Trong không gian văn hóa Hội chữ Xuân Quý Mão được tổ chức tại Hồ Văn, nhiều vị khách có ấn tượng đặc biệt với ông đồ "Tây mũi lõ" với áo the, khăn ngồi "thi triển" những nét chữ thư pháp vô cùng điêu luyện.Theo tìm hiểu của PV, "ông đồ Tây" này có tên Jean Sébastien (tên tiếng Việt là Trường Giang) đến từ Pháp.Chia sẻ với PV, Jean Sébastien đã có 7 năm học thư pháp Việt. Trong đó, "ông đồ Tây" này có 4 lần tham gia các hội tranh triển lãm chữ thư pháp.Tuy nhiên, đây là lần đầu Jean Sébastien có cơ hội "cho chữ" tại Hội chữ Xuân bởi vừa đạt giải nhì "Viết chữ quốc ngữ" trong cuộc thi viết chữ xuân 2023.Để chuẩn bị cho hội chữ xuân năm nay, Jean Sébastien từ Pháp sang Việt Nam từ đầu tháng 1. Anh dự định ở lại một tháng để tham gia hoạt động cho chữ từ ngày 15/1 đến hết ngày 26/1, mong muốn quảng bá văn hóa Việt Nam đến du khách châu Âu."Từ hôm khai hội tôi có viết tặng 15 chữ thư pháp chủ yếu là các từ "Tâm", "Đức", "Thịnh vượng" gửi đến du khách, đa phần là người Việt. Tôi rất vui khi những tác phẩm của ông đồ ngoại quốc được nhiều người đón nhận", anh Jean Sébastien nói.Trước khi đến Việt Nam, Jean Sébastien Grill là nhân viên thiết kế đồ họa nhưng học thêm y học cổ truyền của Việt Nam như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.Khi có kinh nghiệm, Jean Sébastien Grill bắt đầu điều trị cho bạn bè bởi thấy nhiều người gặp các vấn đề về xương khớp, cột sống nhưng can thiệp bằng tây y không hiệu quả.Năm 2006, khi kết hôn với người vợ Việt Kiều, Jean Sébastien có cơ hội đến Hà Nội. Lần đầu đến Việt Nam, cặp vợ chồng bị ấn tượng bởi nụ cười, sự thân thiện của người dân."Mọi người luôn cười nói khi giao tiếp, trên khuôn mặt toát lên vẻ hạnh phúc. Còn ở Pháp chúng tôi rất hiếm có cơ hội được chia sẻ bởi nhịp sống gấp gáp. Chưa kể những món ăn Việt rất hợp khẩu vị của hai vợ chồng", Jean Sébastien nói.Về nước, hình ảnh Việt Nam cứ quẩn quanh trong đầu. Từ đó, năm nào Jean Sébastien cũng sang Việt Nam. Ngoài đi chơi, anh cũng đăng ký tham gia các lớp dạy đông y ngắn ngày tại Đại học Y Hà Nội để nâng cao tay nghề, bổ trợ cho việc chữa trị cho các bệnh nhân bị xương khớp ở Pháp.Năm 2015, Jean Sébastien cùng vợ và hai con (một trai, một gái) quyết định chuyển hẳn đến Việt Nam sinh sống. Bên cạnh công việc chính là thiết kế đồ họa cho một đơn vị thời trang Việt, anh biết đến nghệ thuật thư pháp sau khi được người bạn Hàn Quốc giới thiệu. Hứng thú với bộ môn mới, "ông đồ Tây" này xin theo học hai người thầy dạy chữ thư pháp có tiếng tại Hà Nội, để hiểu rõ hơn về cách viết, nghệ thuật thể hiện ngôn từ và sắp xếp trên giấy dó.
Trong không gian văn hóa Hội chữ Xuân Quý Mão được tổ chức tại Hồ Văn, nhiều vị khách có ấn tượng đặc biệt với ông đồ "Tây mũi lõ" với áo the, khăn ngồi "thi triển" những nét chữ thư pháp vô cùng điêu luyện.
Theo tìm hiểu của PV, "ông đồ Tây" này có tên Jean Sébastien (tên tiếng Việt là Trường Giang) đến từ Pháp.
Chia sẻ với PV, Jean Sébastien đã có 7 năm học thư pháp Việt. Trong đó, "ông đồ Tây" này có 4 lần tham gia các hội tranh triển lãm chữ thư pháp.
Tuy nhiên, đây là lần đầu Jean Sébastien có cơ hội "cho chữ" tại Hội chữ Xuân bởi vừa đạt giải nhì "Viết chữ quốc ngữ" trong cuộc thi viết chữ xuân 2023.
Để chuẩn bị cho hội chữ xuân năm nay, Jean Sébastien từ Pháp sang Việt Nam từ đầu tháng 1. Anh dự định ở lại một tháng để tham gia hoạt động cho chữ từ ngày 15/1 đến hết ngày 26/1, mong muốn quảng bá văn hóa Việt Nam đến du khách châu Âu.
"Từ hôm khai hội tôi có viết tặng 15 chữ thư pháp chủ yếu là các từ "Tâm", "Đức", "Thịnh vượng" gửi đến du khách, đa phần là người Việt. Tôi rất vui khi những tác phẩm của ông đồ ngoại quốc được nhiều người đón nhận", anh Jean Sébastien nói.
Trước khi đến Việt Nam, Jean Sébastien Grill là nhân viên thiết kế đồ họa nhưng học thêm y học cổ truyền của Việt Nam như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.
Khi có kinh nghiệm, Jean Sébastien Grill bắt đầu điều trị cho bạn bè bởi thấy nhiều người gặp các vấn đề về xương khớp, cột sống nhưng can thiệp bằng tây y không hiệu quả.
Năm 2006, khi kết hôn với người vợ Việt Kiều, Jean Sébastien có cơ hội đến Hà Nội. Lần đầu đến Việt Nam, cặp vợ chồng bị ấn tượng bởi nụ cười, sự thân thiện của người dân.
"Mọi người luôn cười nói khi giao tiếp, trên khuôn mặt toát lên vẻ hạnh phúc. Còn ở Pháp chúng tôi rất hiếm có cơ hội được chia sẻ bởi nhịp sống gấp gáp. Chưa kể những món ăn Việt rất hợp khẩu vị của hai vợ chồng", Jean Sébastien nói.
Về nước, hình ảnh Việt Nam cứ quẩn quanh trong đầu. Từ đó, năm nào Jean Sébastien cũng sang Việt Nam. Ngoài đi chơi, anh cũng đăng ký tham gia các lớp dạy đông y ngắn ngày tại Đại học Y Hà Nội để nâng cao tay nghề, bổ trợ cho việc chữa trị cho các bệnh nhân bị xương khớp ở Pháp.
Năm 2015, Jean Sébastien cùng vợ và hai con (một trai, một gái) quyết định chuyển hẳn đến Việt Nam sinh sống. Bên cạnh công việc chính là thiết kế đồ họa cho một đơn vị thời trang Việt, anh biết đến nghệ thuật thư pháp sau khi được người bạn Hàn Quốc giới thiệu. Hứng thú với bộ môn mới, "ông đồ Tây" này xin theo học hai người thầy dạy chữ thư pháp có tiếng tại Hà Nội, để hiểu rõ hơn về cách viết, nghệ thuật thể hiện ngôn từ và sắp xếp trên giấy dó.