Lúc 10h25 sáng nay (28/3), bầu trời ở TP Yên Bái bỗng tối sầm lại, kèm theo đó là những cơn mưa nặng hạt trút xuống và sấm chớp. Điều đặc biệt là thời gian trời tối đen là khoảng 10h30 trưa chứ không phải buổi tối, đêm hay rạng sáng. Hiện tượng này ngay lập tức nhận được sự quan tâm của nhiều người. Ông Trần Duy Hưng - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái từ khoảng 10h25 ngày 28/3, radar của Đài khí tượng thủy văn tỉnh phát hiện một đám mây lớn từ phía Tây di chuyển sang, ngay sau đó thì trời đổ mưa, kèm theo những tiếng sấm. "Sáng nay, tại khu vực TP Yên Bái, bầu trời đen sì như lúc 7-8h tối. Mưa kéo dài khoảng 15 phút với lượng mưa ước tính khoảng 30mm. Sau đó, mưa giảm dần và trời cũng quang trở lại”, ông Hưng chia sẻ. Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái cho biết thêm, cũng đám mây này khoảng 9h sáng cùng ngày đã gây một trận mưa lớn ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Đi kèm với mưa lớn là hiện tượng mưa đá.\ Trận mưa đá kéo dài khoảng 15 phút kèm dông lốc xuất hiện bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay. Lượng mưa đá dày hạt, kích thước các viên đá đường kính trung bình 1,5 - 2 cm. Mưa đá làm đổ cây, tốc mái nhà dân, gãy đổ hoa màu.Trong khi đó, theo thông tin từ UBND huyện Văn Chấn, vào khoảng 10h sáng nay trên địa bàn xã Suối Quyền, An Lương, Suối Giàng, Suối Bu, Nậm Búng, đã xảy ra mưa đá kèm theo gió lốc mạnh, gây thiệt hại nặng nề về nhà ở, tài sản và hoa màu của nhân dân. Mưa đá bất thường khiến nhiều diện tích hoa màu của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Trên địa bàn huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn xảy ra mưa đá bất thường. Theo dự báo, tình hình thời tiết đang có những diễn biến bất thường, Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Yên Bái đề nghị các thành viên và các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, mưa dông, lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể xảy ra để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư phương tiện tại chỗ để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.>>> Xem thêm video: Những thước phim ám ảnh về trận mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc.
Lúc 10h25 sáng nay (28/3), bầu trời ở TP Yên Bái bỗng tối sầm lại, kèm theo đó là những cơn mưa nặng hạt trút xuống và sấm chớp.
Điều đặc biệt là thời gian trời tối đen là khoảng 10h30 trưa chứ không phải buổi tối, đêm hay rạng sáng. Hiện tượng này ngay lập tức nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Ông Trần Duy Hưng - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái từ khoảng 10h25 ngày 28/3, radar của Đài khí tượng thủy văn tỉnh phát hiện một đám mây lớn từ phía Tây di chuyển sang, ngay sau đó thì trời đổ mưa, kèm theo những tiếng sấm.
"Sáng nay, tại khu vực TP Yên Bái, bầu trời đen sì như lúc 7-8h tối. Mưa kéo dài khoảng 15 phút với lượng mưa ước tính khoảng 30mm. Sau đó, mưa giảm dần và trời cũng quang trở lại”, ông Hưng chia sẻ.
Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Yên Bái cho biết thêm, cũng đám mây này khoảng 9h sáng cùng ngày đã gây một trận mưa lớn ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Đi kèm với mưa lớn là hiện tượng mưa đá.\
Trận mưa đá kéo dài khoảng 15 phút kèm dông lốc xuất hiện bất ngờ khiến người dân không kịp trở tay. Lượng mưa đá dày hạt, kích thước các viên đá đường kính trung bình 1,5 - 2 cm. Mưa đá làm đổ cây, tốc mái nhà dân, gãy đổ hoa màu.
Trong khi đó, theo thông tin từ UBND huyện Văn Chấn, vào khoảng 10h sáng nay trên địa bàn xã Suối Quyền, An Lương, Suối Giàng, Suối Bu, Nậm Búng, đã xảy ra mưa đá kèm theo gió lốc mạnh, gây thiệt hại nặng nề về nhà ở, tài sản và hoa màu của nhân dân.
Mưa đá bất thường khiến nhiều diện tích hoa màu của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên địa bàn huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn xảy ra mưa đá bất thường.
Theo dự báo, tình hình thời tiết đang có những diễn biến bất thường, Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Yên Bái đề nghị các thành viên và các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, mưa dông, lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể xảy ra để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư phương tiện tại chỗ để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.