Chiều tối 12/9, hồ thủy điện Thác Bà (Yên Bái) vẫn đang điều tiết xả lũ qua 3 cửa.Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện Thác Bà cho biết, đến hiện tại lưu lượng nước thượng nguồn về hồ Thác Bà đã giảm mạnh so với những ngày trước. Tổng lưu lượng xả tại công trình đến 22h ngày 12/9 là 3.038m3/s (giảm so với thời điểm ngày 11/9 là hơn 200m3/s).Các địa phương vùng hạ du như thị trấn Thác Bà, xã Hán Đà, Đại Minh, nước đã rút sâu khoảng 1m so với ngày 11/9. Mực nước hồ Thác Bà cũng giảm mạnh so với những ngày trước. Số liệu đến 22h ngày 12/9 là 59,14m, rút gần 1m so với ngày 11/9.“Trước mắt, đơn vị đang phối hợp cùng chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cứu trợ, hỗ trợ các hộ gia đình bị ngập sâu, bị ảnh hưởng bởi nước hồ dâng, xả lũ. Ngoài ra đảm bảo việc xả lũ theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn hồ chứa”, ông Cường thông tin. Trong ảnh, việc xả lũ khiến nhiều hộ dân vùng hạ du và ven sông ngập sâu.Thấy hồ thủy điện Thác Bà xả lũ, rất đông người dân địa phương và du khách di chuyển lên khu vực cửa xả để xem song bị bảo vệ ngăn lại để đảm bảo an toàn.Theo thông tin từ UBND huyện Yên Bình, trong những ngày qua, việc hồ Thác Bà dâng nước, thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến 11 xã, thị trấn trên địa bàn bị ảnh hưởng, ngập úng.Sau khi nước rút, chiều 12/9, hơn 3.000 hộ đã trở về nơi sinh sống. Hiện còn hơn 1.500 hộ vẫn đang trong tình trạng nhà bị ngập chưa thể về, chủ yếu ở các xã Yên Bình, xã Vĩnh Kiên, xã Mông Sơn, thị trấn Yên Bình. Trong ảnh, một nhà dân nằm dưới khu vực xả lũ của hồ thủy điện Thác Bà ngập sâu.Người dân mặc áo phao, dùng thuyền hoặc di chuyển chậm cạnh khu vực nhà ngập để di dời tài sản.Trước đó, khi việc xả lũ diễn ra, chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đã có mặt, hỗ trợ di tản người và tài sản ở vùng ngập lụt đến nơi an toàn.Huyện Yên Bình đã chỉ đạo các địa phương khắc phục những điểm sạt lở để thông tuyến giao thông. Đối với những sạt lở bố trí lực lượng san gạt đất để đảm bảo an toàn cho người dân, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Với các điểm nước rút, đơn vị chỉ đạo các xã huy động lực lượng khắc phục bùn đất, thiệt hại, phun khử trùng, tiêu độc để giúp bà con trở lại sinh hoạt bình thường.Hồ Thác Bà thuộc địa phận 2 huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái) - là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Hồ được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Vùng hồ có diện tích 23.400 ha, với diện tích mặt nước 19. 050 ha. Công trình có chiều dài 80 km, chứa được 3 đến 3,9 tỷ m3 nước.Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn, nhỏ.
Chiều tối 12/9, hồ thủy điện Thác Bà (Yên Bái) vẫn đang điều tiết xả lũ qua 3 cửa.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thủy điện Thác Bà cho biết, đến hiện tại lưu lượng nước thượng nguồn về hồ Thác Bà đã giảm mạnh so với những ngày trước. Tổng lưu lượng xả tại công trình đến 22h ngày 12/9 là 3.038m3/s (giảm so với thời điểm ngày 11/9 là hơn 200m3/s).
Các địa phương vùng hạ du như thị trấn Thác Bà, xã Hán Đà, Đại Minh, nước đã rút sâu khoảng 1m so với ngày 11/9. Mực nước hồ Thác Bà cũng giảm mạnh so với những ngày trước. Số liệu đến 22h ngày 12/9 là 59,14m, rút gần 1m so với ngày 11/9.
“Trước mắt, đơn vị đang phối hợp cùng chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cứu trợ, hỗ trợ các hộ gia đình bị ngập sâu, bị ảnh hưởng bởi nước hồ dâng, xả lũ. Ngoài ra đảm bảo việc xả lũ theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn hồ chứa”, ông Cường thông tin. Trong ảnh, việc xả lũ khiến nhiều hộ dân vùng hạ du và ven sông ngập sâu.
Thấy hồ thủy điện Thác Bà xả lũ, rất đông người dân địa phương và du khách di chuyển lên khu vực cửa xả để xem song bị bảo vệ ngăn lại để đảm bảo an toàn.
Theo thông tin từ UBND huyện Yên Bình, trong những ngày qua, việc hồ Thác Bà dâng nước, thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến 11 xã, thị trấn trên địa bàn bị ảnh hưởng, ngập úng.
Sau khi nước rút, chiều 12/9, hơn 3.000 hộ đã trở về nơi sinh sống. Hiện còn hơn 1.500 hộ vẫn đang trong tình trạng nhà bị ngập chưa thể về, chủ yếu ở các xã Yên Bình, xã Vĩnh Kiên, xã Mông Sơn, thị trấn Yên Bình. Trong ảnh, một nhà dân nằm dưới khu vực xả lũ của hồ thủy điện Thác Bà ngập sâu.
Người dân mặc áo phao, dùng thuyền hoặc di chuyển chậm cạnh khu vực nhà ngập để di dời tài sản.
Trước đó, khi việc xả lũ diễn ra, chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đã có mặt, hỗ trợ di tản người và tài sản ở vùng ngập lụt đến nơi an toàn.
Huyện Yên Bình đã chỉ đạo các địa phương khắc phục những điểm sạt lở để thông tuyến giao thông. Đối với những sạt lở bố trí lực lượng san gạt đất để đảm bảo an toàn cho người dân, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Với các điểm nước rút, đơn vị chỉ đạo các xã huy động lực lượng khắc phục bùn đất, thiệt hại, phun khử trùng, tiêu độc để giúp bà con trở lại sinh hoạt bình thường.
Hồ Thác Bà thuộc địa phận 2 huyện Lục Yên và Yên Bình (Yên Bái) - là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Hồ được hình thành khi đập thủy điện Thác Bà hoàn tất năm 1971 làm nghẽn dòng sông Chảy và tạo ra hồ. Vùng hồ có diện tích 23.400 ha, với diện tích mặt nước 19. 050 ha. Công trình có chiều dài 80 km, chứa được 3 đến 3,9 tỷ m3 nước.
Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn, nhỏ.