Theo hồ sơ vụ án, sáng 7/5/2003, chị Đặng Thị Tâm sinh năm 1985, người dân tộc Dao ở làng Cài xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đi phát cỏ nương trên đỉnh núi Lở. Bình thường chỉ quá trưa hoặc giữa chiều là đã thấy Tâm về, nhưng lần này màn đêm đã buông xuống hẳn vẫn không thấy Tâm về. Đoán Tâm bị ngã núi, cả bản rủ nhau đi tìm.Leo đến chỗ Tâm phát cỏ thì không thấy người. Trên nương ngô chỉ có đống cỏ đã phát xong đang chất đống cùng chiếc cào cỏ nằm chỏng chơ. Trai tráng trong bản thạo đường rừng tìm cả ở mấy vực sâu mà Tâm có khả năng ngã khi đi về trên đường núi cheo leo cũng không tìm thấy người. Cả bản không ai bảo ai đều thắc mắc đặt câu hỏi Tâm đi đâu.Cũng vào thời điểm đó trong thôn có một số cô gái theo người lạ đi làm ăn xa, nên giả thuyết này cũng được người dân trong bản nghĩ tới. Người nhà Tâm nhờ người dò hỏi khắp nơi, thậm chí xuống cả Hà Nội, lên Lào Cai, sang Lạng Sơn để tìm nhưng Tâm vẫn biệt vô âm tín.Vài ngày sau, gió từ đỉnh núi mang mùi hôi thối lan tỏa thoang thoảng khắp vùng thung lũng. Đoán có sự chẳng lành, dân bản rủ nhau lên núi Lở lần nữa xem sao. Càng lên cao, mùi tanh thối càng đậm đặc. Đoán có con thú rừng gì đó chết rữa trong lùm cây hoặc đám cỏ, dân bản bới tung từng bụi một. Cuối cùng khi đến một cây ngoã rất to thì phát hiện xác Tâm bị vùi sâu dưới lớp cỏ úa.Người dân bản đầu tiên tìm thấy Tâm đã quá sợ hãi và kinh ngạc đến mức đứng đờ người ra một lúc mới bừng tỉnh hú gọi mọi người. Ùa đến xem, dân bản chứng kiến xác Tâm hai tay bị trói chặt vào cổ. Thi thể đang trong thời kỳ phân hủy, thối rữa, bốc mùi tanh thối. Người nhà Tâm phát hiện đôi hoa tai bằng vàng Tâm thường đeo đã biến mất.Nhận được tin báo án, Công an tỉnh Yên Bái huy động toàn bộ đội trọng án tức tốc lên đường. Ngay từ khi tiếp cận thi thể nạn nhân, đoàn công tác đã đặc biệt chú ý đến sợi dây trói cũng như cách hung thủ trói ghì hai tay nạn nhân vào cổ rất lạ lùng. Những giả thuyết về thói quen, nghề nghiệp của hung thủ được đưa ra.Theo cơ quan Công an, hung thủ nhất định phải là “người đặc biệt” tức là người có lý do công việc nào đó tại hiện trường, như làm nương rẫy, đi săn bắt chứ không phải người rỗi hơi cất công leo ngược vách núi dựng đứng lên hiện trường để cướp của, giết người. Mặt khác, ngọn núi cũng không phải địa bàn đầu mối giao thông công cộng, nên có thể loại trừ hoàn toàn yếu tố vãng lai hay đối tượng từ địa bàn khác đến.Từ nhận định này, việc khoanh vùng địa bàn tìm thủ phạm được xác định. Các trinh sát tập trung rà soát các hộ dân có nương rẫy gần hiện trường và những người thường săn bẫy thú rừng trong vùng, để tìm ra những nam giới có biểu hiện nghi vấn trước, trong và sau khi vụ án xảy ra. Đặc biệt là những người có mặt gần khu vực hiện trường vào thời điểm nạn nhân Tâm bị sát hại.Từ sự thông thạo địa bàn dân cư của lực lượng công an xã, việc khoanh vùng đối tượng nghi vấn đã nhanh chóng thu được kết quả ban đầu. Trong số các hộ gia đình có nương rẫy gần hiện trường, nổi lên gia đình bà Đỗ Thị Đôn ở thôn 1 xã Lâm Giang có đặc điểm nghi vấn. Bà