Dọc khắp bức tường Văn Miếu cổ kính, rêu phong, hàng trăm bức tranh chữ ẩn hiện trong làn mưa xuân tạo nên nét đặc trưng riêng cho Tết của Thủ đô Hà Nội.Nhiều người tới đây, dạo “phố ông đồ” để ngắm tranh chữ. Hay đơn giản chỉ là nghe các ông đồ giảng giải về nghệ thuật thư pháp."Cho chữ, xin chữ" đầu Xuân đã trở thành hoạt động văn hóa của Hội chữ Xuân hàng năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bên cạnh hoạt động xin và cho chữ đầu Xuân, Hội chữ Xuân 2020 còn bao gồm hoạt động triển lãm Thư pháp.Triển lãm nhằm giới thiệu những giá trị tốt đẹp của Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, tôi trong hiền tài… thông qua những tác phẩm thư pháp mang hơi thở cuộc sống đương đại. Sáng mùng 2 Tết, khi trời vừa hửng nắng sau một ngày mưa dài, nhiều gia đình cùng nhau tới phố ông đồ xin chữ, tham quan...Không chỉ vậy, khách tham quan còn được tìm hiểu về lịch sử Nho học Việt Nam, quy trình làm giấy dó, xem các gian hàng nghề truyền thống, trải nghiệm trò chơi dân gian, thả hoa đăng...Đây cũng là dịp các bậc phụ huynh đưa con em mình đi tham quan, cùng tìm hiểu về ý nghĩa nét văn hóa xin chữ đầu năm.Với việc trưng bày hơn 50 tác phẩm thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ, Ban Tổ chức cũng như các ông đồ mong muốn, các hoạt động tại Hội chữ Xuân sẽ là những nét văn hóa truyền thống, bền vững chính, mỗi năm nâng chất lượng lên một chút và hoàn toàn không đặt nặng vấn đề thương mại.Nhiều gia đình người đi xin chữ đầu xuân thường thích các chữ “Phúc”; “Lộc”; “Thọ” ; “An Khang” “Cát Tường”, “Như Ý”... nhằm cầu mong sự bình yên cho gia đình con cháu.Trong khi ấy, những người làm ăn kinh doạn thường thích các chữ “Phát”; “Lộc”; “Tài” “Vượng” mong cho công việc buôn bán được phát triển, thuận buồm xuôi gió và phát tài phát lộc.Nhiều bạn trẻ đang phấn đấu, xây dựng sự nghiệp thường xin chữ “Chí”, chữ “Thành”, chữ “Đạt”, chữ “Đắc”, chữ “Nhẫn”.Hình ảnh các các ông đồ áo the khăn xếp, dở bút nghiên, chăm chú viết chữ dần trở thành nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến Xuân về.Những bức thư pháp đẹp được trưng bày thu hút sự chú ý của mọi người.
Dọc khắp bức tường Văn Miếu cổ kính, rêu phong, hàng trăm bức tranh chữ ẩn hiện trong làn mưa xuân tạo nên nét đặc trưng riêng cho Tết của Thủ đô Hà Nội.
Nhiều người tới đây, dạo “phố ông đồ” để ngắm tranh chữ. Hay đơn giản chỉ là nghe các ông đồ giảng giải về nghệ thuật thư pháp.
"Cho chữ, xin chữ" đầu Xuân đã trở thành hoạt động văn hóa của Hội chữ Xuân hàng năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bên cạnh hoạt động xin và cho chữ đầu Xuân, Hội chữ Xuân 2020 còn bao gồm hoạt động triển lãm Thư pháp.
Triển lãm nhằm giới thiệu những giá trị tốt đẹp của Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, tôi trong hiền tài… thông qua những tác phẩm thư pháp mang hơi thở cuộc sống đương đại. Sáng mùng 2 Tết, khi trời vừa hửng nắng sau một ngày mưa dài, nhiều gia đình cùng nhau tới phố ông đồ xin chữ, tham quan...
Không chỉ vậy, khách tham quan còn được tìm hiểu về lịch sử Nho học Việt Nam, quy trình làm giấy dó, xem các gian hàng nghề truyền thống, trải nghiệm trò chơi dân gian, thả hoa đăng...
Đây cũng là dịp các bậc phụ huynh đưa con em mình đi tham quan, cùng tìm hiểu về ý nghĩa nét văn hóa xin chữ đầu năm.
Với việc trưng bày hơn 50 tác phẩm thư pháp Hán Nôm và Quốc ngữ, Ban Tổ chức cũng như các ông đồ mong muốn, các hoạt động tại Hội chữ Xuân sẽ là những nét văn hóa truyền thống, bền vững chính, mỗi năm nâng chất lượng lên một chút và hoàn toàn không đặt nặng vấn đề thương mại.
Nhiều gia đình người đi xin chữ đầu xuân thường thích các chữ “Phúc”; “Lộc”; “Thọ” ; “An Khang” “Cát Tường”, “Như Ý”... nhằm cầu mong sự bình yên cho gia đình con cháu.
Trong khi ấy, những người làm ăn kinh doạn thường thích các chữ “Phát”; “Lộc”; “Tài” “Vượng” mong cho công việc buôn bán được phát triển, thuận buồm xuôi gió và phát tài phát lộc.
Nhiều bạn trẻ đang phấn đấu, xây dựng sự nghiệp thường xin chữ “Chí”, chữ “Thành”, chữ “Đạt”, chữ “Đắc”, chữ “Nhẫn”.
Hình ảnh các các ông đồ áo the khăn xếp, dở bút nghiên, chăm chú viết chữ dần trở thành nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Những bức thư pháp đẹp được trưng bày thu hút sự chú ý của mọi người.