Thông tin trên VOV, chiều 6/3, tại Kiên Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Kiên Giang về tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng. Tại buổi làm việc, ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, năm 2021, tỉnh Kiên Giang cũng như nhiều tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhưng cả 3 khu vực kinh tế vẫn đạt tăng trưởng (dù thấp) trong bối cảnh nhiều khó khăn. Kinh tế tăng trưởng dương, GRDP tăng 0,58%. Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 11.000 tỷ đồng, đạt dự toán HĐND tỉnh giao. (Ảnh: Báo Tin Tức) Nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng KHCN. Xây dựng nông thôn mới được chú trọng có 90/116 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 47.000 tỷ đồng, tăng 1,71%. Các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy. Tỉnh sớm thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại Phú Quốc, tạo tiền đề mở cửa du lịch quốc tế trong toàn quốc. (Ảnh: Báo Tin Tức)Quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền tuyến biên giới và biển đảo được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, đạt kết quả tích cực, năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được được củng cố và nâng lên. (Ảnh: Báo Tin Tức) Sau khi nghe các ý kiến đại biểu phát biểu thảo luận, phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao những kết mà tỉnh Kiên Giang đã đạt được trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và định hướng phát triển. Quy mô kinh tế, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, con người của tỉnh. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhất là một số công trình trọng điểm. (Ảnh: Báo Tin Tức)Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh; vận dụng, thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về phòng, chống COVID-19, Thủ tướng yêu cầu, thực hiện hiệu quả phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tạo nền tảng phục hồi nhanh, phát triển bền vững KTXH. (Ảnh: Báo Tin Tức) Tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội phát triển của tỉnh với tinh thần tự lực, tự cường; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, biến thách thức thành cơ hội, khó khăn thành động lực. Đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo bước chuyển căn bản phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, dựa vào đổi mới sáng tạo, tăng năng suất, ứng dụng KHCN tiên tiến. (Ảnh: Báo Tin Tức) Tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch để tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển toàn diện. Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng cường hợp tác công tư, nâng cao hiệu quả quản lý; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Địa phương cần chú trọng quản lý, phát triển đô thị, nhất là đô thị động lực; phát triển hạ tầng KTXH đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường tính liên kết nội tỉnh và liên kết vùng. (Ảnh: Báo Tin Tức) Thủ tướng cũng nhấn mạnh, bên cạnh đó, Kiên Giang cần phát triển mạnh mẽ kinh tế biển kết hợp chặt chẽ giữa tận dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tập trung 4 mũi nhọn: đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; du lịch và dịch vụ; năng lượng tái tạo và cảng biển. (Ảnh: Báo Tin Tức)Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu theo hướng quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao. Bảo đảm hài hòa giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; đánh bắt xa bờ, bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản; không để xảy ra đánh bắt bất hợp pháp. Bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt rừng đặc dụng. (Ảnh: Báo Tin Tức) Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có tính liên ngành như: công nghiệp chế biến, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, vật liệu mới. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Thủ tướng yêu cầu Kiên Giang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. (Ảnh: VOV) Thực hiện quyết liệt cải cách thủ tục hành chính hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; không ngừng cải thiện các chỉ số về năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị hành chính công, cải cách hành chính cấp tỉnh; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến. Tăng cường đối thoại và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. (Ảnh: VOV)>>> Xem thêm video: Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng phát biểu tiếp thu Chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và bế mạc Hội nghị. Video: Đinh Thanh
Thông tin trên VOV, chiều 6/3, tại Kiên Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Kiên Giang về tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng. Tại buổi làm việc, ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, năm 2021, tỉnh Kiên Giang cũng như nhiều tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhưng cả 3 khu vực kinh tế vẫn đạt tăng trưởng (dù thấp) trong bối cảnh nhiều khó khăn. Kinh tế tăng trưởng dương, GRDP tăng 0,58%. Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 11.000 tỷ đồng, đạt dự toán HĐND tỉnh giao. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng KHCN. Xây dựng nông thôn mới được chú trọng có 90/116 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 47.000 tỷ đồng, tăng 1,71%. Các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy. Tỉnh sớm thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại Phú Quốc, tạo tiền đề mở cửa du lịch quốc tế trong toàn quốc. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền tuyến biên giới và biển đảo được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, đạt kết quả tích cực, năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được được củng cố và nâng lên. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Sau khi nghe các ý kiến đại biểu phát biểu thảo luận, phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao những kết mà tỉnh Kiên Giang đã đạt được trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và định hướng phát triển. Quy mô kinh tế, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, con người của tỉnh. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhất là một số công trình trọng điểm. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh; vận dụng, thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Về phòng, chống COVID-19, Thủ tướng yêu cầu, thực hiện hiệu quả phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tạo nền tảng phục hồi nhanh, phát triển bền vững KTXH. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội phát triển của tỉnh với tinh thần tự lực, tự cường; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, biến thách thức thành cơ hội, khó khăn thành động lực. Đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo bước chuyển căn bản phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, dựa vào đổi mới sáng tạo, tăng năng suất, ứng dụng KHCN tiên tiến. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch để tạo không gian phát triển mới, thúc đẩy phát triển toàn diện. Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng cường hợp tác công tư, nâng cao hiệu quả quản lý; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Địa phương cần chú trọng quản lý, phát triển đô thị, nhất là đô thị động lực; phát triển hạ tầng KTXH đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ, tăng cường tính liên kết nội tỉnh và liên kết vùng. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, bên cạnh đó, Kiên Giang cần phát triển mạnh mẽ kinh tế biển kết hợp chặt chẽ giữa tận dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tập trung 4 mũi nhọn: đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; du lịch và dịch vụ; năng lượng tái tạo và cảng biển. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu theo hướng quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao. Bảo đảm hài hòa giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; đánh bắt xa bờ, bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản; không để xảy ra đánh bắt bất hợp pháp. Bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt rừng đặc dụng. (Ảnh: Báo Tin Tức)
Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có tính liên ngành như: công nghiệp chế biến, cơ khí, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, vật liệu mới. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Thủ tướng yêu cầu Kiên Giang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. (Ảnh: VOV)
Thực hiện quyết liệt cải cách thủ tục hành chính hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; không ngừng cải thiện các chỉ số về năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị hành chính công, cải cách hành chính cấp tỉnh; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến. Tăng cường đối thoại và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. (Ảnh: VOV)
>>> Xem thêm video: Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng phát biểu tiếp thu Chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và bế mạc Hội nghị. Video: Đinh Thanh