Đôn bỏ chồng đã lâu hiện sống với hai người con một trai một gái. Quê ở Hạ Hoà, Phú Thọ lên Lâm Giang khai hoang đã mấy chục năm.Trong sinh hoạt hàng ngày, đó là một bà già lắm lời, sẵn sàng xắn tay áo chửi bới hàng xóm, người con trai tên Nguyễn Văn Tiến sinh năm 1984 đã bỏ học từ lâu, tính tình khá ngỗ ngược, nên cũng ít người qua lại, giao du với gia đình này. Gia đình bà Đôn có khoảng nương nhỏ cách nương nhà chị Tâm không xa trên đỉnh núi Lở.Khi tiến hành tiếp cận nắm tình hình về gia đình này, các trinh sát nhận được một tin quan trọng từ người dân: “Thằng Tiến con bà Đôn đã không thấy mặt ở địa phương vài ngày nay, hình như là từ lúc tìm thấy xác cái Tâm”. Cùng với đó, qua theo dõi tìm hiểu các trinh sát cũng nhận thấy cùng lúc đó, bà Đôn kêu ốm, cả ngày đóng cửa im lìm ở nhà chứ không đi sang hàng xóm chơi như mọi khi. Dự đoán đưa ra là chắc đã có biến cố nào đó xảy ra trong gia đình này.Tuy nhiên, tất cả mọi thông tin trên vẫn chưa thể khẳng định thủ phạm là đứa con trai tên Tiến của bà Đôn vì chưa thu được bằng chứng phạm tội. Các trinh sát lại không quản đường xa cất công leo lên núi Lở lần nữa để kiểm tra nương nhà bà Đôn.Giữa cái nắng tháng 6 như thiêu đốt, họ lại miệt mài lật từng đống cỏ gianh đã phát tại khoảng nương này. Lớp cỏ trên bề mặt đã úa héo dưới ánh nắng chói chang, nhưng bên dưới vẫn còn xanh. Chính tình tiết “cỏ trên bề mặt đã úa héo dưới ánh nắng chói chang, nhưng bên dưới vẫn còn xanh” này đã giúp các trinh sát phát hiện ra sự tương đồng về độ héo của cỏ ở nương nhà bà Đôn tương đồng với nương nhà nạn nhân Đặng Thị Tâm.Từ đó cho thấy rất có thể cỏ ở hai nương này đã được phát cùng một thời điểm, mà nhà bà Đôn thì không có ai khác vào làm nương ngoài Tiến. Lời khai của nhân chứng dọc hai bên đường từ nhà Tiến vào hiện trường cũng cho thấy có hai người dân đã trông thấy Tiến vác cuốc lên nương vào buổi sáng ngày 7/5/2003.Tất cả dường như đã đi đến một kết luận chính tên Tiến là hung thủ giết người. Nhưng với công tác điều tra án thì xảy ra trên đỉnh núi, không hề có chứng cứ vật chất hay nhân chứng, trong khi đối tượng nghi vấn đã đi khỏi địa phương nên chuỗi chứng cứ được đánh giá là “non”. Đứng trước khó khăn này, toàn bộ đoàn công tác nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ, bàn bạc và rồi quyết định cuối cùng đã được đưa ra: khởi tố bị can và lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc đối với Nguyễn Văn Tiến.Từ đây bắt đầu hành trình 719 ngày đêm truy lùng nghi can với quyết tâm cao nhất của Công an tỉnh Yên Bái. Hạng chục chuyến công tác tầm nã ròng rã từ Lạng Sơn đến Hà Nam và thậm chí là vào tận đường mòn trong rừng Trường Sơn… nhưng bóng dáng nghi phạm vẫn mịt mù. Rồi đến một ngày đầu năm 2005, tin gấp báo về: “Bà Đôn ra khỏi nhà, khoác tay nải ra đường đón xe hướng đi về xuôi”.