Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, khu tập thể Thanh Xuân Bắc (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc cơi nới chuồng cọp xảy ra hầu như ở tất cả các hộ.Những lồng sắt có diện tích từ 10 - 15 m2 được nhiều gia đình sinh sống tại các tòa nhà cũ này cơi nới thêm tăng thêm diện tích sinh hoạt:Ngõ nhỏ nối ra đường Khuất Duy Tiến.Một trong số những khu tập thể cũ xuất hiện nhiều tình trạng cơi nới chuồng cọp là khu tập thể Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).Chuồng cọp xây nằm "bơ vơ" mà không có bệ đỡ ở dưới.Hộ dân nào cũng muốn nhà mình "đeo ba lô".Đặc biệt ở khu tập thể Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), hầu như nhà nào cũng có những công trình cơi nới.Nhà K5 khu tập thể Bách Khoa.Những "chuồng cọp" được cơi nới thêm tăng thêm diện tích sinh hoạt: phơi quần áo, đặt máy giặt, bếp lò hoặc làm nhà kho, thậm chí còn để ngủNhiều ý kiến cho rằng, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, những "chuồng cọp" này sẽ chính là tử thần với người dân.Không chỉ cơi nới ra bằng tôn, gỗ, các hộ gia đình còn ngang nhiên xây hẳn bằng bê tông.Năm 2013, tại khu nhà D11 - tập thể Nam Đồng (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) đã xảy ra một vụ cháy lớn. Sau đó lửa bén lên nhiều căn hộ khác ở tầng 4, 5 và khiến nhiều căn hộ khác cũng bị ảnh hưởng. Do cửa các căn hộ xảy ra cháy khóa trái, mặt ngoài khu nhà vướng đầy “chuồng cọp” nên công tác cứu chữa rất khó khăn.Khi lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt, do không có mặt bằng để triển khai phương tiện phá dỡ, buộc họ phải thay nhau quai búa phá khóa, phá “chuồng cọp”... vất vả cứu người.Sân thượng nhà K8 ở khu tập thể Bách Khoa bị một hộ dân ngang nhiên lấn chiếm.Phó Chánh Thanh tra xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Việc các hộ dân tự ý xây dựng cải tạo những "chuồng cọp" đã gây ảnh hưởng tới không gian và kiến trúc của tòa nhà.Theo đó, hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý theo Nghị định 180/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.Ngoài ra, theo Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26-5-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà ghi rõ: Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi: Đục phá, cải tạo, cơi nới dưới mọi hình thức.Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Trần Trí Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Bách Khoa cho biết: "Có hai tình trạng rất đáng lo ngại, một là chuồng cọp, hai là bình nước. Đó là do nhu cầu thực tế nên người dân cố tình cơi nới".Ông Dũng cũng thừa nhận những "chuồng cọp" tiềm ẩn nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Mặt khác, trong trường hợp xảy ra thiệt hại, địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm."Dù các cấp quản lý cũng đã tuyên truyền, cấm đoán, nhưng cái gì đưa ra cưỡng chế thì khó. Vì đây là thực tế dân sinh" - vĩ lãnh đạo phường nói.Chuồng cọp "bủa vây" khu chung cư cũ.Việc ngang nhiên vi phạm trật tự xây dựng đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, khu tập thể Thanh Xuân Bắc (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc cơi nới chuồng cọp xảy ra hầu như ở tất cả các hộ.
Những lồng sắt có diện tích từ 10 - 15 m2 được nhiều gia đình sinh sống tại các tòa nhà cũ này cơi nới thêm tăng thêm diện tích sinh hoạt:
Ngõ nhỏ nối ra đường Khuất Duy Tiến.
Một trong số những khu tập thể cũ xuất hiện nhiều tình trạng cơi nới chuồng cọp là khu tập thể Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Chuồng cọp xây nằm "bơ vơ" mà không có bệ đỡ ở dưới.
Hộ dân nào cũng muốn nhà mình "đeo ba lô".
Đặc biệt ở khu tập thể Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), hầu như nhà nào cũng có những công trình cơi nới.
Nhà K5 khu tập thể Bách Khoa.
Những "chuồng cọp" được cơi nới thêm tăng thêm diện tích sinh hoạt: phơi quần áo, đặt máy giặt, bếp lò hoặc làm nhà kho, thậm chí còn để ngủ
Nhiều ý kiến cho rằng, trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, những "chuồng cọp" này sẽ chính là tử thần với người dân.
Không chỉ cơi nới ra bằng tôn, gỗ, các hộ gia đình còn ngang nhiên xây hẳn bằng bê tông.
Năm 2013, tại khu nhà D11 - tập thể Nam Đồng (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) đã xảy ra một vụ cháy lớn. Sau đó lửa bén lên nhiều căn hộ khác ở tầng 4, 5 và khiến nhiều căn hộ khác cũng bị ảnh hưởng. Do cửa các căn hộ xảy ra cháy khóa trái, mặt ngoài khu nhà vướng đầy “chuồng cọp” nên công tác cứu chữa rất khó khăn.
Khi lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt, do không có mặt bằng để triển khai phương tiện phá dỡ, buộc họ phải thay nhau quai búa phá khóa, phá “chuồng cọp”... vất vả cứu người.
Sân thượng nhà K8 ở khu tập thể Bách Khoa bị một hộ dân ngang nhiên lấn chiếm.
Phó Chánh Thanh tra xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Việc các hộ dân tự ý xây dựng cải tạo những "chuồng cọp" đã gây ảnh hưởng tới không gian và kiến trúc của tòa nhà.
Theo đó, hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý theo Nghị định 180/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Ngoài ra, theo Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26-5-2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà ghi rõ: Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi: Đục phá, cải tạo, cơi nới dưới mọi hình thức.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Trần Trí Dũng - Phó Chủ tịch UBND phường Bách Khoa cho biết: "Có hai tình trạng rất đáng lo ngại, một là chuồng cọp, hai là bình nước. Đó là do nhu cầu thực tế nên người dân cố tình cơi nới".
Ông Dũng cũng thừa nhận những "chuồng cọp" tiềm ẩn nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trong trường hợp xảy ra cháy nổ. Mặt khác, trong trường hợp xảy ra thiệt hại, địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm.
"Dù các cấp quản lý cũng đã tuyên truyền, cấm đoán, nhưng cái gì đưa ra cưỡng chế thì khó. Vì đây là thực tế dân sinh" - vĩ lãnh đạo phường nói.
Chuồng cọp "bủa vây" khu chung cư cũ.
Việc ngang nhiên vi phạm trật tự xây dựng đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các cơ quan chức năng.