Khoảng 2 năm trở lại đây, các công trình không được phép xây dựng "mọc lên như nấm sau mưa" tại bãi đá sông Hồng (phường Nhật Tân, Hà Nội). Từ bên ngoài, chiếc cổng chào kiên cố, cao vượt lên và nổi bần bật, trong khi bên cạnh là căn chòi hình cối xay gió được tự ý dựng lên với tấm biển “Mua vé vào bãi”.Khó có thể tưởng tượng được đây là khu vực vốn được coi là "bãi đá tử thần" hoang vu và ít người qua lại, giờ muốn vào... phải trả phí.“Vào chụp ảnh với bao nhiêu thứ được dựng lên, có phải không đâu, phải mất phí chứ làm gì có chuyện miễn phí ” - nhân viên bán vé tại đây nói. Mức giá quân bình cho ngày thường là 200 nghìn cho một studio chụp ảnh cưới 5 người và 35.000/người với các nhóm đơn lẻ. Các dịp nghỉ lễ hoặc mùa cưới, thậm chí mức giá "tâng" lên 2-3 lần.Đất bãi được "xẻ thịt" triệt để, một khoảng đất rộng được lát gạch và bê tông kiên cố, với hàng loạt lều, lán mọc lên san sát, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách đến chụp ảnh hoặc vui chơi. Tuy nhiên, theo quan sát của PV Kiến Thức, ở đây vẫn có những quán lụp xụp phục vụ khách nghèo tiền. Bạn
Thùy Linh (sinh viên đại học Văn Hóa) cho biết: “Ở đây cách xa đường xá bên ngoài, muốn ăn uống gì chỉ có vào quán này thôi, mì tôm đắt hơn bên ngoài gấp rưỡi, nhưng rẻ hơn các quán kia nên chẳng còn lựa chọn nào khác”.
Đi sâu vào phía trong, nhà lán dựng lên với đầy đủ tiện nghi, đồ đạc cho người trông nom tiểu cảnh và sân vườn nhân tạo.
Trong hình là chiếc cầu bê tông kiên cố biết "moi" tiền của khách... Chị Linh Ngân (nhân viên trang điểm tại Studio ảnh cưới trên đường Trương Định) cho biết: "Trước đây, qua cầu là trả 5000 đồng/người. Cứ thấy có ai đến gần là có người chạy ra thu tiền ngay, mùa cạn thì đi vòng sang được, chứ lúc nước sông lên một chút thôi, chẳng lẽ để cô dâu chú rể áo váy lội qua. Thế là lại móc tiền để đi qua đây".Bãi sông Hồng cứ như vậy bị hàng trăm công trình tự phát "băm vằm", đẽo gọt. Thậm chí, có nơi được cải tạo thành hồ sen nhỏ, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình.
Những chiếc cầu cầu phao đua ra mặt sông để tạo cảnh quan, phớt lờ cảnh báo nguy hiểm về khu vực cấm của chính quyền địa phương. Các đôi uyên ương không ngần ngại lội xuống nước, ra xa bờ để có bức ảnh ưng ý.
Hay thản nhiên tạo dáng trước mũi hà bá, trên chiếc cầu gỗ tạm bợ, ọp ẹp. Bạn Mai Lan (sinh viên đại học Kinh doanh công nghệ cho biết): "Có lần thấy cầu rung lắc, mình cũng sợ lắm. Vì cầu gỗ gặp mưa nắng nó cũng mục nhanh. Nhưng ham ảnh đẹp nên mình cứ liều một phen".Bãi đất ven sông hàng ngày bị hàng trăm lượt khách thường xuyên lui tới và xả rác bừa bãi, vỏ trái cây, đồ ăn nhanh… bỏ lâu ngày bị ruồi muỗi bâu rất mất vệ sinh. Thế nhưng, nhiều bạn trẻ vẫn thản nhiên ăn uống, cười đùa trong khung cảnh như vậy.