Đây là một hoạt động bất thường, trái quy luật sinh hoạt, vì bao năm qua bà ta không ra khỏi nhà. Nhận định rất có thể mẹ con Tiến có hẹn với nhau, các trinh sát lập tức triển khai các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Đến sáng hôm sau thì Tiến đã sa lưới khi lén trở về quê ngoại ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Biết Tiến đã có hơn hai năm trốn nã và trong thời gian đó hẳn đã chuẩn bị kỹ câu trả lời nếu bị Công an bắt nên ngay từ lần đầu xét hỏi, các trinh sát đã áp dụng chiến thuật như đã nắm rõ hành vi phạm tội của thủ phạm.Câu hỏi đầu tiên với Tiến là “Sợi dây trói tay cái Tâm là của ai?”. Tiến ngập ngừng rất lâu rồi mới lý nhí: “Là sợi dây đeo túi của đứa ấy (nạn nhân Tâm)”. Chỉ một câu trả lời thôi mà bao nhiêu nỗi khó nhọc phá án, nỗi lo lắng bắt nhầm người vì chứng cứ “non” phút chốc đã được hóa giải, các trinh sát đưa mắt nhìn nhau vui mừng.Khi hỏi về tư thế giết nạn nhân, Tiến khai đã vật Tâm ra đất rồi ngồi đè lên bụng. Tuy lúc phát hiện, thi thể đã phân hủy nặng nên pháp y không phát hiện được chứng cứ của việc nạn nhân bị xâm hại tình dục, nhưng khi trinh sát nghe Tiến khai về tư thế ngồi đè lên bụng họ đã linh cảm giữa hung thủ và nạn nhân đã xảy hành vi xâm hại. Và đúng như suy đoán, Tiến thừa nhận có hiếp dâm nạn nhân.Theo lời khai của Tiến, mục đích ban đầu của Tiến là hiếp dâm. Sau khi thực hiện xong hành vi hiếp dâm, bị nạn nhân chửi bới, dọa báo công an, Tiến đã giết hại rồi mang xác đi giấu. Thấy có đôi hoa tai bằng vàng, Tiến tiện tay tháo luôn rồi đem về giấu trên ống bương ở mái bếp. Cuộc khám xét ở nhà bà Đôn đã thu được chiếc hoa tai tại vị trí Tiến đã khai. Gia đình nạn nhân nhận dạng xác định đúng là tài sản của chị Tâm. Với vật chứng đặc biệt quan trọng này, đã có đủ căn cứ chứng minh Tiến là thủ phạm và bản án tử hình được thực thi sau đó không lâu.>>> Xem thêm video: Khát tình dục điên dại, tên cướp 'làm bậy' với nhiều nạn nhân xinh đẹp. Nguồn: ANTV.
Theo hồ sơ vụ án, sáng 7/5/2003, chị Đặng Thị Tâm sinh năm 1985, người dân tộc Dao ở làng Cài xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đi phát cỏ nương trên đỉnh núi Lở. Bình thường chỉ quá trưa hoặc giữa chiều là đã thấy Tâm về, nhưng lần này màn đêm đã buông xuống hẳn vẫn không thấy Tâm về. Đoán Tâm bị ngã núi, cả bản rủ nhau đi tìm.
Leo đến chỗ Tâm phát cỏ thì không thấy người. Trên nương ngô chỉ có đống cỏ đã phát xong đang chất đống cùng chiếc cào cỏ nằm chỏng chơ. Trai tráng trong bản thạo đường rừng tìm cả ở mấy vực sâu mà Tâm có khả năng ngã khi đi về trên đường núi cheo leo cũng không tìm thấy người. Cả bản không ai bảo ai đều thắc mắc đặt câu hỏi Tâm đi đâu.
Cũng vào thời điểm đó trong thôn có một số cô gái theo người lạ đi làm ăn xa, nên giả thuyết này cũng được người dân trong bản nghĩ tới. Người nhà Tâm nhờ người dò hỏi khắp nơi, thậm chí xuống cả Hà Nội, lên Lào Cai, sang Lạng Sơn để tìm nhưng Tâm vẫn biệt vô âm tín.
Vài ngày sau, gió từ đỉnh núi mang mùi hôi thối lan tỏa thoang thoảng khắp vùng thung lũng. Đoán có sự chẳng lành, dân bản rủ nhau lên núi Lở lần nữa xem sao. Càng lên cao, mùi tanh thối càng đậm đặc. Đoán có con thú rừng gì đó chết rữa trong lùm cây hoặc đám cỏ, dân bản bới tung từng bụi một. Cuối cùng khi đến một cây ngoã rất to thì phát hiện xác Tâm bị vùi sâu dưới lớp cỏ úa.
