Sáng 8/7, tại ngõ 245, phố Mai Dịch ( quận Cầu Giấy, Hà Nội) bức tường của trường Mầm non Mai Dịch bị sập đổ, đè lên phần đầu của 12 chiếc xe ô tô đang đỗ ngoài vỉa hè.Trao đổi với báo chí, ông Phạm Văn Lợi, Chủ tịch UBND phường Mai Dịch nói về việc bồi thường thiệt hại cho các chủ xe trong sự việc sập tường đè hàng loạt ô tô: "Khu vực tường sập xuống là vỉa hè con ngõ 245 phố Mai Dịch. Những chiếc xe bị bức tường đổ đè lên là do người dân xung quanh tự để ở đó nên chỉ có bảo hiểm bồi thường". Bày tỏ quan điểm về sự việc, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, sự việc sập tường ở Hà Nội xảy ra cơ bản là một tai nạn và chưa có dấu hiệu của tội phạm. Theo như mô tả của người dân thì nơi xảy ra sự việc là một nơi trông xe. Nhìn bằng mắt thường thì đây là một nơi trông xe trên vỉa hè, vậy thì việc trông xe này có được cấp phép hay không? Trường hợp trông xe không được cấp phép thì có thể bị xử phạt hành chính.Luật sư Tùng cho hay, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử hành chính đối với hành vi trông, giữ xe trái phép lấn chiếm lòng đường, vỉa hè như sau: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe. "Về vấn đề tai nạn nêu trên, cơ quan chức năng cần xác định nguyên nhân dẫn đến tường đổ là gì? Ai chịu trách nhiệm quản lý bức tường đó. Theo quy định của BLDS năm 2015 đã quy định: Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Do đó, trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người được giao quản lý tài sản là bức tường nêu trên. Như vậy, cần xem xét việc trông xe nêu trên có liên quan và có lỗi trong việc tường đổ gây thiệt hại hay không đề xác định trách nhiệm bồi thường.Vấn đề về bảo hiểm thì cần xác định trong nội dung hợp đồng bảo hiểm mà chủ xe đã mua, đã ký để xác định quyền lợi của chủ xe trong tai nạn nêu trên" - luật sư Tùng phân tích.Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Kết nối (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, trong vụ việc này, nếu đây là bãi trông giữ xe dịch vụ, các bên tồn tại mối quan hệ pháp luật là gửi giữ xe, hợp đồng miệng, xác nhận bằng vé gửi xe, cam kết trông giữ xe của bên cung cấp dịch vụ thì bên trông giữ xe phải có trách nhiệm với chủ xe."Về mặt pháp luật đơn vị trông giữ xe buộc phải bằng tất cả nghiệp vụ của mình giữ gìn xe, đảm bảo rằng địa điểm trông giữ xe phải luôn được an toàn. Trong trường hợp này họ buộc phải kiểm tra tường bao, mái nhà, cây cối xung quanh... đủ điều kiện an toàn. Nếu có bất cứ tai nạn gì do chủ quan, không kiểm tra kĩ thì đơn vị trông xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại" - luật sư Hùng nói."Mặc dù là do mưa bão, nhưng bản chất là điều kiện cơ sở vật chất trông xe không đảm bảo an toàn mới là nguyên nhân chính dẫn đến việc gây thiệt hại cho bên gửi giữ xe. Vì thế, trường hợp này dù có giấy phép trông giữ xe hay không thì đơn vị nhận trông giữ vẫn phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe" - luật sư Hùng cho biết.>>> Xem thêm video: Thi công ẩu, tường nhà đổ sập đè trúng người đi đường. Nguồn: Đài Truyền Hình Hà Nội.
Sáng 8/7, tại ngõ 245, phố Mai Dịch ( quận Cầu Giấy, Hà Nội) bức tường của trường Mầm non Mai Dịch bị sập đổ, đè lên phần đầu của 12 chiếc xe ô tô đang đỗ ngoài vỉa hè.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Văn Lợi, Chủ tịch UBND phường Mai Dịch nói về việc bồi thường thiệt hại cho các chủ xe trong sự việc sập tường đè hàng loạt ô tô: "Khu vực tường sập xuống là vỉa hè con ngõ 245 phố Mai Dịch. Những chiếc xe bị bức tường đổ đè lên là do người dân xung quanh tự để ở đó nên chỉ có bảo hiểm bồi thường".
Bày tỏ quan điểm về sự việc, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, sự việc sập tường ở Hà Nội xảy ra cơ bản là một tai nạn và chưa có dấu hiệu của tội phạm. Theo như mô tả của người dân thì nơi xảy ra sự việc là một nơi trông xe. Nhìn bằng mắt thường thì đây là một nơi trông xe trên vỉa hè, vậy thì việc trông xe này có được cấp phép hay không? Trường hợp trông xe không được cấp phép thì có thể bị xử phạt hành chính.
Luật sư Tùng cho hay, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử hành chính đối với hành vi trông, giữ xe trái phép lấn chiếm lòng đường, vỉa hè như sau: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
"Về vấn đề tai nạn nêu trên, cơ quan chức năng cần xác định nguyên nhân dẫn đến tường đổ là gì? Ai chịu trách nhiệm quản lý bức tường đó. Theo quy định của BLDS năm 2015 đã quy định: Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường. Do đó, trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người được giao quản lý tài sản là bức tường nêu trên. Như vậy, cần xem xét việc trông xe nêu trên có liên quan và có lỗi trong việc tường đổ gây thiệt hại hay không đề xác định trách nhiệm bồi thường.Vấn đề về bảo hiểm thì cần xác định trong nội dung hợp đồng bảo hiểm mà chủ xe đã mua, đã ký để xác định quyền lợi của chủ xe trong tai nạn nêu trên" - luật sư Tùng phân tích.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng văn phòng luật sư Kết nối (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, trong vụ việc này, nếu đây là bãi trông giữ xe dịch vụ, các bên tồn tại mối quan hệ pháp luật là gửi giữ xe, hợp đồng miệng, xác nhận bằng vé gửi xe, cam kết trông giữ xe của bên cung cấp dịch vụ thì bên trông giữ xe phải có trách nhiệm với chủ xe.
"Về mặt pháp luật đơn vị trông giữ xe buộc phải bằng tất cả nghiệp vụ của mình giữ gìn xe, đảm bảo rằng địa điểm trông giữ xe phải luôn được an toàn. Trong trường hợp này họ buộc phải kiểm tra tường bao, mái nhà, cây cối xung quanh... đủ điều kiện an toàn. Nếu có bất cứ tai nạn gì do chủ quan, không kiểm tra kĩ thì đơn vị trông xe phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại" - luật sư Hùng nói.
"Mặc dù là do mưa bão, nhưng bản chất là điều kiện cơ sở vật chất trông xe không đảm bảo an toàn mới là nguyên nhân chính dẫn đến việc gây thiệt hại cho bên gửi giữ xe. Vì thế, trường hợp này dù có giấy phép trông giữ xe hay không thì đơn vị nhận trông giữ vẫn phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ xe" - luật sư Hùng cho biết.
>>> Xem thêm video: Thi công ẩu, tường nhà đổ sập đè trúng người đi đường. Nguồn: Đài Truyền Hình Hà Nội.