Nằm sâu trong ngách 9/239 đường Đà Nẵng, phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng là nơi ở của mẹ con bà Nguyễn Thị Nở. Căn nhà mục nát, loang lổ từng mảng sơn ve, không có gì quý giá ngoài đống đồ đạc cũ, cùng chiếc ti vi được chính quyền địa phương trao tặng.
Đôi mắt mờ đục xa xăm bà Nở cho biết, quê bà ở xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Bà Nở sinh ra vào đúng thời điểm xảy ra nạn đói lịch sử (năm 1945). Sinh bà xong thì bố mẹ lần lượt qua đời, bà Nở thành trẻ mồ côi từ lúc còn ẵm ngửa.
Bà ngoại lần hồi vất vả nuôi cháu, nhưng rồi cũng sớm qua đời. Bà Nở ở với người cậu, rồi sau đó cậu cũng mất. Người thân thích đều qua đời hết, bà Nở phát điên và được đưa vào trại tâm thần. Điều trị nhiều năm sau đó bà được cho ra ngoài. Bà Nở phải đi làm thuê làm mướn sống qua ngày.
Năm 18 tuổi bà vào làm công nhân bốc vác trong Nhà máy xi măng Hải Phòng, rồi gặp ông Phạm Văn Phong quê ở Hà Nội, cũng là công nhân trong nhà máy xi măng. Hai người nên vợ nên chồng.
Những đứa con xinh xắn lần lượt ra đời trong niềm hân hoan của đôi vợ chồng nghèo. Nhưng thật oan trái, cứ đến 15-16 tuổi là chúng phát bệnh tâm thần, chạy chữa khắp nơi nhưng chẳng ăn thua gì.
Chồng bà Nở mất cách đây nhiều năm. Lúc còn sống, ông sửa xe đạp dạo ở vườn hoa, bà thì dậy từ 3h đêm đi lấy rau ở chợ Lũng rồi vào các chợ trong thành phố bán. Hai vợ chồng rau cháo nuôi đàn con tâm thần.
Từ ngày người chồng xấu số qua đời, gánh nặng trên vai bà Nở như nặng thêm. Không còn sức để làm việc nặng, lại ốm đau liên miên nên nhiều năm nay, bà Nở phải lang thang đầu đường xó chợ, các cổng trường học để ăn xin lấy tiền thuốc thang cho mình và người con gái út điên dại.
Nói về những đứa con, bà Nở buồn rầu cho biết: “Bà đẻ được mười đứa con thì cả 10 đứa đều không bình thường. Ba đứa con gái đầu bị lừa bán sang Trung Quốc, mười mấy năm không có tin tức gì. Ba đứa sau trong trại tâm thần bên Vĩnh Bảo, 1 đứa ở Bắc Giang, 1 đứa đã chết, 1 đứa trong miền Nam còn con út đang ở với bà.Con gái út là Phạm Thị Bích (SN 1983), mấy năm trước còn đi làm thuê bưng bê cho người ta ở quán ăn, mấy năm nay bệnh nặng hơn thỉnh thoảng lại lên cơn, thêm bệnh xương khớp nên không đi làm được.Người con gái khác của bà là Phạm Thị Minh Thái, bị bán sang Trung Quốc 26 năm. Ở bên đấy, sau khi nhà chồng mất hết, Thái cũng ở trong trại tâm thần. Năm 2019, Thái mới được cơ quan chức năng đưa về đoàn tụ với gia đình. Thái cũng tâm thần nhưng nhẹ hơn Bích, có điều bị bệnh gan nặng và tay đang bị hoại tử chảy mủ. Biết vậy nhưng bà không có tiền chữa…”Bây giờ, hàng ngày bà Nở và con gái đi ăn xin ở chợ, cổng trường rồi các quán ăn ở dọc đường. Số tiền ít ỏi xin được bà Nở để trang trải cuộc sống hàng ngày và mua thuốc.“Mong ước lớn nhất của bà là 3 đứa trong trại khỏe mạnh, tỉnh táo, chứ lúc vào thăm thấy con bị xích chân xích tay, mẹ đau lắm, thương lắm mà không làm gì được. Sau này bà có chết thì cũng chỉ mong cho Thái và Bích được vào chùa…”, bà Nở chia sẻ thêm.Phó chủ tịch UBND phường Cầu Tre Phí Hồng Vân cho biết, phường Cầu Tre hiện có 19 hộ cận nghèo, bà Nở là 1 trong những hộ khó khăn của phường. Phường đã phối hợp với một số mạnh thường quân để triển khai các hoạt động hỗ trợ gia đình bà Nở. Thời gian gần đây, do dịch COVID – 19 nên việc hỗ trợ cũng bị ảnh hưởng.Cũng theo Phó chủ tịch UBND phường Cầu Tre, việc hỗ trợ gia đình bà Nở còn gặp nhiều khó khăn và cũng là một bài toán khó. Bởi nhiều trường hợp khác còn có sức khỏe, cơ quan chức năng có thể cho vay vốn để sản xuất kinh doanh, thoát nghèo. Còn gia đình bà Nở thì chỉ có thể “cho con cá thôi, cho cần câu thì không câu được”. Hiện, phường đang tìm nguồn để chung tay giúp đỡ gia đình.>>> Mời độc giả xem thêm video Ông Đoàn Ngọc Hải đòi lại tiền xây nhà cho người nghèo (Nguồn: THĐT)
Nằm sâu trong ngách 9/239 đường Đà Nẵng, phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng là nơi ở của mẹ con bà Nguyễn Thị Nở. Căn nhà mục nát, loang lổ từng mảng sơn ve, không có gì quý giá ngoài đống đồ đạc cũ, cùng chiếc ti vi được chính quyền địa phương trao tặng.
