Theo MAUR, đến nay toàn dự án đã đạt được 90,31% tổng khối lượng. Trong đó gói thầu CP1a – Nhà Ga Bến Thành – Hầm đào hở Lê Lợi đạt 95,18% (trong đó khu vực hầm đào hở đạt 89%); Gói thầu CP1b (Ga Nhà hát thành phố, đoạn hầm đào TBM, nhà Ga Ba Son) đạt 99,45%; Gói thầu CP2 (đoạn trên cao và Depot) đạt 95,95%; Gói thầu CP3 (thiết bị, đầu máy, toa xe) đạt 79,36%.
Tuyến metro số 1 có chiều dài gần 20 km, đi từ chợ Bến Thành (quận 1) đến Depot Long Bình (TP Thủ Đức) gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao với tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ năm 2012. Đến nay đã nhập về 15/17 đoàn tàu, dự kiến sẽ chạy thử vào cuối năm 2022.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Cận cảnh đoạn đường Lê Lợi được tái lập sau nhiều năm rào chắn. (Nguồn: Báo Người Lao Động)