Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đang nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch, định hướng tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch...Với khu vực bãi giữa, quận dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày nhưng quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp.Tại khu vực bãi bồi ven sông, đơn vị sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh, trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch.Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thuộc địa bàn phường Chương Dương và Phúc Tân. Khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23 ha, khu vực bãi bồi ven sông rộng 11,2ha.Nơi đây hiện đang là nơi sinh sống của nhiều hộ dân thuyền chài ven sông, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây canh tác, hoa màu và cũng là nơi ở của một số hộ nghèo.Dù nằm sát trung tâm Hà Nội, cuộc sống của người dân bãi giữa sông Hồng hoàn toàn trái ngược. Muốn đến khu vực này, chỉ có thể xuống bằng 2 cầu thang bộ của cầu Long Biên.Nhiều năm qua, việc giải quyết "kế sinh nhai" cho các hộ dân này vẫn chưa mấy hiệu quả. 30 hộ dân xóm Phao, với 100 nhân khẩu ở bãi giữa sông Hồng nhiều năm qua vẫn "lênh đênh" theo dòng nước.Đường đi lại ở khu vực này phần lớn là những đường tự phát, nhỏ hẹp.Tại khu vực này, nhiều người dân cũng tận dụng để trồng rau củ và cả khai thác mô hình du lịch sinh thái.Nếu quy hoạch thành Công viên văn hoá và du lịch, quận Hoàn Kiếm sẽ tôn tạo các không gian xanh, cảnh quan,... Đồng thời, giải quyết vấn đề lấn chiếm đất bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng, vi phạm trật tự xây dựng, cải thiện vệ sinh môi trường.Đặc biệt, sau khi quy hoạch, đường thủy sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giao thông của thành phố. Ngoài ra, còn giúp Hà Nội kết nối hơn nữa với các tỉnh lân cận nói chung và các khu vực trên địa bàn thành phố nói riêng.Tuy nhiên, nhiều người dân sinh sống nơi đây lo lắng về tương lai khi mất đất canh tác nông nghiệp nếu dự án triển khai.
Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đang nghiên cứu, cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng thành công viên văn hóa du lịch, định hướng tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch...
Với khu vực bãi giữa, quận dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày nhưng quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp.
Tại khu vực bãi bồi ven sông, đơn vị sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh, trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch.
Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thuộc địa bàn phường Chương Dương và Phúc Tân. Khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23 ha, khu vực bãi bồi ven sông rộng 11,2ha.
Nơi đây hiện đang là nơi sinh sống của nhiều hộ dân thuyền chài ven sông, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây canh tác, hoa màu và cũng là nơi ở của một số hộ nghèo.
Dù nằm sát trung tâm Hà Nội, cuộc sống của người dân bãi giữa sông Hồng hoàn toàn trái ngược. Muốn đến khu vực này, chỉ có thể xuống bằng 2 cầu thang bộ của cầu Long Biên.
Nhiều năm qua, việc giải quyết "kế sinh nhai" cho các hộ dân này vẫn chưa mấy hiệu quả. 30 hộ dân xóm Phao, với 100 nhân khẩu ở bãi giữa sông Hồng nhiều năm qua vẫn "lênh đênh" theo dòng nước.
Đường đi lại ở khu vực này phần lớn là những đường tự phát, nhỏ hẹp.
Tại khu vực này, nhiều người dân cũng tận dụng để trồng rau củ và cả khai thác mô hình du lịch sinh thái.
Nếu quy hoạch thành Công viên văn hoá và du lịch, quận Hoàn Kiếm sẽ tôn tạo các không gian xanh, cảnh quan,... Đồng thời, giải quyết vấn đề lấn chiếm đất bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng, vi phạm trật tự xây dựng, cải thiện vệ sinh môi trường.
Đặc biệt, sau khi quy hoạch, đường thủy sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giao thông của thành phố. Ngoài ra, còn giúp Hà Nội kết nối hơn nữa với các tỉnh lân cận nói chung và các khu vực trên địa bàn thành phố nói riêng.
Tuy nhiên, nhiều người dân sinh sống nơi đây lo lắng về tương lai khi mất đất canh tác nông nghiệp nếu dự án triển khai.