Trận mưa lớn trong đêm 13/6 cùng với việc nhà máy thủy điện Hoà Bình xả lũ 4 cửa đáy nên mực nước sông Hồng chỉ trong một ngày đã dâng lên rất cao, xấp xỉ 6 m, dưới mức báo động 1 là 3,5 m. Tại một số đường nhánh kết nối khu vực nội đô và bãi giữa sông Hồng như ở ngõ 76 phố An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) nếu ngày thường có thể đi ôtô hoặc xe máy thì nay bị ngập sâu tới gần 2 m. Người dân sinh sống ở khu vực gần bãi giữa sông Hồng phải di chuyển bằng đò . Đoạn đường đất dài khoảng 200 m ngày thường chỉ mất khoảng 5 phút đi xe máy thì nay người dân phải mất 15-20 phút tính cả thời gian chờ đò. Ông Bo (người lái đò) cho biết: "Đoạn đường này nếu ngập nước thì rất nguy hiểm vì sâu và nhiều cọc, đá bên dưới do vậy đa số người dân chọn đường đi lên cầu Long Biên, trừ những người kinh doanh buôn bán phải chở nặng thì họ sẽ đi đò".Trung bình mỗi chuyến đò, ông Bo chở được tối đa 5 xe máy và khoảng 10 người. Mỗi lượt người và xe đi đò giúp ông kiếm được 20.000 đồng. "Việc lái đò chở khách ngày nước dâng cao là việcc chúng tôi làm hàng năm, chủ yếu là hàng xóm trong khu này, thi thoảng lắm mới có người ngoài vào đây khi ngập", ông Bo nói thêm. Chị Tâm (người nông dân trồng rau tại bãi giữa sông Hồng) cho biết: "Nước dâng cao khiến cuộc sống của chúng tôi gặp nhiều khó khăn hơn. Ngày thường có thể đi xe máy ra ruộng hái rau được nhưng nước ngập thế này chúng tôi chỉ còn cách đi đò".Nước từ đầu nguồn đổ về kéo theo nhiều bèo, rác phủ kín mặt nước. Ngôi nhà tạm của một số hộ dân sinh sống tại bãi giữa sông Hồng bị nước lũ dâng cao, ngập gần đến tận nóc nhà. Trong ngày 14/6, mực nước sông Hồng lên rất nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khu vực tập thể dục của người dân ở bãi giữa sông Hồng bị ngập sâu, việc tập luyện thể thao của họ gặp nhiều khó khăn. Nước dâng cao trên sông Hồng khiến khu vực khoanh đỏ bị ngập sâu. Ảnh: Google Maps
Trận mưa lớn trong đêm 13/6 cùng với việc nhà máy thủy điện Hoà Bình xả lũ 4 cửa đáy nên mực nước sông Hồng chỉ trong một ngày đã dâng lên rất cao, xấp xỉ 6 m, dưới mức báo động 1 là 3,5 m.
Tại một số đường nhánh kết nối khu vực nội đô và bãi giữa sông Hồng như ở ngõ 76 phố An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) nếu ngày thường có thể đi ôtô hoặc xe máy thì nay bị ngập sâu tới gần 2 m. Người dân sinh sống ở khu vực gần bãi giữa sông Hồng phải di chuyển bằng đò .
Đoạn đường đất dài khoảng 200 m ngày thường chỉ mất khoảng 5 phút đi xe máy thì nay người dân phải mất 15-20 phút tính cả thời gian chờ đò.
Ông Bo (người lái đò) cho biết: "Đoạn đường này nếu ngập nước thì rất nguy hiểm vì sâu và nhiều cọc, đá bên dưới do vậy đa số người dân chọn đường đi lên cầu Long Biên, trừ những người kinh doanh buôn bán phải chở nặng thì họ sẽ đi đò".
Trung bình mỗi chuyến đò, ông Bo chở được tối đa 5 xe máy và khoảng 10 người. Mỗi lượt người và xe đi đò giúp ông kiếm được 20.000 đồng. "Việc lái đò chở khách ngày nước dâng cao là việcc chúng tôi làm hàng năm, chủ yếu là hàng xóm trong khu này, thi thoảng lắm mới có người ngoài vào đây khi ngập", ông Bo nói thêm.
Chị Tâm (người nông dân trồng rau tại bãi giữa sông Hồng) cho biết: "Nước dâng cao khiến cuộc sống của chúng tôi gặp nhiều khó khăn hơn. Ngày thường có thể đi xe máy ra ruộng hái rau được nhưng nước ngập thế này chúng tôi chỉ còn cách đi đò".
Nước từ đầu nguồn đổ về kéo theo nhiều bèo, rác phủ kín mặt nước.
Ngôi nhà tạm của một số hộ dân sinh sống tại bãi giữa sông Hồng bị nước lũ dâng cao, ngập gần đến tận nóc nhà.
Trong ngày 14/6, mực nước sông Hồng lên rất nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Khu vực tập thể dục của người dân ở bãi giữa sông Hồng bị ngập sâu, việc tập luyện thể thao của họ gặp nhiều khó khăn.
Nước dâng cao trên sông Hồng khiến khu vực khoanh đỏ bị ngập sâu. Ảnh: Google Maps