Video: Ngôi nhà trọ 10m2 của mẹ con bé Thóc.Ngày 30.12, chúng tôi tìm đến khu nhà trọ của chị Phạm Thị Lan (công nhân môi trường Urenco 1, chi nhánh Ba Đình) và bé Thóc 2 tuổi - hai nhân vật chính trong câu chuyện mà Báo Lao Động đăng tải ngày 27.12 “Bé trai 2 tuổi theo mẹ lao công đi gom rác mỗi ngày ở Hà Nội” khiến nhiều người xót xa.Căn nhà trọ chỉ rộng chừng 10m2 nằm hun hút trong con ngõ nhỏ, vắng bóng người qua lại thuộc khu vực Kim Mã (Ba Đình).Thời điểm này cũng là lúc chị Lan đang nấu bữa trưa cho hai mẹ con để chuẩn bị cho ca làm việc kéo dài 11 tiếng đồng hồ.Dù làm công việc nặng nhọc, nhưng bữa trưa của người phụ nữ đơn thân cao chưa đến mét rưỡi, nặng 44 kg chỉ có gói mì úp, còn bé Thóc được mẹ cho cho ăn cháo và uống sữa tươi.Chia sẻ với chúng tôi, chị Lan cho biết, vì hoàn cảnh còn khó khăn, nên mẹ con chị phải thuê trọ trong khu giá rẻ nằm sâu cuối ngõ. Việc này vừa tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, vừa thuận lợi để chị đi làm, trông con. Hầu hết đồ đạc trong nhà đều được chị nhặt nhạnh từ những lần thu gom rác thải. Đồ dùng nào còn dùng tốt, chị đều giữ lại, bảo quản cẩn thận phòng khi cần.Chị Lan kể, chị ở đây đã được hơn một năm nay. Mỗi tháng, chị đóng 1,5 triệu đồng tiền thuê trọ (chưa tính điện, nước). Trong căn phòng cấp 4 được lợp mái tôn, tất cả đồ đạc, vật dụng sinh hoạt đều xếp chồng chất lên nhau để tiết kiệm diện tích. Chỉ có chiếc điều hòa là giá trị nhất nhưng lại thuộc sở hữu của chủ nhà trọ, còn chị Lan chẳng mấy khi dám dùng.Ngay sau khi câu chuyện của chị và bé Thóc được chia sẻ rộng rãi, nhiều mạnh thường quân đã ngỏ ý muốn giúp đỡ hoàn cảnh của hai mẹ con khiến chị khá bối rối.“Sau khi câu chuyện về hoàn cảnh mẹ con tôi được đăng tải trên Báo Lao Động, khoảng 2 ngày nay, nhiều người gọi điện cho tôi hỏi thăm, chia sẻ. Chính quyền địa phương và đại diện Công ty nơi tôi làm việc cũng tìm tới nhà để giúp đỡ. Thậm chí, có người muốn đón hai mẹ con về nơi ở mới và tìm giúp một công việc khác. Cũng có người gửi tiền ủng hộ hay hiện vật như quần áo, đồ chơi cho Thóc. Tôi rất bất ngờ và xúc động vì không nghĩ rằng số phận mình lại được nhiều người cảm thông đến thế”, chị Lan nói.Chị Lan bày tỏ sự cảm ơn đến Báo Lao Động, lòng biết ơn đến các mạnh thường quân đã giúp đỡ hai mẹ con trong thời gian qua và cũng không quên chia sẻ: “Vì hoàn cảnh mà khiến Thóc phải theo mẹ mỗi ngày đi gom rác. Nhưng tôi còn trẻ và vẫn còn sức lao động để lo cho gia đình. Những điều tốt đẹp được mọi người đóng góp, tôi sẽ sử dụng đúng mục đích. Một phần cho con trai lớn đang mang bệnh nặng, một phần dành cho Thóc để có người trông nom, chăm sóc bé mỗi khi tôi đi làm”.Có lẽ, giấc ngủ trưa là khoảng thời gian bình yên, ấm áp nhất trong ngày đối với hai mẹ con. Nằm cạnh con, chị Lan chỉ tranh thủ dỗ con ngủ rồi tiếp tục với công việc nhà. Rửa bát, giặt quần áo, thu dọn đồ chơi cho Thóc, chị Lan làm thật khẽ để tránh bé thức giấc.Cứ thế mỗi ngày, người phụ nữ đơn thân này làm việc thoăn thoắt không biết mệt mỏi. Bởi theo chị, chỉ cần thấy con cười và khỏe mạnh là mọi lo toan của cuộc đời đều tan biến.