Đôi mắt mờ đục xa xăm bà Nở cho biết, quê bà ở xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Bà Nở sinh ra vào đúng thời điểm xảy ra nạn đói lịch sử (năm 1945). Sinh bà xong thì bố mẹ lần lượt qua đời, bà Nở thành trẻ mồ côi từ lúc còn ẵm ngửa.
Bà ngoại lần hồi vất vả nuôi cháu, nhưng rồi cũng sớm qua đời. Bà Nở ở với người cậu, rồi sau đó cậu cũng mất. Người thân thích đều qua đời hết, bà Nở phát điên và được đưa vào trại tâm thần. Điều trị nhiều năm sau đó bà được cho ra ngoài. Bà Nở phải đi làm thuê làm mướn sống qua ngày.
Năm 18 tuổi bà vào làm công nhân bốc vác trong Nhà máy xi măng Hải Phòng, rồi gặp ông Phạm Văn Phong quê ở Hà Nội, cũng là công nhân trong nhà máy xi măng. Hai người nên vợ nên chồng.
Những đứa con xinh xắn lần lượt ra đời trong niềm hân hoan của đôi vợ chồng nghèo. Nhưng thật oan trái, cứ đến 15-16 tuổi là chúng phát bệnh tâm thần, chạy chữa khắp nơi nhưng chẳng ăn thua gì.
Chồng bà Nở mất cách đây nhiều năm. Lúc còn sống, ông sửa xe đạp dạo ở vườn hoa, bà thì dậy từ 3h đêm đi lấy rau ở chợ Lũng rồi vào các chợ trong thành phố bán. Hai vợ chồng rau cháo nuôi đàn con tâm thần.
Từ ngày người chồng xấu số qua đời, gánh nặng trên vai bà Nở như nặng thêm. Không còn sức để làm việc nặng, lại ốm đau liên miên nên nhiều năm nay, bà Nở phải lang thang đầu đường xó chợ, các cổng trường học để ăn xin lấy tiền thuốc thang cho mình và người con gái út điên dại.
Nói về những đứa con, bà Nở buồn rầu cho biết: “Bà đẻ được mười đứa con thì cả 10 đứa đều không bình thường. Ba đứa con gái đầu bị lừa bán sang Trung Quốc, mười mấy năm không có tin tức gì. Ba đứa sau trong trại tâm thần bên Vĩnh Bảo, 1 đứa ở Bắc Giang, 1 đứa đã chết, 1 đứa trong miền Nam còn con út đang ở với bà.
Con gái út là Phạm Thị Bích (SN 1983), mấy năm trước còn đi làm thuê bưng bê cho người ta ở quán ăn, mấy năm nay bệnh nặng hơn thỉnh thoảng lại lên cơn, thêm bệnh xương khớp nên không đi làm được.
Người con gái khác của bà là Phạm Thị Minh Thái, bị bán sang Trung Quốc 26 năm. Ở bên đấy, sau khi nhà chồng mất hết, Thái cũng ở trong trại tâm thần. Năm 2019, Thái mới được cơ quan chức năng đưa về đoàn tụ với gia đình. Thái cũng tâm thần nhưng nhẹ hơn Bích, có điều bị bệnh gan nặng và tay đang bị hoại tử chảy mủ. Biết vậy nhưng bà không có tiền chữa…”
Bây giờ, hàng ngày bà Nở và con gái đi ăn xin ở chợ, cổng trường rồi các quán ăn ở dọc đường. Số tiền ít ỏi xin được bà Nở để trang trải cuộc sống hàng ngày và mua thuốc.
“Mong ước lớn nhất của bà là 3 đứa trong trại khỏe mạnh, tỉnh táo, chứ lúc vào thăm thấy con bị xích chân xích tay, mẹ đau lắm, thương lắm mà không làm gì được. Sau này bà có chết thì cũng chỉ mong cho Thái và Bích được vào chùa…”, bà Nở chia sẻ thêm.
Phó chủ tịch UBND phường Cầu Tre Phí Hồng Vân cho biết, phường Cầu Tre hiện có 19 hộ cận nghèo, bà Nở là 1 trong những hộ khó khăn của phường. Phường đã phối hợp với một số mạnh thường quân để triển khai các hoạt động hỗ trợ gia đình bà Nở. Thời gian gần đây, do dịch COVID – 19 nên việc hỗ trợ cũng bị ảnh hưởng.
Cũng theo Phó chủ tịch UBND phường Cầu Tre, việc hỗ trợ gia đình bà Nở còn gặp nhiều khó khăn và cũng là một bài toán khó. Bởi nhiều trường hợp khác còn có sức khỏe, cơ quan chức năng có thể cho vay vốn để sản xuất kinh doanh, thoát nghèo. Còn gia đình bà Nở thì chỉ có thể “cho con cá thôi, cho cần câu thì không câu được”. Hiện, phường đang tìm nguồn để chung tay giúp đỡ gia đình.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ông Đoàn Ngọc Hải đòi lại tiền xây nhà cho người nghèo (Nguồn: THĐT)