Tại Yên Bái, khoảng 10h ngày 28/3, mây đen bao trùm hầu hết xã ở huyện Mù Cang Chải. Ít phút sau, giông lốc xuất hiện kèm theo mưa đá, kéo dài chừng 20 phút. Hạt đá to bằng đầu đũa, trút xuống mái tôn gây tiếng ồn lớn. Đến 10h20 cùng ngày, khối mây giông di chuyển đến TP Yên Bái, trời tối đen như lúc chập tối. Giông lốc, mưa đá sau đó trút xuống thành phố. Huyện Trấn Yên cũng ghi nhận giông lốc, mưa đá trong khoảng 15-20 phút. Đá rơi không quá dày nhưng đã làm sập một rạp đám cưới.Tại Phú Thọ, trưa cùng ngày, trên địa bàn huyện Hạ Hòa xảy ra mưa đá và giông bão. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hạ Hòa cho biết, trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ kèm theo mưa đá và giông bão xảy trên địa bàn các xã, thị trấn đã làm tốc mái 286 nhà dân, 2 trường học, 2 nhà văn hóa, hư hỏng 9 nhà xưởng. Tại nhiều xã, diện tích cây cối, hoa màu bị gió mạnh làm gãy đổ, ước tính thiệt hại trên 180 ha cây hoa màu (ngô, rau và cây chuối). Mưa bão cũng đã làm đổ 143 ha cây diện tích cây lâm nghiệp của huyện và đổ một số hệ thống tường rào, cột điện dân sinh. Tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, mưa đá bắt đầu từ 13h cùng ngày. Hạt đá to bằng ngón tay, phủ thành lớp trắng xóa trên mặt đất sau khoảng 20 phút. Huyện Mộc Châu trồng nhiều dâu tây, mận và đang thời kỳ thu hoạch. Mưa đá làm dập cây, hư hại quả. Cơ quan chức năng đang cho người thống kê thiệt hại.16h chiều cùng ngày, tại Nghệ An, mưa đá kèm gió lớn quét qua các xã Mai Sơn, Yên Thắng, Yên Hòa, Nga My... thuộc huyện Tương Dương trong hơn 20 phút. Các viên đá đường kính 1-2 cm rơi xuống khiến hàng chục mái nhà bị thủng, diện tích lớn hoa màu hư hỏng. Chính quyền huyện Tương Dương đang thống kê thiệt hại, khuyến cáo người dân có biện pháp phòng chống, đề phòng thời tiết bất thường ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và hoa màu.Khoảng 18h cùng ngày, trên địa bàn xã Vần Chải, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) và một số xã lân cận xảy ra tình trạng mưa đá. Trận mưa đá kéo dài khoảng 30 phút đã tàn phá một số hoa màu của người dân. Rất may không có thiệt hại về người. Một số người dân chia sẻ, mưa đá xảy ra trên diện rộng, kích thước viên đá từ 0,5 đến 0,8cm.Ngày 29/3, lãnh đạo UBND thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện một trận mưa đá vào khoảng 16h và kéo dài chừng 10 phút. Khối lượng hạt mưa đá phổ biến bằng khoảng ngón tay trỏ người lớn. Thống kê ban đầu, trận mưa đá đã khiến 3 ngôi nhà tại thị trấn Lao Bảo và nhiều cây xanh bị hư hỏng. Trước đó, vào ngày 28/3 tại thị trấn Lao Bảo cũng xảy ra một trận lốc xoáy kèm theo mưa lớn khiến hàng chục ngôi nhà, cây xanh… bị hư hại. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết miền núi phía Bắc xuất hiện giông lốc, mưa đá do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu nén rãnh áp thấp, kết hợp với hội tụ gió trên độ cao 1.500-5.000 m. (Ảnh minh họa)Tháng 3-4 là giai đoạn chuyển mùa lạnh sang nóng nên thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết bất thường như giông lốc, mưa đá. Trước đó ngày 27/3, 350 nhà dân, 20 điểm trường ở Hà Giang bị tốc mái; ngày 22/3 hơn 40 nhà dân cùng mái tôn trường tại huyện Sốp Cộp (Sơn La) bị tốc mái sau cơn giông và mưa đá. (Ảnh minh họa)>>> Xem thêm video: Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản.
