Phản ánh đến Người Đưa Tin, từ nhiều năm nay, tại khu vực ven sông Hồng thuộc địa bàn phường Trần Phú và phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội) hàng loạt trạm trộn bê tông, hoạt động rầm rộ nhưng không hề được cơ quan có thẩm quyền cho phép, vi phạm pháp luật về đê điều và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường.Ghi nhận thực tế tại khu đất do Công ty Phú Nguyên quản lý, sử dụng, phóng viên nhận thấy một số doanh nghiệp sản xuất bê tông lắp dựng các trạm sản xuất bê tông quy mô lớn như Công ty bê tông Việt – Ý, Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và thương mại DELTA-M (DELTA GROUP)…Theo đó, quá trình sản xuất bê tông thương phẩm không hề có biện pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nước thải trong quá trình sản xuất bê tông không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường.Theo tài liệu Người Đưa Tin có được, ngày 17/9/2009, UBND Tp.Hà Nội ban hành quyết định về việc thu hồi 52.765 m2 (được điều chỉnh diện tích xuống 51.569 m2 vào năm 2013) đất bãi sông phần III tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên (gọi tắt là Công ty Phú Nguyên do ông Lương Hữu Đô làm giám đốc) thuê để thực hiện dự án bãi chứa tập kết, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Hình thức thuê đất hằng năm.Quyết định này nêu rõ Công ty Phú Nguyên phải tuân thủ Luật Đê điều và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; tuyệt đối không được xây dựng công trình, kể cả công trình tạm và tường rào; phải di chuyển, bàn giao lại mặt bằng ngay không điều kiện khi Nhà nước, Thành phố thu hồi đất thực hiện dự án theo quy hoạch và các dự án về đê điều, phòng chống lụt bão.Toàn cảnh khu đất của Công ty Phú Nguyên (giáp khu vực cảng Khuyến Lương) được UBND Tp.Hà Nội cho thuê để thực hiện dự án bãi chứa tập kết, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng hiện trạng đã bị "biến tướng".Doanh nghiệp lại ngang nhiên xây dựng trái phép nhà xưởng, liên doanh liên kết với nhiều doanh nghiệp lắp dựng các trạm trộn bê tông sản xuất trái phép suốt thời gian dài. Công ty Phú Nguyên cho xây dựng trái phép nhà xưởng rộng cả nghìn mét vuông; liên doanh liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất bê tông trái phép suốt thời gian dài.Hoạt động sản xuất bê tông của doanh nghiệp theo phản ánh của người dân diễn ra suốt nhiều năm qua, gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Quá trình sản xuất bê tông, nước thải được chảy thẳng qua các rãnh lớn vào thẳng môi trường mà không hề được xử lý.Cận cảnh loạt trạm trộn bê tông tại khu vực đất ven sông Hồng thuộc khu vực phường Trần Phú.Bên trong khu nhà xưởng đã có hoạt động cho thuê kiếm lợi. Và liệu rằng vấn đề an toàn về phòng cháy, chữa cháy của nhà xưởng này có được đảm bảo?Khu vực trạm trộn thuộc phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).Quá trình kiểm tra của lực lượng chức năng, các doanh nghiệp dừng hoạt động sản xuất bê tông, nhưng ngay sau đó, phóng viên ghi nhận hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường.Các xe bồn vẫn tấp nập ra vào tại đây.Với những vi phạm tồn tại suốt thời gian dài nhưng chưa bị xử lý dứt điểm khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn rằng chính quyền có dấu hiệu buông lỏng quản lý, “làm ngơ” cho những vi phạm tồn tại. Qua đó, kính đề nghị UBND Tp.Hà Nội và UBND quận Hoàng Mai tiếp tục có chỉ đạo xử lý dứt điểm tại đây, đồng thời thông tin để công chúng được biết.
Phản ánh đến Người Đưa Tin, từ nhiều năm nay, tại khu vực ven sông Hồng thuộc địa bàn phường Trần Phú và phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, Tp.Hà Nội) hàng loạt trạm trộn bê tông, hoạt động rầm rộ nhưng không hề được cơ quan có thẩm quyền cho phép, vi phạm pháp luật về đê điều và không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường.
Ghi nhận thực tế tại khu đất do Công ty Phú Nguyên quản lý, sử dụng, phóng viên nhận thấy một số doanh nghiệp sản xuất bê tông lắp dựng các trạm sản xuất bê tông quy mô lớn như Công ty bê tông Việt – Ý, Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng và thương mại DELTA-M (DELTA GROUP)…Theo đó, quá trình sản xuất bê tông thương phẩm không hề có biện pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nước thải trong quá trình sản xuất bê tông không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường.
Theo tài liệu Người Đưa Tin có được, ngày 17/9/2009, UBND Tp.Hà Nội ban hành quyết định về việc thu hồi 52.765 m2 (được điều chỉnh diện tích xuống 51.569 m2 vào năm 2013) đất bãi sông phần III tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Nguyên (gọi tắt là Công ty Phú Nguyên do ông Lương Hữu Đô làm giám đốc) thuê để thực hiện dự án bãi chứa tập kết, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Hình thức thuê đất hằng năm.
Quyết định này nêu rõ Công ty Phú Nguyên phải tuân thủ Luật Đê điều và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; tuyệt đối không được xây dựng công trình, kể cả công trình tạm và tường rào; phải di chuyển, bàn giao lại mặt bằng ngay không điều kiện khi Nhà nước, Thành phố thu hồi đất thực hiện dự án theo quy hoạch và các dự án về đê điều, phòng chống lụt bão.
Toàn cảnh khu đất của Công ty Phú Nguyên (giáp khu vực cảng Khuyến Lương) được UBND Tp.Hà Nội cho thuê để thực hiện dự án bãi chứa tập kết, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng hiện trạng đã bị "biến tướng".
Doanh nghiệp lại ngang nhiên xây dựng trái phép nhà xưởng, liên doanh liên kết với nhiều doanh nghiệp lắp dựng các trạm trộn bê tông sản xuất trái phép suốt thời gian dài. Công ty Phú Nguyên cho xây dựng trái phép nhà xưởng rộng cả nghìn mét vuông; liên doanh liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất bê tông trái phép suốt thời gian dài.
Hoạt động sản xuất bê tông của doanh nghiệp theo phản ánh của người dân diễn ra suốt nhiều năm qua, gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quá trình sản xuất bê tông, nước thải được chảy thẳng qua các rãnh lớn vào thẳng môi trường mà không hề được xử lý.
Cận cảnh loạt trạm trộn bê tông tại khu vực đất ven sông Hồng thuộc khu vực phường Trần Phú.
Bên trong khu nhà xưởng đã có hoạt động cho thuê kiếm lợi. Và liệu rằng vấn đề an toàn về phòng cháy, chữa cháy của nhà xưởng này có được đảm bảo?
Khu vực trạm trộn thuộc phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).
Quá trình kiểm tra của lực lượng chức năng, các doanh nghiệp dừng hoạt động sản xuất bê tông, nhưng ngay sau đó, phóng viên ghi nhận hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường.
Các xe bồn vẫn tấp nập ra vào tại đây.
Với những vi phạm tồn tại suốt thời gian dài nhưng chưa bị xử lý dứt điểm khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn rằng chính quyền có dấu hiệu buông lỏng quản lý, “làm ngơ” cho những vi phạm tồn tại. Qua đó, kính đề nghị UBND Tp.Hà Nội và UBND quận Hoàng Mai tiếp tục có chỉ đạo xử lý dứt điểm tại đây, đồng thời thông tin để công chúng được biết.