Mới đây, trên website chính thức của World Architecture Festival (WAF) đã công bố danh sách các công trình kiến trúc trên thế giới dành giải thưởng tại Liên hoan Kiến trúc Thế giới 2020 – 2021. Theo đó, dự án Sky House (tại An Phú, quận 2, TP.HCM) giành chiến thắng ở hạng mục Nhà ở đô thị.Sài Gòn là thành phố có mật độ công trình, xe cộ và con người dày đặc. Cùng đó là sự tắc nghẽn giao thông và thiếu không gian cho những mảng xanh.Không nằm ngoài bối cảnh trên, khu đất xây dựng của Sky House nằm lọt thỏm giữa “thung lũng” các tòa nhà cao tầng san sát nhau. Đây là một đề bài khó cho việc thiết kế với mục tiêu tạo nên một công trình mở.Với mong muốn đó, nhóm thiết kế đưa ra định hướng kiến trúc rõ ràng, đó là mang lại sự kết nối cao giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên theo phương ngang và phương đứng.Công trình kiến trúc như một cơ thể sống. Thay vì mở ra bốn phía xung quanh, nhóm thiết kế tạo ra sự kết nối theo chiều dọc giữa ngôi nhà và bầu trời.Những khoảng trống lớn thông với nhau giúp thiên nhiên có thể luồn lách vào tận từng ngóc ngách của không gian sống.Căn nhà được chia làm đôi. Nửa đầu dành cho nắng, gió, nước và cây cối hoặc đơn giản là những khoảng không gian trống, nửa còn lại dành cho sinh hoạt gia đình với những tiện ích tối thiểu.Không gian phòng khách thoáng đãng.Phòng ngủ đơn giản.Những khoảng trống trở thành chủ thể chính của ngôi nhà, nơi cha mẹ và con cái có thể nhìn thấy nhau từ mọi góc.Đây là cách kiến trúc có thể chữa lành tâm hồn con người bằng cách hòa hợp với thiên nhiên. Nguồn ảnh: Oki Hiroyuki, Trieu Chien, Hoang LeVideo: Nhà 25m2- cơ hội có nhà cho nhiều người? Nguồn: VTV24
Mới đây, trên website chính thức của World Architecture Festival (WAF) đã công bố danh sách các công trình kiến trúc trên thế giới dành giải thưởng tại Liên hoan Kiến trúc Thế giới 2020 – 2021. Theo đó, dự án Sky House (tại An Phú, quận 2, TP.HCM) giành chiến thắng ở hạng mục Nhà ở đô thị.
Sài Gòn là thành phố có mật độ công trình, xe cộ và con người dày đặc. Cùng đó là sự tắc nghẽn giao thông và thiếu không gian cho những mảng xanh.
Không nằm ngoài bối cảnh trên, khu đất xây dựng của Sky House nằm lọt thỏm giữa “thung lũng” các tòa nhà cao tầng san sát nhau. Đây là một đề bài khó cho việc thiết kế với mục tiêu tạo nên một công trình mở.
Với mong muốn đó, nhóm thiết kế đưa ra định hướng kiến trúc rõ ràng, đó là mang lại sự kết nối cao giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên theo phương ngang và phương đứng.
Công trình kiến trúc như một cơ thể sống. Thay vì mở ra bốn phía xung quanh, nhóm thiết kế tạo ra sự kết nối theo chiều dọc giữa ngôi nhà và bầu trời.
Những khoảng trống lớn thông với nhau giúp thiên nhiên có thể luồn lách vào tận từng ngóc ngách của không gian sống.
Căn nhà được chia làm đôi. Nửa đầu dành cho nắng, gió, nước và cây cối hoặc đơn giản là những khoảng không gian trống, nửa còn lại dành cho sinh hoạt gia đình với những tiện ích tối thiểu.
Không gian phòng khách thoáng đãng.
Phòng ngủ đơn giản.
Những khoảng trống trở thành chủ thể chính của ngôi nhà, nơi cha mẹ và con cái có thể nhìn thấy nhau từ mọi góc.
Đây là cách kiến trúc có thể chữa lành tâm hồn con người bằng cách hòa hợp với thiên nhiên. Nguồn ảnh: Oki Hiroyuki, Trieu Chien, Hoang Le
Video: Nhà 25m2- cơ hội có nhà cho nhiều người? Nguồn: VTV24