Tại Yên Bái, khoảng 10h ngày 28/3, mây đen bao trùm hầu hết xã ở huyện Mù Cang Chải. Ít phút sau, giông lốc xuất hiện kèm theo mưa đá, kéo dài chừng 20 phút. Hạt đá to bằng đầu đũa, trút xuống mái tôn gây tiếng ồn lớn.
Đến 10h20 cùng ngày, khối mây giông di chuyển đến TP Yên Bái, trời tối đen như lúc chập tối. Giông lốc, mưa đá sau đó trút xuống thành phố. Huyện Trấn Yên cũng ghi nhận giông lốc, mưa đá trong khoảng 15-20 phút. Đá rơi không quá dày nhưng đã làm sập một rạp đám cưới.
Tại Phú Thọ, trưa cùng ngày, trên địa bàn huyện Hạ Hòa xảy ra mưa đá và giông bão. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Hạ Hòa cho biết, trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ kèm theo mưa đá và giông bão xảy trên địa bàn các xã, thị trấn đã làm tốc mái 286 nhà dân, 2 trường học, 2 nhà văn hóa, hư hỏng 9 nhà xưởng. Tại nhiều xã, diện tích cây cối, hoa màu bị gió mạnh làm gãy đổ, ước tính thiệt hại trên 180 ha cây hoa màu (ngô, rau và cây chuối). Mưa bão cũng đã làm đổ 143 ha cây diện tích cây lâm nghiệp của huyện và đổ một số hệ thống tường rào, cột điện dân sinh.
Tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, mưa đá bắt đầu từ 13h cùng ngày. Hạt đá to bằng ngón tay, phủ thành lớp trắng xóa trên mặt đất sau khoảng 20 phút. Huyện Mộc Châu trồng nhiều dâu tây, mận và đang thời kỳ thu hoạch. Mưa đá làm dập cây, hư hại quả. Cơ quan chức năng đang cho người thống kê thiệt hại.
16h chiều cùng ngày, tại Nghệ An, mưa đá kèm gió lớn quét qua các xã Mai Sơn, Yên Thắng, Yên Hòa, Nga My... thuộc huyện Tương Dương trong hơn 20 phút. Các viên đá đường kính 1-2 cm rơi xuống khiến hàng chục mái nhà bị thủng, diện tích lớn hoa màu hư hỏng. Chính quyền huyện Tương Dương đang thống kê thiệt hại, khuyến cáo người dân có biện pháp phòng chống, đề phòng thời tiết bất thường ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản và hoa màu.
Khoảng 18h cùng ngày, trên địa bàn xã Vần Chải, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) và một số xã lân cận xảy ra tình trạng mưa đá. Trận mưa đá kéo dài khoảng 30 phút đã tàn phá một số hoa màu của người dân. Rất may không có thiệt hại về người. Một số người dân chia sẻ, mưa đá xảy ra trên diện rộng, kích thước viên đá từ 0,5 đến 0,8cm.
Ngày 29/3, lãnh đạo UBND thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện một trận mưa đá vào khoảng 16h và kéo dài chừng 10 phút. Khối lượng hạt mưa đá phổ biến bằng khoảng ngón tay trỏ người lớn. Thống kê ban đầu, trận mưa đá đã khiến 3 ngôi nhà tại thị trấn Lao Bảo và nhiều cây xanh bị hư hỏng. Trước đó, vào ngày 28/3 tại thị trấn Lao Bảo cũng xảy ra một trận lốc xoáy kèm theo mưa lớn khiến hàng chục ngôi nhà, cây xanh… bị hư hại.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết miền núi phía Bắc xuất hiện giông lốc, mưa đá do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu nén rãnh áp thấp, kết hợp với hội tụ gió trên độ cao 1.500-5.000 m. (Ảnh minh họa)
Tháng 3-4 là giai đoạn chuyển mùa lạnh sang nóng nên thường xuất hiện các hiện tượng thời tiết bất thường như giông lốc, mưa đá. Trước đó ngày 27/3, 350 nhà dân, 20 điểm trường ở Hà Giang bị tốc mái; ngày 22/3 hơn 40 nhà dân cùng mái tôn trường tại huyện Sốp Cộp (Sơn La) bị tốc mái sau cơn giông và mưa đá. (Ảnh minh họa)