Người dân bản đầu tiên tìm thấy Tâm đã quá sợ hãi và kinh ngạc đến mức đứng đờ người ra một lúc mới bừng tỉnh hú gọi mọi người. Ùa đến xem, dân bản chứng kiến xác Tâm hai tay bị trói chặt vào cổ. Thi thể đang trong thời kỳ phân hủy, thối rữa, bốc mùi tanh thối. Người nhà Tâm phát hiện đôi hoa tai bằng vàng Tâm thường đeo đã biến mất.
Nhận được tin báo án, Công an tỉnh Yên Bái huy động toàn bộ đội trọng án tức tốc lên đường. Ngay từ khi tiếp cận thi thể nạn nhân, đoàn công tác đã đặc biệt chú ý đến sợi dây trói cũng như cách hung thủ trói ghì hai tay nạn nhân vào cổ rất lạ lùng. Những giả thuyết về thói quen, nghề nghiệp của hung thủ được đưa ra.
Theo cơ quan Công an, hung thủ nhất định phải là “người đặc biệt” tức là người có lý do công việc nào đó tại hiện trường, như làm nương rẫy, đi săn bắt chứ không phải người rỗi hơi cất công leo ngược vách núi dựng đứng lên hiện trường để cướp của, giết người. Mặt khác, ngọn núi cũng không phải địa bàn đầu mối giao thông công cộng, nên có thể loại trừ hoàn toàn yếu tố vãng lai hay đối tượng từ địa bàn khác đến.
Từ nhận định này, việc khoanh vùng địa bàn tìm thủ phạm được xác định. Các trinh sát tập trung rà soát các hộ dân có nương rẫy gần hiện trường và những người thường săn bẫy thú rừng trong vùng, để tìm ra những nam giới có biểu hiện nghi vấn trước, trong và sau khi vụ án xảy ra. Đặc biệt là những người có mặt gần khu vực hiện trường vào thời điểm nạn nhân Tâm bị sát hại.
Từ sự thông thạo địa bàn dân cư của lực lượng công an xã, việc khoanh vùng đối tượng nghi vấn đã nhanh chóng thu được kết quả ban đầu. Trong số các hộ gia đình có nương rẫy gần hiện trường, nổi lên gia đình bà Đỗ Thị Đôn ở thôn 1 xã Lâm Giang có đặc điểm nghi vấn. Bà Đôn bỏ chồng đã lâu hiện sống với hai người con một trai một gái. Quê ở Hạ Hoà, Phú Thọ lên Lâm Giang khai hoang đã mấy chục năm.
Trong sinh hoạt hàng ngày, đó là một bà già lắm lời, sẵn sàng xắn tay áo chửi bới hàng xóm, người con trai tên Nguyễn Văn Tiến sinh năm 1984 đã bỏ học từ lâu, tính tình khá ngỗ ngược, nên cũng ít người qua lại, giao du với gia đình này. Gia đình bà Đôn có khoảng nương nhỏ cách nương nhà chị Tâm không xa trên đỉnh núi Lở.
Khi tiến hành tiếp cận nắm tình hình về gia đình này, các trinh sát nhận được một tin quan trọng từ người dân: “Thằng Tiến con bà Đôn đã không thấy mặt ở địa phương vài ngày nay, hình như là từ lúc tìm thấy xác cái Tâm”. Cùng với đó, qua theo dõi tìm hiểu các trinh sát cũng nhận thấy cùng lúc đó, bà Đôn kêu ốm, cả ngày đóng cửa im lìm ở nhà chứ không đi sang hàng xóm chơi như mọi khi. Dự đoán đưa ra là chắc đã có biến cố nào đó xảy ra trong gia đình này.
Tuy nhiên, tất cả mọi thông tin trên vẫn chưa thể khẳng định thủ phạm là đứa con trai tên Tiến của bà Đôn vì chưa thu được bằng chứng phạm tội. Các trinh sát lại không quản đường xa cất công leo lên núi Lở lần nữa để kiểm tra nương nhà bà Đôn.
Giữa cái nắng tháng 6 như thiêu đốt, họ lại miệt mài lật từng đống cỏ gianh đã phát tại khoảng nương này. Lớp cỏ trên bề mặt đã úa héo dưới ánh nắng chói chang, nhưng bên dưới vẫn còn xanh. Chính tình tiết “cỏ trên bề mặt đã úa héo dưới ánh nắng chói chang, nhưng bên dưới vẫn còn xanh” này đã giúp các trinh sát phát hiện ra sự tương đồng về độ héo của cỏ ở nương nhà bà Đôn tương đồng với nương nhà nạn nhân Đặng Thị Tâm.