Video: Ngôi nhà trọ 10m2 của mẹ con bé Thóc.
Ngày 30.12, chúng tôi tìm đến khu nhà trọ của chị Phạm Thị Lan (công nhân môi trường Urenco 1, chi nhánh Ba Đình) và bé Thóc 2 tuổi - hai nhân vật chính trong câu chuyện mà Báo Lao Động đăng tải ngày 27.12 “Bé trai 2 tuổi theo mẹ lao công đi gom rác mỗi ngày ở Hà Nội” khiến nhiều người xót xa.
Căn nhà trọ chỉ rộng chừng 10m2 nằm hun hút trong con ngõ nhỏ, vắng bóng người qua lại thuộc khu vực Kim Mã (Ba Đình).
Thời điểm này cũng là lúc chị Lan đang nấu bữa trưa cho hai mẹ con để chuẩn bị cho ca làm việc kéo dài 11 tiếng đồng hồ.
Dù làm công việc nặng nhọc, nhưng bữa trưa của người phụ nữ đơn thân cao chưa đến mét rưỡi, nặng 44 kg chỉ có gói mì úp, còn bé Thóc được mẹ cho cho ăn cháo và uống sữa tươi.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Lan cho biết, vì hoàn cảnh còn khó khăn, nên mẹ con chị phải thuê trọ trong khu giá rẻ nằm sâu cuối ngõ. Việc này vừa tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, vừa thuận lợi để chị đi làm, trông con. Hầu hết đồ đạc trong nhà đều được chị nhặt nhạnh từ những lần thu gom rác thải. Đồ dùng nào còn dùng tốt, chị đều giữ lại, bảo quản cẩn thận phòng khi cần.
Chị Lan kể, chị ở đây đã được hơn một năm nay. Mỗi tháng, chị đóng 1,5 triệu đồng tiền thuê trọ (chưa tính điện, nước). Trong căn phòng cấp 4 được lợp mái tôn, tất cả đồ đạc, vật dụng sinh hoạt đều xếp chồng chất lên nhau để tiết kiệm diện tích. Chỉ có chiếc điều hòa là giá trị nhất nhưng lại thuộc sở hữu của chủ nhà trọ, còn chị Lan chẳng mấy khi dám dùng.
Ngay sau khi câu chuyện của chị và bé Thóc được chia sẻ rộng rãi, nhiều mạnh thường quân đã ngỏ ý muốn giúp đỡ hoàn cảnh của hai mẹ con khiến chị khá bối rối.
“Sau khi câu chuyện về hoàn cảnh mẹ con tôi được đăng tải trên Báo Lao Động, khoảng 2 ngày nay, nhiều người gọi điện cho tôi hỏi thăm, chia sẻ. Chính quyền địa phương và đại diện Công ty nơi tôi làm việc cũng tìm tới nhà để giúp đỡ. Thậm chí, có người muốn đón hai mẹ con về nơi ở mới và tìm giúp một công việc khác. Cũng có người gửi tiền ủng hộ hay hiện vật như quần áo, đồ chơi cho Thóc. Tôi rất bất ngờ và xúc động vì không nghĩ rằng số phận mình lại được nhiều người cảm thông đến thế”, chị Lan nói.
Chị Lan bày tỏ sự cảm ơn đến Báo Lao Động, lòng biết ơn đến các mạnh thường quân đã giúp đỡ hai mẹ con trong thời gian qua và cũng không quên chia sẻ: “Vì hoàn cảnh mà khiến Thóc phải theo mẹ mỗi ngày đi gom rác. Nhưng tôi còn trẻ và vẫn còn sức lao động để lo cho gia đình. Những điều tốt đẹp được mọi người đóng góp, tôi sẽ sử dụng đúng mục đích. Một phần cho con trai lớn đang mang bệnh nặng, một phần dành cho Thóc để có người trông nom, chăm sóc bé mỗi khi tôi đi làm”.
Có lẽ, giấc ngủ trưa là khoảng thời gian bình yên, ấm áp nhất trong ngày đối với hai mẹ con. Nằm cạnh con, chị Lan chỉ tranh thủ dỗ con ngủ rồi tiếp tục với công việc nhà. Rửa bát, giặt quần áo, thu dọn đồ chơi cho Thóc, chị Lan làm thật khẽ để tránh bé thức giấc.
Cứ thế mỗi ngày, người phụ nữ đơn thân này làm việc thoăn thoắt không biết mệt mỏi. Bởi theo chị, chỉ cần thấy con cười và khỏe mạnh là mọi lo toan của cuộc đời đều tan biến.