Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng được xây dựng trên thượng nguồn sông Hiếu thuộc địa phận xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nghệ An với sức chứa 225 triệu m3 nước, phục vụ tưới tiêu cho hơn 18.800 ha đất nông nghiệp của 5 huyện, thị của tỉnh.Ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 (Bộ NN&PTNT), cho biết công trình được phê duyệt từ năm 2009 với kinh phí hơn 3.700 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2016 bị tạm dừng do không cân đối đủ vốn.Hơn 10 năm dang dở, đến nay, dự án đã được hoàn thiện khoảng 95% cụm công trình đầu mối, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023.Theo thiết kế, đập chính bằng bê tông dài 211 m, cao hơn 45 m. Tràn xả lũ gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 7,5 m.Lòng hồ Bản Mồng rộng khoảng 25 km2, nằm chủ yếu ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) và một phần huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa). Nghệ An đã gần hoàn thiện việc giải phóng mặt bằng, thu dọn lòng hồ theo kế hoạch. Trong khi đó, tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa giải phóng mặt bằng, đền bù cho các hộ dân chịu ảnh hưởng của dự án.Bên mỗi tràn xả lũ đều bố trí tai van, dùng lắp cửa van cung, có chức năng đóng xả lũ. Hiện, công trình chưa lắp cửa van do việc giải phóng mặt bằng lòng hồ chưa hoàn thiện, chủ đầu tư chỉ thi công đến ngưỡng tràn + 55 m, trong khi cao trình thiết kế tối đa + 63,6 m. Cạnh tai van còn có cầu thang sắt để công nhân vận hành, bảo dưỡng khi cần thiết.Cột thủy chí dùng để đo thủ công mực nước tại hồ đã hoàn thành. Chủ đầu tư còn lắp các hệ thống quan trắc tự động để việc quan sát, điều tiết nước thuận lợi hơn.Hệ thống đường ray và cần cẩu cỡ lớn được lắp ở đường quản lý vận hành đỉnh đập, phục vụ công tác vận hành và sửa chữa các thiết bị tại hồ khi có sự cố.Các công nhân đang lắp đặt đường ống dài gần 1km từ đập chính ra trạm điều phối để đưa nước về hạ du tại các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và thị xã Thái Hòa.Ông dẫn nước có đường kính hơn 3m sẽ được khớp nối, hàn cố định với nhau. Ngoài các kệ sắt nâng đỡ bên dưới, nhà thầu sẽ xây dựng thêm trụ bê tông để đảm bảo an toàn cho ống dẫn. Ông Bùi Công Long (50 tuổi, trú huyện Anh Sơn) cho biết đường ống được làm từ hồi tháng 8/2021 đến nay. Nhóm công nhân phải dùng cần cẩu di chuyển đường ống cẩn trọng, tỉ mỉ giúp việc hàn khớp nối được chính xác, chắc chắn hơn. Tại hồ chứa nước Bản Mồng còn được xây thêm một nhà máy thủy điện 45 MW nằm ở giữa đập. Khi đi vào sử dụng, nhà máy sẽ phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia. Tại mái taluy kênh dẫn dòng, ngoài làm hệ thống kè bê tông, đơn vị thi công còn dùng các tấm nhựa, sau đó đổ đất để trồng cỏ nhằm hạn chế sạt lở.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Vận hành xả tràn tại hồ thủy lợi lớn nhất Nghệ An. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân).
Dự án hồ thủy lợi Bản Mồng được xây dựng trên thượng nguồn sông Hiếu thuộc địa phận xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nghệ An với sức chứa 225 triệu m3 nước, phục vụ tưới tiêu cho hơn 18.800 ha đất nông nghiệp của 5 huyện, thị của tỉnh.
Ông Hoàng Xuân Thịnh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng Thủy lợi 4 (Bộ NN&PTNT), cho biết công trình được phê duyệt từ năm 2009 với kinh phí hơn 3.700 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2016 bị tạm dừng do không cân đối đủ vốn.
Hơn 10 năm dang dở, đến nay, dự án đã được hoàn thiện khoảng 95% cụm công trình đầu mối, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023.
Theo thiết kế, đập chính bằng bê tông dài 211 m, cao hơn 45 m. Tràn xả lũ gồm 5 khoang, mỗi khoang rộng 7,5 m.
Lòng hồ Bản Mồng rộng khoảng 25 km2, nằm chủ yếu ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) và một phần huyện Như Xuân (tỉnh Thanh Hóa). Nghệ An đã gần hoàn thiện việc giải phóng mặt bằng, thu dọn lòng hồ theo kế hoạch. Trong khi đó, tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa giải phóng mặt bằng, đền bù cho các hộ dân chịu ảnh hưởng của dự án.
Bên mỗi tràn xả lũ đều bố trí tai van, dùng lắp cửa van cung, có chức năng đóng xả lũ. Hiện, công trình chưa lắp cửa van do việc giải phóng mặt bằng lòng hồ chưa hoàn thiện, chủ đầu tư chỉ thi công đến ngưỡng tràn + 55 m, trong khi cao trình thiết kế tối đa + 63,6 m. Cạnh tai van còn có cầu thang sắt để công nhân vận hành, bảo dưỡng khi cần thiết.
Cột thủy chí dùng để đo thủ công mực nước tại hồ đã hoàn thành. Chủ đầu tư còn lắp các hệ thống quan trắc tự động để việc quan sát, điều tiết nước thuận lợi hơn.
Hệ thống đường ray và cần cẩu cỡ lớn được lắp ở đường quản lý vận hành đỉnh đập, phục vụ công tác vận hành và sửa chữa các thiết bị tại hồ khi có sự cố.
Các công nhân đang lắp đặt đường ống dài gần 1km từ đập chính ra trạm điều phối để đưa nước về hạ du tại các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và thị xã Thái Hòa.
Ông dẫn nước có đường kính hơn 3m sẽ được khớp nối, hàn cố định với nhau. Ngoài các kệ sắt nâng đỡ bên dưới, nhà thầu sẽ xây dựng thêm trụ bê tông để đảm bảo an toàn cho ống dẫn.
Ông Bùi Công Long (50 tuổi, trú huyện Anh Sơn) cho biết đường ống được làm từ hồi tháng 8/2021 đến nay. Nhóm công nhân phải dùng cần cẩu di chuyển đường ống cẩn trọng, tỉ mỉ giúp việc hàn khớp nối được chính xác, chắc chắn hơn.
Tại hồ chứa nước Bản Mồng còn được xây thêm một nhà máy thủy điện 45 MW nằm ở giữa đập. Khi đi vào sử dụng, nhà máy sẽ phát điện và hòa vào lưới điện quốc gia.
Tại mái taluy kênh dẫn dòng, ngoài làm hệ thống kè bê tông, đơn vị thi công còn dùng các tấm nhựa, sau đó đổ đất để trồng cỏ nhằm hạn chế sạt lở.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Vận hành xả tràn tại hồ thủy lợi lớn nhất Nghệ An. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân).