Toạ đàm do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) phối hợp tổ chức.Toạ đàm có sự tham gia bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội.Theo Bộ Y Tế, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam. Do các định kiến trong xã hội, người chuyển giới thường phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày trên nhiều phương diện, như khi thực hiện các thủ tục y tế, hành chính hay xin việc. Điều này đòi hỏi sự nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các khung pháp lý hiệu quả để đảm bảo quyền của người chuyển giới tại Việt Nam.Phát biểu khai mạc Toạ đàm, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho biết “ Tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y Tế trong việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính. Điều này thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo nguyên tắc “không để ai bị bỏ lại phía sau” của Chương trình nghị sự 2030 về các Mục tiêu phát triển bền vững.”Tại sự kiện, hai chuyên gia quốc tế là bà Alba Rueda, Đặc phái viên về Xu hướng tính dục và Bản dạng Giới của Argentina và bà Ahbina Aher, nhà hoạt động về quyền của người chuyển giới tại Ấn Độ đã chia sẻ bài học, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thi hành luật, chính sách liên quan tới người chuyển giới.Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc xây dựng và thi hành Luật Bản dạng giới 2012 tại Argentina – một trong những bộ luật tiến bộ nhất thế giới về quyền của người chuyển giới, Bà Alba đã đưa ra những góc nhìn mới mẻ và những điểm cần được quan tâm, ưu tiên trong dự thảo Luật chuyển đối giới tính tại Việt Nam.Buổi toạ đàm cũng có sự tham gia của đại diện cộng đồng người chuyển giới trình bày quan điểm, ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Chuyển đối giới tính.Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc xoá bỏ kỳ thị đối với cộng đồng LGBT, trong đó phải kể đến, điều 37 của Bộ luật Dân sự (sửa đổi năm 2015) đã công nhận quyền được chuyển đổi giới tính.Tuy nhiên, vì chưa có khung pháp lí cụ thể về việc chuyển đổi giới tính, người chuyển giới tại Việt Nam vẫn phải đi ra nước ngoài hoặc tới các cơ sở khám, chữa bệnh bất hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện các can thiệp y tế, từ đó gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, tính mạng.Trả lời phỏng vấn báo Tri thức và Cuộc sống, bạn Ngô Hoàng Ngọc Hiệp (SN 1996) chia sẻ: "Mình bắt đầu thay đổi ngoại hình khoảng 4 năm nay, điều khó khăn nhất trong quá trình này là không có cơ sở y tế và bác sĩ chính thức nào để tư vấn và theo dõi khám sức khỏe cho mình. Qua buổi tọa đàm hôm nay mình mong rằng người chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung ở Việt Nam có thể được tham gia vào chính trị và đóng góp được tiếng nói và góc nhìn của mình."Sau khoảng thời gian trì hoãn do dịch COVID-19, ngày 28/6 vừa qua, Bộ Y tế đã trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính.Nếu được xây dựng và thông qua, Luật Chuyển đổi giới tính sẽ là cơ sở pháp lý để người có mong muốn chuyển đổi giới tính thực hiện được quyền chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn; thực hiện, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình; chống phân biệt đối xử và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.Bà Lương Như Oanh - Cán bộ chương trình, UN Women tại Việt Nam cho biết thêm: "Khi xây dựng luật chuyển đổi giới tính thì cũng cần lấy tham vấn từ các ban ngành và để huy động được sự tham gia của tất cả các bên là điều không phải dễ dàng. "Điều khả thi nhất ở hiện nay đó chính là Dự thảo luật lần này trao quyền tự quyết cho người chuyển giới, họ có thể lựa chọn không can thiệp y tế để được thừa nhận hoặc can thiệp y tế tùy mức độ mà họ muốn. Với lựa chọn không yêu cầu can thiệp y tế họ cần đảm bảo họ có giới tính sinh học hoàn thiện và chưa từng trải qua can thiệp y tế. Điều này rất khác so với bản dự thảo trước. Những việc họ cần làm là nộp đơn lên Hội đồng xác định giới tính sau đó trải qua 6 tháng theo dõi hay ở một số nước gọi là sống thử và theo dõi về tâm lý, sau thời gian này, họ sẽ được Hội đồng cấp giấy chứng nhận rằng bạn ý có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có và khi đó bạn ý sẽ được chuyển đổi các thông tin, giấy tờ cá nhân."- ông Nguyễn Quốc Anh, thành viên tổ chức cộng đồng It's T Time cho biết.Mời độc giả xem thêm video Đắk Lắk: Phẫu thuật chuyển giới thành công cho bé gái 5 tuổi ( Nguồn: THĐT)
Toạ đàm do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) phối hợp tổ chức.
Toạ đàm có sự tham gia bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội.
