Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Dự kiến đưa vào khai thác đoạn trên cao vào tháng 12/2022. Trước đó, tháng 11/2021, Cát Linh - Hà Đông trở thành tuyến tàu điện đầu tiên ở thủ đô vận hành thương mại.Ngày 29/11/2021, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thị sát công trường và yêu cầu vận hành đoạn trên cao dự án này vào năm 2022. Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho hay hiện tiến độ tổng thể của dự án đạt khoảng 74%, trong đó đoạn trên cao 89,5% và đoạn đi ngầm 33%. Đoạn trên cao dài 8,5 km từ Depot Nhổn đến ga S8 (Đại học Giao thông Vận tải). Hầm chui Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến được đầu tư gần 700 tỷ đồng, đang bước vào giai đoạn thi công hầm chính. Hầm kết cấu bằng bêtông cốt thép, dài 475 m. Trong đó phần hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380 m. Mỗi chiều hầm rộng 7,5 m, gồm 2 làn xe cơ giới. (Ảnh: Tiền Phong)Công trình hầm chui Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2022, giúp giải quyết xung đột, ùn tắc tại nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3. (Ảnh: Tiền Phong) Dự án đường Vành đai 2 Ngã Tư Vọng - Vĩnh Tuy thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), với tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án kết nối với cầu Vĩnh Tuy cơ bản hoàn thành. Các trụ cầu tuyến đường trên cao đã được dựng xong. Hiện trên toàn dự án đang có hàng trăm công nhân thi công. Trước đó, tháng 11/2020, đoạn tuyến Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng của dự án này đã được đưa vào khai thác. Tuyến đường từ Âu Cơ - Xuân Diệu đến cầu Nhật Tân được mở rộng lên 4 làn xe có tổng chiều dài là 3,7 km, tổng mức đầu tư 815 tỷ đồng.Khi dự án hoàn thành dự kiến đầu năm 2022 sẽ đồng bộ tuyến đường Nghi Tàm và Âu Cơ đoạn từ nút giao đường Thanh Niên đến nút giao cầu Nhật Tân, đáp ứng nhu cầu cấp bách về giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối sân bay Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm Hà Nội; kịp thời phục vụ SEA Games 31. Cầu Vĩnh Tuy 2 được khởi công từ tháng 1/2021 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội. Ban QLDA Công trình giao thông Hà Nội thông tin, sau gần một năm khởi công xây dựng, dự án đã hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng. Hiện nhà thầu tập trung thi công bệ thân trụ và trụ dưới sông. Để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, trên công trường được các nhà thầu bố trí gần 500 công nhân làm việc 3 ca mỗi ngày. Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 được xây dựng theo quy hoạch nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2 của TP Hà Nội.>>> Xem thêm video: Bình Thuận: Những bất thường của một dự án thu hồi đất cho thuê. Nguồn: ANTV.
Dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội: Dự kiến đưa vào khai thác đoạn trên cao vào tháng 12/2022. Trước đó, tháng 11/2021, Cát Linh - Hà Đông trở thành tuyến tàu điện đầu tiên ở thủ đô vận hành thương mại.
Ngày 29/11/2021, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng thị sát công trường và yêu cầu vận hành đoạn trên cao dự án này vào năm 2022. Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho hay hiện tiến độ tổng thể của dự án đạt khoảng 74%, trong đó đoạn trên cao 89,5% và đoạn đi ngầm 33%. Đoạn trên cao dài 8,5 km từ Depot Nhổn đến ga S8 (Đại học Giao thông Vận tải).
Hầm chui Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến được đầu tư gần 700 tỷ đồng, đang bước vào giai đoạn thi công hầm chính. Hầm kết cấu bằng bêtông cốt thép, dài 475 m. Trong đó phần hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380 m. Mỗi chiều hầm rộng 7,5 m, gồm 2 làn xe cơ giới. (Ảnh: Tiền Phong)
Công trình hầm chui Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2022, giúp giải quyết xung đột, ùn tắc tại nút giao Lê Văn Lương - Vành đai 3. (Ảnh: Tiền Phong)
Dự án đường Vành đai 2 Ngã Tư Vọng - Vĩnh Tuy thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), với tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng.
Điểm đầu của dự án kết nối với cầu Vĩnh Tuy cơ bản hoàn thành. Các trụ cầu tuyến đường trên cao đã được dựng xong. Hiện trên toàn dự án đang có hàng trăm công nhân thi công. Trước đó, tháng 11/2020, đoạn tuyến Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng của dự án này đã được đưa vào khai thác.
Tuyến đường từ Âu Cơ - Xuân Diệu đến cầu Nhật Tân được mở rộng lên 4 làn xe có tổng chiều dài là 3,7 km, tổng mức đầu tư 815 tỷ đồng.
Khi dự án hoàn thành dự kiến đầu năm 2022 sẽ đồng bộ tuyến đường Nghi Tàm và Âu Cơ đoạn từ nút giao đường Thanh Niên đến nút giao cầu Nhật Tân, đáp ứng nhu cầu cấp bách về giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối sân bay Nội Bài về trung tâm chính trị Ba Đình và trung tâm Hà Nội; kịp thời phục vụ SEA Games 31.
Cầu Vĩnh Tuy 2 được khởi công từ tháng 1/2021 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội.
Ban QLDA Công trình giao thông Hà Nội thông tin, sau gần một năm khởi công xây dựng, dự án đã hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng. Hiện nhà thầu tập trung thi công bệ thân trụ và trụ dưới sông. Để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, trên công trường được các nhà thầu bố trí gần 500 công nhân làm việc 3 ca mỗi ngày. Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 được xây dựng theo quy hoạch nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2 của TP Hà Nội.
>>> Xem thêm video: Bình Thuận: Những bất thường của một dự án thu hồi đất cho thuê. Nguồn: ANTV.