Tìm về gia đình bà Lưu Thị Hợi (SN 1946, ở thôn Tuy Lộc, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, không khí rất buồn, bên ngoài cánh cổng chính luôn được khóa trái. Thỉnh thoảng có người lạ đi ngang qua, mấy chú chó được bà nuôi trong nhà sủa lên vài tiếng.Bà Hợi là con út trong một gia đình nghèo gồm 3 anh chị em nhưng cả hai anh chị em và bố mẹ đều đã mất. Thời còn trẻ, bà Hợi là một thanh niên xung phong xinh đẹp, hăng hái tham gia chiến đấu tại chiến trường Khăm Muộn (Lào). Tuy nhiên, năm 1975, bà Hợi về quê hương do cơ thể bị nhiễm chất độc hóa học nên gia đình phải đi khắp nơi vay mượn tiền nong chữa trị. Bị bệnh tật giày xéo, bà Hợi không lao động được cũng chẳng ai yêu thương nên ở vậy đến bây giờ.Bà Hợi cho biết: "Trước kia, mỗi khi đổ bệnh cơ thể, mặt mũi tôi bị sưng lên, chân không duỗi được và gần như không làm được bất kỳ việc gì. Mãi sau này, khi tôi được đưa đến bệnh viện Xanh - Pôn điều trị, chân dần di chuyển được nhưng chẳng thể làm việc như sức trẻ nữa".Những bằng khen và một số bức ảnh mà bà Hợi nhận được khi tham gia kháng chiến được bà lưu giữ một cách cẩn thận.Hoàn cảnh vốn đã nghèo khó, bà Hợi lại phải sống cuộc sống một mình trong ngôi nhà cấp 4 lụp xụp, mưa nắng thì nhỏ dột, nay sức khỏe của bà càng ngày một kém đi nên chỉ có thể quanh quẩn chăm chút mấy con gà, chú chó kiếm thêm chút tiền ít ỏi bên cạnh khoản hỗ trợ từ Nhà nước.Bên trong ngôi nhà không một đồ vật nào giá trị.Tết đến, nhà hàng xóm cười nói rôm rả, con cháu kéo nhau đến đông vui, tiếng loa đài mở rộn ràng thì bà Hợi lại thui thủi một mình.Bà Hợi chia sẻ: "Mấy năm trước, một hai nhà trong xóm cho tôi cái bánh chưng, chiếc đùi gà hay miếng thịt lợn khi Tết đến, nhưng nhận mãi cũng ngại. Năm nay, tôi cố gắng chăm được nửa sào ngô nhưng bán không kịp nên Tết để dành một chút làm mấy chiếc bánh ngô và luộc lên ăn là được rồi".Những bắp ngô mà bà Hợi trồng được không kịp bán nên bà đành phải bóc vỏ, phơi khô để làm thức ăn cho gà.Dù nghèo khó nhưng những chú gà được bà Hợi nuôi rất chóng lớn. Tết đến không có gì nhưng bà Hợi cũng không nỡ thịt mấy con gà đã chăm sóc mà để dành lại.Những người hàng xóm đều cảm thương cho số phận bà Hợi kém phần may mắn, không được trọn vẹn như bao người khác.Đại diện xã Trạch Mỹ Lộc cho biết, những ngày lễ, Tết, các cơ quan đoàn thể hoặc cá nhân vẫn thường xuyên tổ chức đến thăm hỏi sức khỏe và tặng quà động viên tinh thần bà Hợi.
Tìm về gia đình bà Lưu Thị Hợi (SN 1946, ở thôn Tuy Lộc, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, không khí rất buồn, bên ngoài cánh cổng chính luôn được khóa trái. Thỉnh thoảng có người lạ đi ngang qua, mấy chú chó được bà nuôi trong nhà sủa lên vài tiếng.
Bà Hợi là con út trong một gia đình nghèo gồm 3 anh chị em nhưng cả hai anh chị em và bố mẹ đều đã mất. Thời còn trẻ, bà Hợi là một thanh niên xung phong xinh đẹp, hăng hái tham gia chiến đấu tại chiến trường Khăm Muộn (Lào). Tuy nhiên, năm 1975, bà Hợi về quê hương do cơ thể bị nhiễm chất độc hóa học nên gia đình phải đi khắp nơi vay mượn tiền nong chữa trị. Bị bệnh tật giày xéo, bà Hợi không lao động được cũng chẳng ai yêu thương nên ở vậy đến bây giờ.
Bà Hợi cho biết: "Trước kia, mỗi khi đổ bệnh cơ thể, mặt mũi tôi bị sưng lên, chân không duỗi được và gần như không làm được bất kỳ việc gì. Mãi sau này, khi tôi được đưa đến bệnh viện Xanh - Pôn điều trị, chân dần di chuyển được nhưng chẳng thể làm việc như sức trẻ nữa".
Những bằng khen và một số bức ảnh mà bà Hợi nhận được khi tham gia kháng chiến được bà lưu giữ một cách cẩn thận.
Hoàn cảnh vốn đã nghèo khó, bà Hợi lại phải sống cuộc sống một mình trong ngôi nhà cấp 4 lụp xụp, mưa nắng thì nhỏ dột, nay sức khỏe của bà càng ngày một kém đi nên chỉ có thể quanh quẩn chăm chút mấy con gà, chú chó kiếm thêm chút tiền ít ỏi bên cạnh khoản hỗ trợ từ Nhà nước.
Bên trong ngôi nhà không một đồ vật nào giá trị.
Tết đến, nhà hàng xóm cười nói rôm rả, con cháu kéo nhau đến đông vui, tiếng loa đài mở rộn ràng thì bà Hợi lại thui thủi một mình.
Bà Hợi chia sẻ: "Mấy năm trước, một hai nhà trong xóm cho tôi cái bánh chưng, chiếc đùi gà hay miếng thịt lợn khi Tết đến, nhưng nhận mãi cũng ngại. Năm nay, tôi cố gắng chăm được nửa sào ngô nhưng bán không kịp nên Tết để dành một chút làm mấy chiếc bánh ngô và luộc lên ăn là được rồi".
Những bắp ngô mà bà Hợi trồng được không kịp bán nên bà đành phải bóc vỏ, phơi khô để làm thức ăn cho gà.
Dù nghèo khó nhưng những chú gà được bà Hợi nuôi rất chóng lớn. Tết đến không có gì nhưng bà Hợi cũng không nỡ thịt mấy con gà đã chăm sóc mà để dành lại.
Những người hàng xóm đều cảm thương cho số phận bà Hợi kém phần may mắn, không được trọn vẹn như bao người khác.
Đại diện xã Trạch Mỹ Lộc cho biết, những ngày lễ, Tết, các cơ quan đoàn thể hoặc cá nhân vẫn thường xuyên tổ chức đến thăm hỏi sức khỏe và tặng quà động viên tinh thần bà Hợi.