Vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) thường tổ chức lễ giải hạn cho những người mang sao La hầu. Ngay từ 16h chiều, bên trong chùa, rất đông người đi viết sớ, bỏ tiền vào hòm công đức để làm lễ.Theo tín ngưỡng Phât giáo, La Hầu là một trong ba sao xấu (ngoài ra còn có Thái Bạch, Kế Đô), dễ đem lại tai ương cho người mang nó trong năm, thường được giải hạn sao vào mùng 8 tháng Giêng.Nhiều khách đến sớm đăng ký để nhà chùa viết sớ dâng lên ban thờ, chờ nhà sư trụ trì làm lễ vào 19h tối cùng ngày.Có nhiều người từ các tỉnh xa cũng về đây làm lễ giải hạn. Trong ảnh là anh Lưu Văn Bình ở Kiến Thụy (Hải Phòng) cùng gia đình tới chùa Phúc Khánh đăng ký. Anh cho biết, vợ sinh năm 1984, mang sao La hầu.9h, nhà chùa làm lễ. Trước đó khoảng 45 phút, người dân bắt đầu đổ về đông đúc. Giá cho thuê ghế nhựa để ngồi là 30.000 đồng/chiếc, phục vụ ngay cửa ngõ.Những người đến sớm được ngồi đàng hoàng giữa sân chùa.Thời tiết tại thủ đô tối 15/2 không quá lạnh, đủ dễ chịu để người dân chờ vài giờ đồng hồ.Bên trong chùa chính, nhiều người súy chỗ đẹp đợi đến giờ nhà sư tụng kinh gõ mõ.Chị Lê Thị Toàn (trái) đi giải sao cho chồng (sinh năm Tân Hợi 1971). Chị tâm sự, ông xã ở nhà trông con, còn chị một mình đi làm lễ. "Giải hạn là để giảm bớt vận hạn của người mang sao xấu. Mục đích chính là cầu xin thần sao phù hộ cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, may mắn và thịnh vượng", chị Toàn nói.Phía ngoài đường Tây Sơn, gần cầu vượt Ngã Tư Sở, người dân đổ về ngồi giữa lòng đường chắp tay vái.Tuy đông đúc nhưng đợt giải sao La hầu này được đánh giá là vắng hơn so với lễ cầu an sắp tới vào tối 14 tháng Giêng cũng tại đây.Việc người dân ngồi ngoài đường làm lễ ở Hà Nội đã trở nên quen thuộc vào mỗi dịp đầu năm mới hoặc rằm tháng bảy.Tuyến đường phía dưới cầu vượt được lực lượng cảnh sát khu vực phường Thịnh Quang và công an quận Đống Đa cấm xe để phục vụ bà con.Một số người đứng từ bên kia chiều đường cũng thành tâm khấn vái trong suốt hai giờ đồng hồ nhà sư trụ trì làm lễ.Toàn bộ khuôn viên bên trong chùa Phúc Khánh không còn chỗ trống.Chuối, oản được bày sẵn chờ tán lộc cho người tham dự.
Vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) thường tổ chức lễ giải hạn cho những người mang sao La hầu. Ngay từ 16h chiều, bên trong chùa, rất đông người đi viết sớ, bỏ tiền vào hòm công đức để làm lễ.
Theo tín ngưỡng Phât giáo, La Hầu là một trong ba sao xấu (ngoài ra còn có Thái Bạch, Kế Đô), dễ đem lại tai ương cho người mang nó trong năm, thường được giải hạn sao vào mùng 8 tháng Giêng.
Nhiều khách đến sớm đăng ký để nhà chùa viết sớ dâng lên ban thờ, chờ nhà sư trụ trì làm lễ vào 19h tối cùng ngày.
Có nhiều người từ các tỉnh xa cũng về đây làm lễ giải hạn. Trong ảnh là anh Lưu Văn Bình ở Kiến Thụy (Hải Phòng) cùng gia đình tới chùa Phúc Khánh đăng ký. Anh cho biết, vợ sinh năm 1984, mang sao La hầu.
9h, nhà chùa làm lễ. Trước đó khoảng 45 phút, người dân bắt đầu đổ về đông đúc. Giá cho thuê ghế nhựa để ngồi là 30.000 đồng/chiếc, phục vụ ngay cửa ngõ.
Những người đến sớm được ngồi đàng hoàng giữa sân chùa.
Thời tiết tại thủ đô tối 15/2 không quá lạnh, đủ dễ chịu để người dân chờ vài giờ đồng hồ.
Bên trong chùa chính, nhiều người súy chỗ đẹp đợi đến giờ nhà sư tụng kinh gõ mõ.
Chị Lê Thị Toàn (trái) đi giải sao cho chồng (sinh năm Tân Hợi 1971). Chị tâm sự, ông xã ở nhà trông con, còn chị một mình đi làm lễ. "Giải hạn là để giảm bớt vận hạn của người mang sao xấu. Mục đích chính là cầu xin thần sao phù hộ cho các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, may mắn và thịnh vượng", chị Toàn nói.
Phía ngoài đường Tây Sơn, gần cầu vượt Ngã Tư Sở, người dân đổ về ngồi giữa lòng đường chắp tay vái.
Tuy đông đúc nhưng đợt giải sao La hầu này được đánh giá là vắng hơn so với lễ cầu an sắp tới vào tối 14 tháng Giêng cũng tại đây.
Việc người dân ngồi ngoài đường làm lễ ở Hà Nội đã trở nên quen thuộc vào mỗi dịp đầu năm mới hoặc rằm tháng bảy.
Tuyến đường phía dưới cầu vượt được lực lượng cảnh sát khu vực phường Thịnh Quang và công an quận Đống Đa cấm xe để phục vụ bà con.
Một số người đứng từ bên kia chiều đường cũng thành tâm khấn vái trong suốt hai giờ đồng hồ nhà sư trụ trì làm lễ.
Toàn bộ khuôn viên bên trong chùa Phúc Khánh không còn chỗ trống.
Chuối, oản được bày sẵn chờ tán lộc cho người tham dự.