Ngày 23/1, Công an huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội kiểm tra bắt quả tang cơ sở sản phẩm do Lý Thị Quy (33 tuổi, trú tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm) làm chủ, sản xuất sa tế giả nhãn hiệu Thuận Phát.Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện gần 20 công nhân đang vận hành máy móc, đóng gói các sản phẩm sa tế giả vào lọ. Các sản phẩm này sau đó được dán nhãn mác sa tế Thuận Phát.Bước đầu, chủ cơ sở Lý Thị Quy khai nhận đã mua nguyên liệu về sản xuất sa tế giả nhãn hiệu Thuận Phát. Mỗi ngày, đóng gói được khoảng vài nghìn lọ rồi mang đi phân phối cho các kênh bán lẻ, tiêu thụ tại thị trường các tỉnh lân cận Hà Nội.Lực lượng chức năng đã thu giữ gần 3.000 lọ sa tế thành phẩm, số lượng lớn sa tế đã qua chế biến đang chờ đóng hộp.Hàng nghìn lọ, vỏ nhãn hiệu, máy đóng gói sa tế giả.Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục làm rõ, củng cố hồ sơ xử lý sai phạm của cơ sở sản xuất sa tế giả trên theo đúng quy định pháp luật.
Ngày 23/1, Công an huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) cho biết, vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an TP Hà Nội kiểm tra bắt quả tang cơ sở sản phẩm do Lý Thị Quy (33 tuổi, trú tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm) làm chủ,
sản xuất sa tế giả nhãn hiệu Thuận Phát.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện gần 20 công nhân đang vận hành máy móc, đóng gói các sản phẩm sa tế giả vào lọ. Các sản phẩm này sau đó được dán nhãn mác sa tế Thuận Phát.
Bước đầu, chủ cơ sở Lý Thị Quy khai nhận đã mua nguyên liệu về sản xuất sa tế giả nhãn hiệu Thuận Phát. Mỗi ngày, đóng gói được khoảng vài nghìn lọ rồi mang đi phân phối cho các kênh bán lẻ, tiêu thụ tại thị trường các tỉnh lân cận Hà Nội.
Lực lượng chức năng đã thu giữ gần 3.000 lọ sa tế thành phẩm, số lượng lớn sa tế đã qua chế biến đang chờ đóng hộp.
Hàng nghìn lọ, vỏ nhãn hiệu, máy đóng gói sa tế giả.
Hiện cơ quan Công an đang tiếp tục làm rõ, củng cố hồ sơ xử lý sai phạm của cơ sở sản xuất sa tế giả trên theo đúng quy định pháp luật.