Di tích Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, thuộc ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Nơi đây còn được ví là "thiên hạ đệ nhất hùng quan", xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), ở độ cao 490m so với mực nước biển. Di tích này được xây dựng trên vị trí hiểm yếu để kiểm soát đường bộ Bắc - Nam, vịnh Đà Nẵng và là cụm phòng thủ quân sự quan trọng của Kinh đô Huế với hệ thống thành lũy, pháo đài, thần công.Di tích này từng có số phận "long đong" khi bị bỏ rơi trong hàng chục năm vì nhiều nguyên nhân. Đến năm 2017, Hải Vân Quan được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tới năm 2021, sau quá trình dài xúc tiến các thủ tục, chính quyền thành phố Đà Nẵng phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất thực hiện dự án trùng tu di tích này với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ được tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá thanh, hệ thống cối, tường phía trên xây gạch vồ. Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ chiến tranh.Hải Vân Quan được trùng tu trên tổng diện tích 6.500m2. Vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn và chính sự nỗ lực rất lớn của cả hai địa phương, việc trùng tu, hoàn thiện Di tích Quốc gia Hải Vân Quan mang một ý nghĩa vô cùng lớn, đặc biệt đối với việc phát huy giá trị của di tích, di sản trong phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.Hình hài "thiên hạ đệ nhất hùng quan" đã hiện rõ sau thời gian dài trùng tu. Công nhân đang gấp rút tu bổ những công đoạn cuối cùng của dự án để kịp tiến độ bàn giao. Theo công nhân thi công tại đây, phía bên trong di tích đã tu bổ xong, bên ngoài chỉ còn di dời trụ điện để làm bờ kè.So với hình ảnh hoang tàn, đổ nát khi xưa, giờ đây Hải Vân Quan đã là một di tích sống động với tường đá rêu phong, các cổng vào bề thế.Hệ thống công trình được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu. Nhà xây tường gạch, trụ gỗ có đế đá, cửa gỗ, mái ngói.Dù công trình chưa chính thức hoàn tất, một số nơi trong quá trình trùng tu cũng đã tạo điều kiện cho khách được tham quan, chụp hình check-in phong cảnh thiên nhiên.
Di tích Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, thuộc ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Nơi đây còn được ví là "thiên hạ đệ nhất hùng quan", xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), ở độ cao 490m so với mực nước biển. Di tích này được xây dựng trên vị trí hiểm yếu để kiểm soát đường bộ Bắc - Nam, vịnh Đà Nẵng và là cụm phòng thủ quân sự quan trọng của Kinh đô Huế với hệ thống thành lũy, pháo đài, thần công.
Di tích này từng có số phận "long đong" khi bị bỏ rơi trong hàng chục năm vì nhiều nguyên nhân. Đến năm 2017, Hải Vân Quan được công nhận là di tích cấp quốc gia. Tới năm 2021, sau quá trình dài xúc tiến các thủ tục, chính quyền thành phố Đà Nẵng phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất thực hiện dự án trùng tu di tích này với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân quan sẽ được tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá thanh, hệ thống cối, tường phía trên xây gạch vồ. Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ chiến tranh.
Hải Vân Quan được trùng tu trên tổng diện tích 6.500m2. Vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn và chính sự nỗ lực rất lớn của cả hai địa phương, việc trùng tu, hoàn thiện Di tích Quốc gia Hải Vân Quan mang một ý nghĩa vô cùng lớn, đặc biệt đối với việc phát huy giá trị của di tích, di sản trong phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Hình hài "thiên hạ đệ nhất hùng quan" đã hiện rõ sau thời gian dài trùng tu. Công nhân đang gấp rút tu bổ những công đoạn cuối cùng của dự án để kịp tiến độ bàn giao. Theo công nhân thi công tại đây, phía bên trong di tích đã tu bổ xong, bên ngoài chỉ còn di dời trụ điện để làm bờ kè.
So với hình ảnh hoang tàn, đổ nát khi xưa, giờ đây Hải Vân Quan đã là một di tích sống động với tường đá rêu phong, các cổng vào bề thế.
Hệ thống công trình được phục hồi theo dấu tích khảo cổ và ảnh tư liệu. Nhà xây tường gạch, trụ gỗ có đế đá, cửa gỗ, mái ngói.
Dù công trình chưa chính thức hoàn tất, một số nơi trong quá trình trùng tu cũng đã tạo điều kiện cho khách được tham quan, chụp hình check-in phong cảnh thiên nhiên.