Khoảng 2 năm trở lại đây, các công trình không được phép xây dựng "mọc lên như nấm sau mưa" tại bãi đá sông Hồng (phường Nhật Tân, Hà Nội). Từ bên ngoài, chiếc cổng chào kiên cố, cao vượt lên và nổi bần bật, trong khi bên cạnh là căn chòi hình cối xay gió được tự ý dựng lên với tấm biển “Mua vé vào bãi”.
Khó có thể tưởng tượng được đây là khu vực vốn được coi là "bãi đá tử thần" hoang vu và ít người qua lại, giờ muốn vào... phải trả phí.“Vào chụp ảnh với bao nhiêu thứ được dựng lên, có phải không đâu, phải mất phí chứ làm gì có chuyện miễn phí ” - nhân viên bán vé tại đây nói. Mức giá quân bình cho ngày thường là 200 nghìn cho một studio chụp ảnh cưới 5 người và 35.000/người với các nhóm đơn lẻ. Các dịp nghỉ lễ hoặc mùa cưới, thậm chí mức giá "tâng" lên 2-3 lần.
Đất bãi được "xẻ thịt" triệt để, một khoảng đất rộng được lát gạch và bê tông kiên cố, với hàng loạt lều, lán mọc lên san sát, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách đến chụp ảnh hoặc vui chơi.
Tuy nhiên, theo quan sát của PV Kiến Thức, ở đây vẫn có những quán lụp xụp phục vụ khách nghèo tiền. Bạn
Thùy Linh (sinh viên đại học Văn Hóa) cho biết: “Ở đây cách xa đường xá bên ngoài, muốn ăn uống gì chỉ có vào quán này thôi, mì tôm đắt hơn bên ngoài gấp rưỡi, nhưng rẻ hơn các quán kia nên chẳng còn lựa chọn nào khác”.
Đi sâu vào phía trong, nhà lán dựng lên với đầy đủ tiện nghi, đồ đạc cho người trông nom tiểu cảnh và sân vườn nhân tạo.
Trong hình là chiếc cầu bê tông kiên cố biết "moi" tiền của khách... Chị Linh Ngân (nhân viên trang điểm tại Studio ảnh cưới trên đường Trương Định) cho biết: "Trước đây, qua cầu là trả 5000 đồng/người. Cứ thấy có ai đến gần là có người chạy ra thu tiền ngay, mùa cạn thì đi vòng sang được, chứ lúc nước sông lên một chút thôi, chẳng lẽ để cô dâu chú rể áo váy lội qua. Thế là lại móc tiền để đi qua đây".
Bãi sông Hồng cứ như vậy bị hàng trăm công trình tự phát "băm vằm", đẽo gọt. Thậm chí, có nơi được cải tạo thành hồ sen nhỏ, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình.
Những chiếc cầu cầu phao đua ra mặt sông để tạo cảnh quan, phớt lờ cảnh báo nguy hiểm về khu vực cấm của chính quyền địa phương. Các đôi uyên ương không ngần ngại lội xuống nước, ra xa bờ để có bức ảnh ưng ý.
Hay thản nhiên tạo dáng trước mũi hà bá, trên chiếc cầu gỗ tạm bợ, ọp ẹp. Bạn Mai Lan (sinh viên đại học Kinh doanh công nghệ cho biết): "Có lần thấy cầu rung lắc, mình cũng sợ lắm. Vì cầu gỗ gặp mưa nắng nó cũng mục nhanh. Nhưng ham ảnh đẹp nên mình cứ liều một phen".
Bãi đất ven sông hàng ngày bị hàng trăm lượt khách thường xuyên lui tới và xả rác bừa bãi, vỏ trái cây, đồ ăn nhanh… bỏ lâu ngày bị ruồi muỗi bâu rất mất vệ sinh. Thế nhưng, nhiều bạn trẻ vẫn thản nhiên ăn uống, cười đùa trong khung cảnh như vậy.