Theo Bộ Y Tế, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam. Do các định kiến trong xã hội, người chuyển giới thường phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong cuộc sống hàng ngày trên nhiều phương diện, như khi thực hiện các thủ tục y tế, hành chính hay xin việc. Điều này đòi hỏi sự nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như các khung pháp lý hiệu quả để đảm bảo quyền của người chuyển giới tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Toạ đàm, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho biết “ Tôi đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y Tế trong việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính. Điều này thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo Việt Nam, phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo nguyên tắc “không để ai bị bỏ lại phía sau” của Chương trình nghị sự 2030 về các Mục tiêu phát triển bền vững.”
Tại sự kiện, hai chuyên gia quốc tế là bà Alba Rueda, Đặc phái viên về Xu hướng tính dục và Bản dạng Giới của Argentina và bà Ahbina Aher, nhà hoạt động về quyền của người chuyển giới tại Ấn Độ đã chia sẻ bài học, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thi hành luật, chính sách liên quan tới người chuyển giới.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc xây dựng và thi hành Luật Bản dạng giới 2012 tại Argentina – một trong những bộ luật tiến bộ nhất thế giới về quyền của người chuyển giới, Bà Alba đã đưa ra những góc nhìn mới mẻ và những điểm cần được quan tâm, ưu tiên trong dự thảo Luật chuyển đối giới tính tại Việt Nam.
Buổi toạ đàm cũng có sự tham gia của đại diện cộng đồng người chuyển giới trình bày quan điểm, ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Chuyển đối giới tính.
Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong việc xoá bỏ kỳ thị đối với cộng đồng LGBT, trong đó phải kể đến, điều 37 của Bộ luật Dân sự (sửa đổi năm 2015) đã công nhận quyền được chuyển đổi giới tính.
Tuy nhiên, vì chưa có khung pháp lí cụ thể về việc chuyển đổi giới tính, người chuyển giới tại Việt Nam vẫn phải đi ra nước ngoài hoặc tới các cơ sở khám, chữa bệnh bất hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện các can thiệp y tế, từ đó gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, tính mạng.
Trả lời phỏng vấn báo Tri thức và Cuộc sống, bạn Ngô Hoàng Ngọc Hiệp (SN 1996) chia sẻ: "Mình bắt đầu thay đổi ngoại hình khoảng 4 năm nay, điều khó khăn nhất trong quá trình này là không có cơ sở y tế và bác sĩ chính thức nào để tư vấn và theo dõi khám sức khỏe cho mình. Qua buổi tọa đàm hôm nay mình mong rằng người chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung ở Việt Nam có thể được tham gia vào chính trị và đóng góp được tiếng nói và góc nhìn của mình."
Sau khoảng thời gian trì hoãn do dịch COVID-19, ngày 28/6 vừa qua, Bộ Y tế đã trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính.
Nếu được xây dựng và thông qua, Luật Chuyển đổi giới tính sẽ là cơ sở pháp lý để người có mong muốn chuyển đổi giới tính thực hiện được quyền chuyển đổi giới tính theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Bảo đảm cho người chuyển đổi giới tính được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn; thực hiện, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình; chống phân biệt đối xử và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.
Bà Lương Như Oanh - Cán bộ chương trình, UN Women tại Việt Nam cho biết thêm: "Khi xây dựng luật chuyển đổi giới tính thì cũng cần lấy tham vấn từ các ban ngành và để huy động được sự tham gia của tất cả các bên là điều không phải dễ dàng.
"Điều khả thi nhất ở hiện nay đó chính là Dự thảo luật lần này trao quyền tự quyết cho người chuyển giới, họ có thể lựa chọn không can thiệp y tế để được thừa nhận hoặc can thiệp y tế tùy mức độ mà họ muốn. Với lựa chọn không yêu cầu can thiệp y tế họ cần đảm bảo họ có giới tính sinh học hoàn thiện và chưa từng trải qua can thiệp y tế. Điều này rất khác so với bản dự thảo trước. Những việc họ cần làm là nộp đơn lên Hội đồng xác định giới tính sau đó trải qua 6 tháng theo dõi hay ở một số nước gọi là sống thử và theo dõi về tâm lý, sau thời gian này, họ sẽ được Hội đồng cấp giấy chứng nhận rằng bạn ý có nhận diện giới khác với giới tính sinh học hiện có và khi đó bạn ý sẽ được chuyển đổi các thông tin, giấy tờ cá nhân."- ông Nguyễn Quốc Anh, thành viên tổ chức cộng đồng It's T Time cho biết.
Mời độc giả xem thêm video Đắk Lắk: Phẫu thuật chuyển giới thành công cho bé gái 5 tuổi ( Nguồn: THĐT)