Từ đó cho thấy rất có thể cỏ ở hai nương này đã được phát cùng một thời điểm, mà nhà bà Đôn thì không có ai khác vào làm nương ngoài Tiến. Lời khai của nhân chứng dọc hai bên đường từ nhà Tiến vào hiện trường cũng cho thấy có hai người dân đã trông thấy Tiến vác cuốc lên nương vào buổi sáng ngày 7/5/2003.
Tất cả dường như đã đi đến một kết luận chính tên Tiến là hung thủ giết người. Nhưng với công tác điều tra án thì xảy ra trên đỉnh núi, không hề có chứng cứ vật chất hay nhân chứng, trong khi đối tượng nghi vấn đã đi khỏi địa phương nên chuỗi chứng cứ được đánh giá là “non”. Đứng trước khó khăn này, toàn bộ đoàn công tác nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ, bàn bạc và rồi quyết định cuối cùng đã được đưa ra: khởi tố bị can và lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc đối với Nguyễn Văn Tiến.
Từ đây bắt đầu hành trình 719 ngày đêm truy lùng nghi can với quyết tâm cao nhất của Công an tỉnh Yên Bái. Hạng chục chuyến công tác tầm nã ròng rã từ Lạng Sơn đến Hà Nam và thậm chí là vào tận đường mòn trong rừng Trường Sơn… nhưng bóng dáng nghi phạm vẫn mịt mù. Rồi đến một ngày đầu năm 2005, tin gấp báo về: “Bà Đôn ra khỏi nhà, khoác tay nải ra đường đón xe hướng đi về xuôi”.
Đây là một hoạt động bất thường, trái quy luật sinh hoạt, vì bao năm qua bà ta không ra khỏi nhà. Nhận định rất có thể mẹ con Tiến có hẹn với nhau, các trinh sát lập tức triển khai các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Đến sáng hôm sau thì Tiến đã sa lưới khi lén trở về quê ngoại ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Biết Tiến đã có hơn hai năm trốn nã và trong thời gian đó hẳn đã chuẩn bị kỹ câu trả lời nếu bị Công an bắt nên ngay từ lần đầu xét hỏi, các trinh sát đã áp dụng chiến thuật như đã nắm rõ hành vi phạm tội của thủ phạm.
Câu hỏi đầu tiên với Tiến là “Sợi dây trói tay cái Tâm là của ai?”. Tiến ngập ngừng rất lâu rồi mới lý nhí: “Là sợi dây đeo túi của đứa ấy (nạn nhân Tâm)”. Chỉ một câu trả lời thôi mà bao nhiêu nỗi khó nhọc phá án, nỗi lo lắng bắt nhầm người vì chứng cứ “non” phút chốc đã được hóa giải, các trinh sát đưa mắt nhìn nhau vui mừng.
Khi hỏi về tư thế giết nạn nhân, Tiến khai đã vật Tâm ra đất rồi ngồi đè lên bụng. Tuy lúc phát hiện, thi thể đã phân hủy nặng nên pháp y không phát hiện được chứng cứ của việc nạn nhân bị xâm hại tình dục, nhưng khi trinh sát nghe Tiến khai về tư thế ngồi đè lên bụng họ đã linh cảm giữa hung thủ và nạn nhân đã xảy hành vi xâm hại. Và đúng như suy đoán, Tiến thừa nhận có hiếp dâm nạn nhân.
Theo lời khai của Tiến, mục đích ban đầu của Tiến là hiếp dâm. Sau khi thực hiện xong hành vi hiếp dâm, bị nạn nhân chửi bới, dọa báo công an, Tiến đã giết hại rồi mang xác đi giấu. Thấy có đôi hoa tai bằng vàng, Tiến tiện tay tháo luôn rồi đem về giấu trên ống bương ở mái bếp. Cuộc khám xét ở nhà bà Đôn đã thu được chiếc hoa tai tại vị trí Tiến đã khai. Gia đình nạn nhân nhận dạng xác định đúng là tài sản của chị Tâm. Với vật chứng đặc biệt quan trọng này, đã có đủ căn cứ chứng minh Tiến là thủ phạm và bản án tử hình được thực thi sau đó không lâu.
>>> Xem thêm video: Khát tình dục điên dại, tên cướp 'làm bậy' với nhiều nạn nhân xinh đẹp. Nguồn: ANTV.