Sau gần 1 tháng gom nhặt, sắp xếp từng món đồ lớn nhỏ của những bệnh nhân đã ra đi mãi mãi vì COVID-19, hơn 300 túi đồ của những bệnh nhân đã khuất được nhân viên y tế và y bác sĩ ở Bệnh viện (BV) dã chiến số 16 bắt đầu trao trả lại cho người nhà của họ.Những ngày này, TPHCM thường có những cơn mưa rào vào buổi chiều. Và cơn mưa hôm nay đổ xuống làm cho những người ở lại khi ký nhận những kỷ vật của người thân để lại càng thêm nặng lòng hơn.Gói đồ mà người thân được nhận lại gồm rất nhiều đồ đạc khác nhau, như quần áo, vật dụng cá nhân, điện thoại, chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm… Tất cả đều là những vật dụng gắn liền với bệnh nhân quá cố trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.Tất cả đồ đạc đều được các y bác sĩ sắp xếp gọn gàng theo tên từng người. Trước đó, họ đã tiến hành thực hiện 3 lần khử khuẩn để đảm bảo an toàn trước khi trao lại cho người nhà.Từng chiếc điện thoại được nhân viên y tế tiến hành sạc pin, nhận diện, dán tên để phân biệt.Thậm chí có những món đồ như hàm răng giả cũng được nhân viên y tế khử khuẩn vệ sinh sạch sẽ để trao gửi lại cho người nhà của bệnh nhân đã mất.Anh Trương Minh (ngụ quận 1) trên tay bế theo đứa con út còn đang ngủ, đến nhận lại những món đồ mà người vợ quá cố để lại. Vợ ra đi để lại anh và 3 đứa con. “Vợ tôi mất ngày 2/.8. Tôi đâu có nghĩ bà xã mình sẽ mất đâu. Đêm hôm đó bà xã còn gọi tôi nhưng hôm sau thì mất. Trong tất cả đồ của bà xã, thứ quý giá nhất với tôi là chiếc điện thoại vì chứa đựng nhiều kỷ niệm", anh Minh nói.Trong túi đồ của người cha đã mất mà anh Minh Đức (ngụ quận 10) nhận được còn sót chiếc điện thoại, để thuận tiện hơn, nhân viên y tế dẫn anh vào tận kho đồ để cùng tìm kiếm. Dưới mưa, anh vẫn ôm chặt chiếc túi vào ngực. Nước mắt anh không ngừng rơi từ khoé mắt kể từ khi anh bước vào bệnh viện, giờ đây hoà cùng vào nước mưa.Vừa tìm kiếm chiếc điện thoại cũ của người cha đã khuất, chốc chốc anh Đức lại ôm mặt khóc nức nở. “Khi đến đây cảm giác của tôi rất nặng nề, nhận lại đồ mà cảm thấy thêm đau lòng và ăn năn. Cha mẹ là những người thân duy nhất của mình, nếu có mâu thuẫn thì hãy nhớ rằng cha mẹ là những ngọn đèn trước gió. Hãy nói rằng con thương cha mẹ, con cảm ơn cha mẹ đã sống với chúng con”, anh Đức nói.Không riêng trường hợp của anh Đức, một số người nhà khi tới nhận cũng được nhân viên y tế dẫn vào kho cùng tìm lại những món đồ còn sót của người thân một cách tỉ mỉ, chu đáo.Đến cuối ngày, có trường hợp một người con gái được phường thông báo tới nhận cốt và kỷ vật của bố. Nhưng sau khi chờ đợi tìm kiếm vài giờ đồng hồ cũng chưa tìm được túi đồ, đành ngậm ngùi mang tro cốt về trước.Nhân viên y tế và cả các y bác sĩ đều tận tình sạc và mở từng chiếc điện thoại để tìm, hi vọng tiếng chuông sẽ reo lên ở một chiếc máy nào đó.Loay hoay một hồi đến gần tối, các bác sĩ mới nhận ra tên của bố cô bé không ở trong danh sách nhận đồ trong ngày hôm nay.Thạc sĩ, BS. Trần Thái Sơn - Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện dã chiến số 16 cho biết, trong ngày hôm nay bệnh viện đã gọi hơn 100 cuộc điện thoại cho người nhà bệnh nhân nhưng chỉ hơn 20 trường hợp có thể đến nhận. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm công việc này để góp phần vơi đi nỗi đau của những gia đình có người thân không may có người mất vì COVID-19”, BS. Sơn nói.
