Ngày 17/10, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo thông tin vụ việc nước nhiễm dầu thải khiến hàng vạn người dân phía Tây Nam Hà Nội khổ sở trong suốt hơn 1 tuần qua. Cuộc họp báo do Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Văn Toàn chủ trì với sự tham gia của đại diện Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở TN&MT, UBND huyện Kỳ Sơn và Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà. (Ảnh: Tienphong)Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi báo chí về việc chất lượng nước mà phía công ty nước sạch Sông Đà cung cấp lại nước cho người dân, ông Bùi Đăng Khoa - Phó Giám đốc Công ty nước sạch Sông Đà nói: "Chúng tôi cũng khuyến cáo nước mới chỉ phục vụ tắm rửa, vệ sinh". (Ảnh: Vietnamnet)Trả lời tiếp câu hỏi Công ty nước sạch sông Đà có thực hiện đóng kín kênh theo đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình hay không, ông Khoa trả lời: "Công ty đang phối hợp tích cực với cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh nguồn nước. Quy định thẩm định, thẩm tra của cơ quan chức năng mất rất nhiều thời gian”. (Ảnh: Tienphong)Đối với câu hỏi công ty có nợ người dân lời xin lỗi, ông Khoa khẳng định: "Xin lỗi hay không sẽ chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng". (Ảnh: Tienphong)Trả lời về việc liệu công ty nước sạch Sông Đà có đưa ra lời xin lỗi và đền bù thiệt hại với người dân Hà Nội hay không? ông nói: "Đối với vấn đề thiệt hại, chúng tôi là nạn nhân thiệt hại nhất". (Ảnh: Tienphong)Trước đó, ngày 15/10, tại buổi họp giao ban báo chí về sự cố nước sạch cung cấp cho người dân do ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, trả lời một số chất vấn về trách nhiệm cá nhân, ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng giám đốc Công ty nước sạch Sông Đà cho biết: “Tôi chỉ là Tổng giám đốc làm thuê”. (Ảnh: Infonet)Lý giả về văn bản báo cáo ngày 10/10 trong khi công ty phát hiện sự việc ngày 9/10, ông Tốn nói do "toàn bộ nhân viên, kể cả văn thư và công nhân nhà máy đều lo vớt dầu nên sáng hôm sau chúng tôi mới có thể báo cáo sự việc". (Ảnh: Zing)Cùng câu hỏi trong ngày 9/10 phát hiện váng dầu nhưng đến sáng hôm sau (10/10) mới có văn bản báo cáo, ông Tốn nói: “Nếu báo cáo thành phố thì phải báo cáo cái gì khi chất lượng nước vẫn bảo đảm?”. (Ảnh: Hải Ninh)
Ngày 17/10, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo thông tin vụ việc nước nhiễm dầu thải khiến hàng vạn người dân phía Tây Nam Hà Nội khổ sở trong suốt hơn 1 tuần qua. Cuộc họp báo do Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Văn Toàn chủ trì với sự tham gia của đại diện Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Sở TN&MT, UBND huyện Kỳ Sơn và Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà. (Ảnh: Tienphong)
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi báo chí về việc chất lượng nước mà phía công ty nước sạch Sông Đà cung cấp lại nước cho người dân, ông Bùi Đăng Khoa - Phó Giám đốc Công ty nước sạch Sông Đà nói: "Chúng tôi cũng khuyến cáo nước mới chỉ phục vụ tắm rửa, vệ sinh". (Ảnh: Vietnamnet)
Trả lời tiếp câu hỏi Công ty nước sạch sông Đà có thực hiện đóng kín kênh theo đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình hay không, ông Khoa trả lời: "Công ty đang phối hợp tích cực với cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh nguồn nước. Quy định thẩm định, thẩm tra của cơ quan chức năng mất rất nhiều thời gian”. (Ảnh: Tienphong)
Đối với câu hỏi công ty có nợ người dân lời xin lỗi, ông Khoa khẳng định: "Xin lỗi hay không sẽ chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng". (Ảnh: Tienphong)
Trả lời về việc liệu công ty nước sạch Sông Đà có đưa ra lời xin lỗi và đền bù thiệt hại với người dân Hà Nội hay không? ông nói: "Đối với vấn đề thiệt hại, chúng tôi là nạn nhân thiệt hại nhất". (Ảnh: Tienphong)
Trước đó, ngày 15/10, tại buổi họp giao ban báo chí về sự cố nước sạch cung cấp cho người dân do ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, trả lời một số chất vấn về trách nhiệm cá nhân, ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng giám đốc Công ty nước sạch Sông Đà cho biết: “Tôi chỉ là Tổng giám đốc làm thuê”. (Ảnh: Infonet)
Lý giả về văn bản báo cáo ngày 10/10 trong khi công ty phát hiện sự việc ngày 9/10, ông Tốn nói do "toàn bộ nhân viên, kể cả văn thư và công nhân nhà máy đều lo vớt dầu nên sáng hôm sau chúng tôi mới có thể báo cáo sự việc". (Ảnh: Zing)
Cùng câu hỏi trong ngày 9/10 phát hiện váng dầu nhưng đến sáng hôm sau (10/10) mới có văn bản báo cáo, ông Tốn nói: “Nếu báo cáo thành phố thì phải báo cáo cái gì khi chất lượng nước vẫn bảo đảm?”. (Ảnh: Hải Ninh)