Ảnh minh họa.
Theo nhiều môi giới nhà đất, thị trường đất nền đang nghe ngóng. Nhiều người mua bỏ cọc khiến cho giới đầu cơ bắt đầu lo lắng. “Nếu như trước đây, mỗi ngày tiếp vài chục khách và nhận nhiều cuộc điện thoại thì nay chỉ lèo tèo vài khách gọi nhờ bán hộ”, một cò đất cho hay.
Tương tự như vậy, tại Phú Quốc, theo ghi nhận thị trường, các giao dịch bất động sản cũng khá trầm lắng. Nhiều người đầu cơ lo lắng trước tình trạng giá đất có thể giảm, trong khi đó, một nguồn tiền lớn đã bỏ vào đây và khó có thể rút ra được trong thời gian ngắn. "Nếu thị trường đóng băng thì hậu quả rất nghiêm trọng", anh Hải, một nhà đầu tư Hà Nội cho hay.
Kể từ đầu năm tới nay, Phú Quốc và Vân Đồn là hai điểm nóng của thị trường bất động sản bởi trong tương lai không xa hai khu vực này sẽ trở thành đặc khu kinh tế. Giá đất liên tục tăng, cơn sốt đã khiến các nhà đầu tư đổ xô với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận khủng.
Giá đất tại Phú Quốc liên tục tăng nhanh, lên tới 10-20 lần chỉ trong thời gian ngắn. Có lô đất giá 800 triệu đồng, nhưng chỉ sau 3 năm đã lên tới 18 tỷ đồng, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs). Đất nền tại các dự án của Vân Đồn đang có giá dao động từ 20-50 triệu đồng/m2, tăng mạnh so với trước Tết Nguyên đán năm 2018.
Tại thị trường Vân Đồn, đang có hiện tượng đầu cơ, môi giới bất động sản không chuyên đẩy giá tạo giá trị ảo với mức tăng khoảng 5-6 lần giá trị so với hai năm trước. Còn tại Phú Quốc, thị trường bất động sản cũng diễn biến rất phức tạp, các văn phòng công chứng đất đai liên tục tiếp nhận các hồ sơ mua bán trao đổi đất.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong thời gian vừa qua, tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) diễn ra phức tạp (chuyển nhượng, san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp), nguy cơ phá vỡ quy hoạch nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Theo UBND huyện Vân Đồn, từ đầu năm đến nay, hơn 1.000 trường hợp chuyển nhượng, giao dịch đất đã được làm thủ tục, chủ yếu ở các xã Đài Xuyên, Hạ Long, Đoàn Kết và Đông Xá.
Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo thanh tra việc sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Quốc. Phó Thủ tướng lưu ý, cần tập trung làm rõ trách nhiệm quản lý đất đai; việc san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp; việc giải quyết tách thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất nông nghiệp được tách.
UBND huyện Phú Quốc cũng vừa có công văn chỉ đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phân lô, tách thửa có diện tích dưới 500m2 trên địa bàn huyện.
Tương tự như vậy, tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu huyện Vân Đồn tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng giao dịch chuyển nhượng sử dụng đất trên địa bàn, xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến lấn chiếm, chuyển nhượng xử dụng đất trái phép.
Đặc biệt, nghiêm cấm hành vi chuyển nhượng đất cho những đối tượng không có hộ khẩu tại huyện Vân Đồn trong thời gian chờ Quốc hội thông qua luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đối với các cán bộ công chức, viên chức, không được tham gia bất cứ hoạt động mua, bán trao đổi đất đai, nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật.
Thị trường liệu có đóng băng?
Nhận định về thị trường, ông Dương Đức Hiển - Trưởng bộ phận kinh doanh nhà ở Savills miền Bắc và miền Trung Việt Nam, cho rằng, với Phú Quốc, cho dù tháng 6 hay tháng 7 có thông qua đặc khu kinh tế hay không thì Phú Quốc vẫn cần thời gian để phát triển.
Nếu hiện tại Phú Quốc về cơ sở hạ tầng mới bắt đầu, chưa hoàn thiện toàn bộ nên chưa có sự đồng bộ. Chính vì vậy kể cả khu lên đặc khu kinh tế thì nó chỉ sôi động ở những khu vực ven biển đẹp, kế cận các khu vui chơi giải trí, các khu công viên hoặc khu du lịch mua sắm, hoặc các khu sân golf lớn.