Sau gần 1 tháng gom nhặt, sắp xếp từng món đồ lớn nhỏ của những bệnh nhân đã ra đi mãi mãi vì COVID-19, hơn 300 túi đồ của những bệnh nhân đã khuất được nhân viên y tế và y bác sĩ ở Bệnh viện (BV) dã chiến số 16 bắt đầu trao trả lại cho người nhà của họ.
Những ngày này, TPHCM thường có những cơn mưa rào vào buổi chiều. Và cơn mưa hôm nay đổ xuống làm cho những người ở lại khi ký nhận những kỷ vật của người thân để lại càng thêm nặng lòng hơn.
Gói đồ mà người thân được nhận lại gồm rất nhiều đồ đạc khác nhau, như quần áo, vật dụng cá nhân, điện thoại, chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm… Tất cả đều là những vật dụng gắn liền với bệnh nhân quá cố trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Tất cả đồ đạc đều được các y bác sĩ sắp xếp gọn gàng theo tên từng người. Trước đó, họ đã tiến hành thực hiện 3 lần khử khuẩn để đảm bảo an toàn trước khi trao lại cho người nhà.
Từng chiếc điện thoại được nhân viên y tế tiến hành sạc pin, nhận diện, dán tên để phân biệt.
Thậm chí có những món đồ như hàm răng giả cũng được nhân viên y tế khử khuẩn vệ sinh sạch sẽ để trao gửi lại cho người nhà của bệnh nhân đã mất.
Anh Trương Minh (ngụ quận 1) trên tay bế theo đứa con út còn đang ngủ, đến nhận lại những món đồ mà người vợ quá cố để lại. Vợ ra đi để lại anh và 3 đứa con. “Vợ tôi mất ngày 2/.8. Tôi đâu có nghĩ bà xã mình sẽ mất đâu. Đêm hôm đó bà xã còn gọi tôi nhưng hôm sau thì mất. Trong tất cả đồ của bà xã, thứ quý giá nhất với tôi là chiếc điện thoại vì chứa đựng nhiều kỷ niệm", anh Minh nói.
Trong túi đồ của người cha đã mất mà anh Minh Đức (ngụ quận 10) nhận được còn sót chiếc điện thoại, để thuận tiện hơn, nhân viên y tế dẫn anh vào tận kho đồ để cùng tìm kiếm. Dưới mưa, anh vẫn ôm chặt chiếc túi vào ngực. Nước mắt anh không ngừng rơi từ khoé mắt kể từ khi anh bước vào bệnh viện, giờ đây hoà cùng vào nước mưa.
Vừa tìm kiếm chiếc điện thoại cũ của người cha đã khuất, chốc chốc anh Đức lại ôm mặt khóc nức nở. “Khi đến đây cảm giác của tôi rất nặng nề, nhận lại đồ mà cảm thấy thêm đau lòng và ăn năn. Cha mẹ là những người thân duy nhất của mình, nếu có mâu thuẫn thì hãy nhớ rằng cha mẹ là những ngọn đèn trước gió. Hãy nói rằng con thương cha mẹ, con cảm ơn cha mẹ đã sống với chúng con”, anh Đức nói.
Không riêng trường hợp của anh Đức, một số người nhà khi tới nhận cũng được nhân viên y tế dẫn vào kho cùng tìm lại những món đồ còn sót của người thân một cách tỉ mỉ, chu đáo.
Đến cuối ngày, có trường hợp một người con gái được phường thông báo tới nhận cốt và kỷ vật của bố. Nhưng sau khi chờ đợi tìm kiếm vài giờ đồng hồ cũng chưa tìm được túi đồ, đành ngậm ngùi mang tro cốt về trước.
Nhân viên y tế và cả các y bác sĩ đều tận tình sạc và mở từng chiếc điện thoại để tìm, hi vọng tiếng chuông sẽ reo lên ở một chiếc máy nào đó.
Loay hoay một hồi đến gần tối, các bác sĩ mới nhận ra tên của bố cô bé không ở trong danh sách nhận đồ trong ngày hôm nay.
Thạc sĩ, BS. Trần Thái Sơn - Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện dã chiến số 16 cho biết, trong ngày hôm nay bệnh viện đã gọi hơn 100 cuộc điện thoại cho người nhà bệnh nhân nhưng chỉ hơn 20 trường hợp có thể đến nhận. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm công việc này để góp phần vơi đi nỗi đau của những gia đình có người thân không may có người mất vì COVID-19”, BS. Sơn nói.