30 lô "đất vàng" bị bán đấu giá trái luật ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường xác nhận, cơ quan này đang phối hợp với Công an tỉnh Vĩnh Phúc điều tra, xác minh đơn tố giác của người dân về việc 30 lô đất ở xã Vũ Di có dấu hiệu được đấu giá trái luật.Theo văn bản gửi UBND huyện Vĩnh Tường, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị cơ quan này tạm dừng việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dựng đất cho những cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng 30 ô đất ở tại xã Vũ Di vào ngày 28/4, vừa qua, để “kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn thiệt hại tài sản của Nhà nước”. Doanh nghiệp đua nhau san nền, đổ kè "bức tử" hồ Đại Lải: Hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho TP Phúc Yên và 2 xã thuộc huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội).Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực hồ Đại Lải, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép nhiều doanh nghiệp khai thác du lịch tại đây với các dịch vụ như khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf... Việc phát triển du lịch của các doanh nghiệp đã dẫn đến hệ lụy lòng hồ bị thu hẹp và xảy ra tình trạng san lấp, lấn chiềm lòng hồ.Việc lấn chiếm hồ Đại Lải đã được đề cập từ năm 2019. Đến đầu năm 2020, hoạt động lấn chiếm, "bức tử" hồ diễn ra rầm rộ với quy mô lớn, buộc các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNN phải vào cuộc kiểm tra và ban hành kết luận. Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo làm rõ sai phạm đất đai tại phường Liên Bảo: Nhiều năm qua hàng chục ha đất phường Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc bị lấn chiếm, xây dựng trái phép, giao thầu chồng chéo… gây bức xúc dư luận. Các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc rầm rộ vào cuộc. Thanh tra tỉnh đã ra kết luận chỉ rõ về các sai phạm trên và kiến nghị xử lý tập thể các cá nhân vi phạm.Đến đầu tháng 1/2020 sự việc dường như giậm chân tại chỗ, chưa xử lý được! Dư luận cho rằng việc thanh tra cho có lệ, xong rồi lại…đâu vào đấy, vì cho đến thời điểm này mọi việc vẫn "như chưa hề có cuộc thanh tra! " và cũng cho rằng có sự bao che, ngại "động chạm" của các cơ quan chức năng TP. Vĩnh Yên và Tỉnh Vĩnh Phúc vì đến thời điểm hiện tại đã 08 tháng trôi qua, sự việc vẫn “nằm im” trên bản kết luận!.Việc chậm trễ xử lý sai phạm đất đai tại phường Liên Bảo theo Kết luận thanh tra số 38/KL-TTr tiếp tục kéo dài gây nhức nhối dư luận; kéo theo sự coi thường pháp luật và khiến đai đai tại khu vực này tiếp tục bị sang nhượng, lấn chiếm trái phép. Hơn 17.000 trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai ở Vĩnh Phúc: Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, dù các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp siết chặt công tác quản lý, sử dụng, nhưng do hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm còn phức tạp, nhiều công đoạn...Đến tháng 1/2020, toàn tỉnh có trên 17.000 trường hợp vi phạm, vướng mắc về đất đai, trong đó có gần 13.100 trường hợp tự ý lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép; trên 600 trường hợp đã thu tiền sử dụng đất nhưng chưa được giao đất; trên 4.050 trường hợp chưa được công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đặc biệt, trong số gần 13.100 trường hợp tự ý lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, có đến gần 11.450 trường hợp vi phạm từ thời điểm 1/7/2014 trở về trước.Video: Người dân bức xúc vì người chết không có chỗ chôn ở Vĩnh Phúc
30 lô "đất vàng" bị bán đấu giá trái luật ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Tường xác nhận, cơ quan này đang phối hợp với Công an tỉnh Vĩnh Phúc điều tra, xác minh đơn tố giác của người dân về việc 30 lô đất ở xã Vũ Di có dấu hiệu được đấu giá trái luật.
Theo văn bản gửi UBND huyện Vĩnh Tường, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị cơ quan này tạm dừng việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dựng đất cho những cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng 30 ô đất ở tại xã Vũ Di vào ngày 28/4, vừa qua, để “kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn thiệt hại tài sản của Nhà nước”.
Doanh nghiệp đua nhau san nền, đổ kè "bức tử" hồ Đại Lải: Hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho TP Phúc Yên và 2 xã thuộc huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội).
Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực hồ Đại Lải, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép nhiều doanh nghiệp khai thác du lịch tại đây với các dịch vụ như khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf... Việc phát triển du lịch của các doanh nghiệp đã dẫn đến hệ lụy lòng hồ bị thu hẹp và xảy ra tình trạng san lấp, lấn chiềm lòng hồ.
Việc lấn chiếm hồ Đại Lải đã được đề cập từ năm 2019. Đến đầu năm 2020, hoạt động lấn chiếm, "bức tử" hồ diễn ra rầm rộ với quy mô lớn, buộc các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNN phải vào cuộc kiểm tra và ban hành kết luận.
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo làm rõ sai phạm đất đai tại phường Liên Bảo: Nhiều năm qua hàng chục ha đất phường Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc bị lấn chiếm, xây dựng trái phép, giao thầu chồng chéo… gây bức xúc dư luận. Các cơ quan chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc rầm rộ vào cuộc. Thanh tra tỉnh đã ra kết luận chỉ rõ về các sai phạm trên và kiến nghị xử lý tập thể các cá nhân vi phạm.
Đến đầu tháng 1/2020 sự việc dường như giậm chân tại chỗ, chưa xử lý được! Dư luận cho rằng việc thanh tra cho có lệ, xong rồi lại…đâu vào đấy, vì cho đến thời điểm này mọi việc vẫn "như chưa hề có cuộc thanh tra! " và cũng cho rằng có sự bao che, ngại "động chạm" của các cơ quan chức năng TP. Vĩnh Yên và Tỉnh Vĩnh Phúc vì đến thời điểm hiện tại đã 08 tháng trôi qua, sự việc vẫn “nằm im” trên bản kết luận!.
Việc chậm trễ xử lý sai phạm đất đai tại phường Liên Bảo theo Kết luận thanh tra số 38/KL-TTr tiếp tục kéo dài gây nhức nhối dư luận; kéo theo sự coi thường pháp luật và khiến đai đai tại khu vực này tiếp tục bị sang nhượng, lấn chiếm trái phép.
Hơn 17.000 trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai ở Vĩnh Phúc: Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, dù các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp siết chặt công tác quản lý, sử dụng, nhưng do hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm còn phức tạp, nhiều công đoạn...
Đến tháng 1/2020, toàn tỉnh có trên 17.000 trường hợp vi phạm, vướng mắc về đất đai, trong đó có gần 13.100 trường hợp tự ý lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép; trên 600 trường hợp đã thu tiền sử dụng đất nhưng chưa được giao đất; trên 4.050 trường hợp chưa được công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đặc biệt, trong số gần 13.100 trường hợp tự ý lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, có đến gần 11.450 trường hợp vi phạm từ thời điểm 1/7/2014 trở về trước.