Trước việc cơ quan chức năng chấn chỉnh thị trường thì phía các nhà đầu tư lo ngại sẽ bị ảnh hưởng. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, lưu ý, việc ngăn chặn giao dịch trái pháp luật trên thị trường là hết sức cần thiết và cần sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt của quản lý Nhà nước tại địa phương.Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, chủ chương dừng mọi giao dịch mua bán nhà đất chờ phê duyệt quy hoạch là sai luật. Bởi luật cho phép BĐS được biếu, tặng, thừa kế,... Nếu cấm mọi giao dịch trên thị trường là ảnh hưởng đến quyền công dân.
Mặt khác, việc cấm giao dịch trong khi thị trường vẫn có nhu cầu sẽ gây ra những huệ lụy khôn lường cho thị trường như giao dịch chui, không đảm bảo pháp lý dễ dẫn đến tranh chấp về sau.
Bên cạnh đó, cấm giao dịch chuyển nhượng BĐS sẽ khiến thị trường đóng băng, gây hậu quả rất nặng nề, sẽ khó hồi phục lại trong một thời gian dài. Có thể sẽ lan tỏa cả thị trường BĐS toàn tỉnh Quảng Ninh.
Cũng theo ông Đính, quy định trên sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư thực sự, chân chính đang tham gia tại địa phương. Thậm chí, cả các nhà đầu tư tương lai sẽ quay lưng với thị trường BĐS Quảng Ninh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng mục đích đưa Vân Đồn thành đặc khu kinh tế của Chính phủ.
Để kiểm soát tình trạng sốt đất tại Vân Đồn, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đề nghị, cần kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm mọi hiện tượng thu mua gom đất, chia nền bán trái quy định phát luật. Đặc biệt là đất nông nghiệp và đất rừng,...
Bên cạnh đó, cần công bố thông tin về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, nội dung đang nghiên cứu quy hoạch tại địa phương,... Công bố danh mục những dự án đủ điều kiện bán hàng. Và yêu cầu các dự án đó phải công khai thông tin mua bán trên các trang tin của cơ quan quản lý chức năng địa phương.
Ngoài ra, thanh tra chuyên ngành hoạt động, phân phối, môi giới BĐS tại địa phương, các sàn giao dịch BĐS, các văn phòng nhà đất, môi giới BĐS nếu không đăng ký kinh doanh, không có chứng chỉ hành nghề phù hợp quy định phát luật phải kiên quyết xử lý theo luật định.
Ảnh minh họa.
Theo nhiều môi giới nhà đất, thị trường đất nền đang nghe ngóng. Nhiều người mua bỏ cọc khiến cho giới đầu cơ bắt đầu lo lắng. “Nếu như trước đây, mỗi ngày tiếp vài chục khách và nhận nhiều cuộc điện thoại thì nay chỉ lèo tèo vài khách gọi nhờ bán hộ”, một cò đất cho hay.
Tương tự như vậy, tại Phú Quốc, theo ghi nhận thị trường, các giao dịch bất động sản cũng khá trầm lắng. Nhiều người đầu cơ lo lắng trước tình trạng giá đất có thể giảm, trong khi đó, một nguồn tiền lớn đã bỏ vào đây và khó có thể rút ra được trong thời gian ngắn. "Nếu thị trường đóng băng thì hậu quả rất nghiêm trọng", anh Hải, một nhà đầu tư Hà Nội cho hay.
Kể từ đầu năm tới nay, Phú Quốc và Vân Đồn là hai điểm nóng của thị trường bất động sản bởi trong tương lai không xa hai khu vực này sẽ trở thành đặc khu kinh tế. Giá đất liên tục tăng, cơn sốt đã khiến các nhà đầu tư đổ xô với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận khủng.
Giá đất tại Phú Quốc liên tục tăng nhanh, lên tới 10-20 lần chỉ trong thời gian ngắn. Có lô đất giá 800 triệu đồng, nhưng chỉ sau 3 năm đã lên tới 18 tỷ đồng, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs). Đất nền tại các dự án của Vân Đồn đang có giá dao động từ 20-50 triệu đồng/m2, tăng mạnh so với trước Tết Nguyên đán năm 2018.
Tại thị trường Vân Đồn, đang có hiện tượng đầu cơ, môi giới bất động sản không chuyên đẩy giá tạo giá trị ảo với mức tăng khoảng 5-6 lần giá trị so với hai năm trước. Còn tại Phú Quốc, thị trường bất động sản cũng diễn biến rất phức tạp, các văn phòng công chứng đất đai liên tục tiếp nhận các hồ sơ mua bán trao đổi đất.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, trong thời gian vừa qua, tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) diễn ra phức tạp (chuyển nhượng, san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp), nguy cơ phá vỡ quy hoạch nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Theo UBND huyện Vân Đồn, từ đầu năm đến nay, hơn 1.000 trường hợp chuyển nhượng, giao dịch đất đã được làm thủ tục, chủ yếu ở các xã Đài Xuyên, Hạ Long, Đoàn Kết và Đông Xá.
Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo thanh tra việc sử dụng đất nông nghiệp tại Phú Quốc. Phó Thủ tướng lưu ý, cần tập trung làm rõ trách nhiệm quản lý đất đai; việc san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp; việc giải quyết tách thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất nông nghiệp được tách.
UBND huyện Phú Quốc cũng vừa có công văn chỉ đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp phân lô, tách thửa có diện tích dưới 500m2 trên địa bàn huyện.
Tương tự như vậy, tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu huyện Vân Đồn tạm dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tạm dừng giao dịch chuyển nhượng sử dụng đất trên địa bàn, xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến lấn chiếm, chuyển nhượng xử dụng đất trái phép.
Đặc biệt, nghiêm cấm hành vi chuyển nhượng đất cho những đối tượng không có hộ khẩu tại huyện Vân Đồn trong thời gian chờ Quốc hội thông qua luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đối với các cán bộ công chức, viên chức, không được tham gia bất cứ hoạt động mua, bán trao đổi đất đai, nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật.
Thị trường liệu có đóng băng?
Nhận định về thị trường, ông Dương Đức Hiển - Trưởng bộ phận kinh doanh nhà ở Savills miền Bắc và miền Trung Việt Nam, cho rằng, với Phú Quốc, cho dù tháng 6 hay tháng 7 có thông qua đặc khu kinh tế hay không thì Phú Quốc vẫn cần thời gian để phát triển.
Nếu hiện tại Phú Quốc về cơ sở hạ tầng mới bắt đầu, chưa hoàn thiện toàn bộ nên chưa có sự đồng bộ. Chính vì vậy kể cả khu lên đặc khu kinh tế thì nó chỉ sôi động ở những khu vực ven biển đẹp, kế cận các khu vui chơi giải trí, các khu công viên hoặc khu du lịch mua sắm, hoặc các khu sân golf lớn.
Trước việc cơ quan chức năng chấn chỉnh thị trường thì phía các nhà đầu tư lo ngại sẽ bị ảnh hưởng. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, lưu ý, việc ngăn chặn giao dịch trái pháp luật trên thị trường là hết sức cần thiết và cần sự vào cuộc kiểm soát chặt chẽ, quyết liệt của quản lý Nhà nước tại địa phương.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, chủ chương dừng mọi giao dịch mua bán nhà đất chờ phê duyệt quy hoạch là sai luật. Bởi luật cho phép BĐS được biếu, tặng, thừa kế,... Nếu cấm mọi giao dịch trên thị trường là ảnh hưởng đến quyền công dân.
Mặt khác, việc cấm giao dịch trong khi thị trường vẫn có nhu cầu sẽ gây ra những huệ lụy khôn lường cho thị trường như giao dịch chui, không đảm bảo pháp lý dễ dẫn đến tranh chấp về sau.
Bên cạnh đó, cấm giao dịch chuyển nhượng BĐS sẽ khiến thị trường đóng băng, gây hậu quả rất nặng nề, sẽ khó hồi phục lại trong một thời gian dài. Có thể sẽ lan tỏa cả thị trường BĐS toàn tỉnh Quảng Ninh.
Cũng theo ông Đính, quy định trên sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư thực sự, chân chính đang tham gia tại địa phương. Thậm chí, cả các nhà đầu tư tương lai sẽ quay lưng với thị trường BĐS Quảng Ninh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng mục đích đưa Vân Đồn thành đặc khu kinh tế của Chính phủ.
Để kiểm soát tình trạng sốt đất tại Vân Đồn, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đề nghị, cần kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm mọi hiện tượng thu mua gom đất, chia nền bán trái quy định phát luật. Đặc biệt là đất nông nghiệp và đất rừng,...
Bên cạnh đó, cần công bố thông tin về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, nội dung đang nghiên cứu quy hoạch tại địa phương,... Công bố danh mục những dự án đủ điều kiện bán hàng. Và yêu cầu các dự án đó phải công khai thông tin mua bán trên các trang tin của cơ quan quản lý chức năng địa phương.
Ngoài ra, thanh tra chuyên ngành hoạt động, phân phối, môi giới BĐS tại địa phương, các sàn giao dịch BĐS, các văn phòng nhà đất, môi giới BĐS nếu không đăng ký kinh doanh, không có chứng chỉ hành nghề phù hợp quy định phát luật phải kiên quyết xử lý theo luật định.