Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT (học bạ) với tổng chỉ tiêu dự kiến khoảng 15%. Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Thí sinh có thể xét tuyển điểm học bạ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký hoặc điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký. Trường ĐH Điện lực: Thí sinh cần có điểm xét tuyển trong tổ hợp xét tuyển không thấp hơn 18 điểm. Điểm xét tuyển là điểm trung bình học tập các môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Đợt 1từ 15/2 - 20/6. Đợt bổ sung: Thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1. Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải: Thí sinh cần có tổng điểm của tổ hợp xét tuyển môn học cả năm lớp 12 đạt từ 18 trở lên. Trường xét tuyển điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn Toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp. Trường ĐH Luật Hà Nội: Xét tuyển 50% chỉ tiêu theo kết quả học tập loại Giỏi của 5 học kỳ bậc THPT. Ưu tiên học sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia/cấp tỉnh, trường trọng điểm quốc gia chất lượng cao (dự kiến sẽ cộng thêm 1 – 1,5 điểm vào tổng điểm xét tuyển). Trường ĐH Ngoại thương: Trường sẽ xét tuyển học bạ dành cho 3 nhóm đối tượng: (1) thí sinh tham gia thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; (2) thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; (3) thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên. Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Thí sinh cần có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với đợt xét tuyển 1) hoặc lớp 12 (đối với các đợt xét tuyển sau) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 20 điểm trở lên. Đợt 1: từ 1/3 - 29/4; Thông báo kết quả xét tuyển vào 4/5. Đợt 2: từ 5/5 - 15/6; Thông báo kết quả xét tuyển vào 20/6. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và học lực 3 năm đạt từ giỏi trở lên. Đối với các ngành khác (ngoài sư phạm): Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên. Trường xét tổng điểm trung bình các năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo quy định của mỗi ngành. Trường ĐH Thương mại: Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia. Trường ĐH Thủy lợi: Xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển. Trường ĐH Y tế Công cộng: Xét tuyển dựa vào vào kết quả học tập THPT . Học viện Chính sách và Phát triển: Xét tuyển thí sinh học tại các trường THPT chuyên, có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên. Ngoài ra, xét tuyển thí sinh có điểm trung bình cộng tổng kết năm của 3 môn lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lí Nhà nước đạt từ 7 điểm trở lên.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT (học bạ) với tổng chỉ tiêu dự kiến khoảng 15%.
Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Thí sinh có thể xét tuyển điểm học bạ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký hoặc điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.
Trường ĐH Điện lực: Thí sinh cần có điểm xét tuyển trong tổ hợp xét tuyển không thấp hơn 18 điểm. Điểm xét tuyển là điểm trung bình học tập các môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (theo ngành) của năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Đợt 1từ 15/2 - 20/6. Đợt bổ sung: Thông báo sau khi có kết quả xét tuyển đợt 1.
Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải: Thí sinh cần có tổng điểm của tổ hợp xét tuyển môn học cả năm lớp 12 đạt từ 18 trở lên. Trường xét tuyển điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn Toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.
Trường ĐH Luật Hà Nội: Xét tuyển 50% chỉ tiêu theo kết quả học tập loại Giỏi của 5 học kỳ bậc THPT. Ưu tiên học sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia/cấp tỉnh, trường trọng điểm quốc gia chất lượng cao (dự kiến sẽ cộng thêm 1 – 1,5 điểm vào tổng điểm xét tuyển).
Trường ĐH Ngoại thương: Trường sẽ xét tuyển học bạ dành cho 3 nhóm đối tượng: (1) thí sinh tham gia thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; (2) thí sinh đạt giải (Nhất, Nhì, Ba) học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; (3) thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Thí sinh cần có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 (đối với đợt xét tuyển 1) hoặc lớp 12 (đối với các đợt xét tuyển sau) theo thang điểm 10 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 20 điểm trở lên. Đợt 1: từ 1/3 - 29/4; Thông báo kết quả xét tuyển vào 4/5. Đợt 2: từ 5/5 - 15/6; Thông báo kết quả xét tuyển vào 20/6.
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Đối với các ngành đào tạo giáo viên: Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ ở bậc THPT đạt loại tốt và học lực 3 năm đạt từ giỏi trở lên. Đối với các ngành khác (ngoài sư phạm): Thí sinh là học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022 có hạnh kiểm tất cả các học kỳ và học lực 3 năm ở bậc THPT đạt từ khá trở lên. Trường xét tổng điểm trung bình các năm lớp 10, 11, 12 của môn học hoặc tổ hợp các môn học theo quy định của mỗi ngành.
Trường ĐH Thương mại: Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ đối với thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các trường THPT trọng điểm quốc gia.
Trường ĐH Thủy lợi: Xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển.
Trường ĐH Y tế Công cộng: Xét tuyển dựa vào vào kết quả học tập THPT .
Học viện Chính sách và Phát triển: Xét tuyển thí sinh học tại các trường THPT chuyên, có điểm trung bình chung học tập lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên. Ngoài ra, xét tuyển thí sinh có điểm trung bình cộng tổng kết năm của 3 môn lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 7,5 trở lên, riêng ngành Quản lí Nhà nước đạt từ 7 điểm trở lên.