Sau hơn 120 năm sử dụng, cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng hàng ngày vẫn có hàng chục nghìn lượt phương tiện qua lại.Sau sự cố sụt tấm đan bê tông gây thủng cầu Long Biên hồi cuối tháng 5 vừa qua, để tránh nguy hiểm, cơ quan chức năng đã gắn biển cấm đi bộ ở hai đầu cầu. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống vào mỗi chiều, nhiều người vẫn vô tư đi bộ, hóng gió, tập thể dục... trên cầu.Những cảnh báo như tụ tập, tựa, leo trèo, chụp ảnh trên cầu Long Biên bị người dân “ngó lơ”.Tình trạng tụ tập vẫn diễn ra thường xuyên trên cầu Long Biên.Thậm chí bất chấp nguy hiểm để leo vào đường ray tàu hỏa chụp ảnh.Không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ rủ nhau lên cầu Long Biên hóng mát, chụp ảnh.Năm 1902, cây cầu Long Biên chính thức được đưa vào sử dụng.Trải qua nhiều lần sửa chữa, lần gần đây nhất là vào năm 2015 với kinh phí lên tới 300 tỉ đồng, tuy nhiên do tuổi đời lớn nên cầu Long Biên không tránh được tình trạng xuống cấp theo thời gian.Bằng mắt thường có thể nhận thấy sự xuống cấp rõ ràng ở cầu Long Biên, mặt đường được chắp vá nhiều chỗ.Dọc đường bộ hành, cứ khoảng 2m lại có thanh chắn để ngăn người đi bộ và xe máy.Tuy nhiên, một số người cho rằng, việc đi bộ không gây tăng tải trọng cho cầu nên họ vẫn đi lại bình thường.Việc người dân đi bộ trên các tấm đan bê tông lưới, mỏng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.Đáng chú ý, nhiều vị trí tấm đan đã bị vỡ, trơ lõi sắt nên không chịu được tải trọng lớn khi có nhiều người đi lên cùng lúc.Trong tháng 5 vừa qua, cầu Long Biên đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sập tấm đan trên lối đi dành cho người đi bộ và mặt đường bộ dành cho xe máy, xe thô sơ lưu thông, tiềm ẩn nguy hiểm khi di chuyển qua cây cầu này nên đơn vị quản lý đã đặt biển báo cấm người đi bộ.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Lắp rào chắn bảo vệ cầu Long Biên. (Nguồn: VTV24)
Sau hơn 120 năm sử dụng, cầu Long Biên bắc qua sông Hồng (Hà Nội) đã xuống cấp nghiêm trọng, nhưng hàng ngày vẫn có hàng chục nghìn lượt phương tiện qua lại.
Sau sự cố sụt tấm đan bê tông gây thủng cầu Long Biên hồi cuối tháng 5 vừa qua, để tránh nguy hiểm, cơ quan chức năng đã gắn biển cấm đi bộ ở hai đầu cầu.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống vào mỗi chiều, nhiều người vẫn vô tư đi bộ, hóng gió, tập thể dục... trên cầu.
Những cảnh báo như tụ tập, tựa, leo trèo, chụp ảnh trên cầu Long Biên bị người dân “ngó lơ”.
Tình trạng tụ tập vẫn diễn ra thường xuyên trên cầu Long Biên.
Thậm chí bất chấp nguy hiểm để leo vào đường ray tàu hỏa chụp ảnh.
Không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ rủ nhau lên cầu Long Biên hóng mát, chụp ảnh.
Năm 1902, cây cầu Long Biên chính thức được đưa vào sử dụng.
Trải qua nhiều lần sửa chữa, lần gần đây nhất là vào năm 2015 với kinh phí lên tới 300 tỉ đồng, tuy nhiên do tuổi đời lớn nên cầu Long Biên không tránh được tình trạng xuống cấp theo thời gian.
Bằng mắt thường có thể nhận thấy sự xuống cấp rõ ràng ở cầu Long Biên, mặt đường được chắp vá nhiều chỗ.
Dọc đường bộ hành, cứ khoảng 2m lại có thanh chắn để ngăn người đi bộ và xe máy.
Tuy nhiên, một số người cho rằng, việc đi bộ không gây tăng tải trọng cho cầu nên họ vẫn đi lại bình thường.
Việc người dân đi bộ trên các tấm đan bê tông lưới, mỏng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Đáng chú ý, nhiều vị trí tấm đan đã bị vỡ, trơ lõi sắt nên không chịu được tải trọng lớn khi có nhiều người đi lên cùng lúc.
Trong tháng 5 vừa qua, cầu Long Biên đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sập tấm đan trên lối đi dành cho người đi bộ và mặt đường bộ dành cho xe máy, xe thô sơ lưu thông, tiềm ẩn nguy hiểm khi di chuyển qua cây cầu này nên đơn vị quản lý đã đặt biển báo cấm người đi bộ.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Lắp rào chắn bảo vệ cầu Long Biên. (Nguồn: VTV24)