Trước sự ra đi của phi công Trần Quang Khải, nhà báo Ngô Văn Hải đã có bài viết với tựa đề: Người lính phi công không về sẽ "hóa sếu trắng bay cao". Tác giả trầm ngâm: "Ngắm bức ảnh phi công Trần Quang Khải đeo kính đen, dáng cao lớn, oai phong bước khỏi máy bay vừa hạ cánh sau khi làm nhiệm vụ trên bầu trời xanh của Tổ quốc, tôi cứ hình dung anh ra đi thật thanh thản. Chắc hẳn khi ở trong lòng biển mẹ, anh đã mỉm cười vì sự hy sinh của anh là để cho bầu trời này, mặt biển xanh trong và cả đất nước này được bình yên".Hôm nay, ngày 20/6, lễ truy điệu đại tá Trần Quang Khải diễn ra tại thành phố Vinh (Nghệ An) trong sự tiếc thương của người thân, gia đình, bạn bè. Trang cá nhân Thắng Thế Lê đăng tải bức ảnh anh Khải chụp khi bay qua Trường Sa và khẳng định, chúng ta đã mất đi một người lính tinh nhuệ. "Mất mát này lớn quá. Kính tiễn anh!".Chia sẻ sự đau buồn trước sự hy sinh của người thầy, người anh, người bạn, Hoàng Long - một chiến sĩ không quân tại sân bay Sao Vàng - tâm sự, nghề phi công rất nguy hiểm, phi công máy bay quân sự còn vất vả hơn. Nhiều khi bước lên bậc thang là coi như đã gửi thân xác cho bầu trời và đất mẹ. Hoàng Long gửi tới gia đình anh Khải lời chia buồn sâu sắc và kính cẩn tiễn đưa người anh lớn của không quân Việt Nam.Nguyễn Mai Phương - người có chồng là phi công tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa - cho biết, nhiều ngày nay, cô và gia đình theo dõi sát sao các thông tin của hai chiếc máy bay mất tích. Mai Phương từng trải qua cảm giác hồi hộp, lo lắng khi chờ đợi tin tức của người thân, cô thấu hiểu và đồng cảm với tâm trạng gia đình phi công Trần Quang Khải. “Đó là nỗi ám ảnh của gia đình những phi công. Mỗi lần đọc thông tin có máy bay rơi là con tim như bị thắt chặt lại. Xin chia buồn cùng vợ con anh Khải. Chị à, hãy cố gắng lên, vì đã chọn làm vợ người lính là chọn sống một đời dũng cảm”.Độc giả Phạm Duy chia sẻ bài thơ viết về những người lính phi công đã ngã xuống trong thời bình mang tên Mẹ biển ơi. Các câu thơ như thay lời của nhân dân gửi tới người chiến sĩ đã hy sinh: "Mẹ biển ơi, con quỳ lạy xin người! Hãy một lần nghe tiếng con ước nguyện. Trả lại Việt Nam những con người nguyên vẹn. Vẹn cả nụ cười, cả ý chí, niềm tin...".Từ những ngày đầu khi chiếc chiếc Su-30MK2 mang số hiệu 8585 cùng phi công Khải mất tích khi đang làm nhiệm vụ, rất nhiều người vẫn nuôi hy vọng anh sẽ trở về bình an. Thế nhưng, đau xót thay, người chiến sĩ kiên cường ấy đã mãi ra đi. "Vậy là không có phép màu nào xảy ra. Những hy vọng, lời cầu nguyện cũng không mang anh trở về. Những người tìm kiếm anh đã cố gắng nhiều. Xin chia buồn cùng gia đình và đồng đội anh", Đỗ Thanh Ngọc ngậm ngùi.Trên diễn đàn của Học viện Phòng không - Không quân, Haru Nga viết: Là phi công, còn gì hạnh phúc và tự hào hơn khi được ra đi trong cánh dù. Chúng tôi, những người trẻ, cúi đầu tiễn biệt anh. Xin thắp nén nhang tiễn anh đi đoạn đường cuối cùng. Nhiều năm nay, với anh em ta, bầu trời đã là nhà, còn từ hôm nay, khí phách của anh chúng em xin giữ mãi.Nguyễn Quang Đạt - cơ trưởng máy bay A320 - gửi lời chào đến phi công Trần Quang Khải. Đạt viết, đối với phi công, được sống cùng người thân, gia đình, bạn bè đã là điều may mắn. Chàng trai 9X nuối tiếc khi nhiều lần lỡ hẹn với người anh đồng nghiệp: "Mong anh phù hộ cho trời yên biển lặng, cho bình yên của nghề cầm lái".Trong ngày tiễn đưa người anh Trần Quang Khải, Facebook Nguyễn Thành Trung, (học viên Học viện Phòng không - Không quân) chia sẻ, đối với nhiều thế hệ phi công, anh Khải là người thầy nghiêm khắc, yêu cầu rất cao trong công việc. Anh từng nói, nếu không muốn vợ con, bố mẹ lo lắng thì phải cẩn trọng trong từng hành động. "Anh về đi nhé anh, chúng em sẽ chờ anh ở Bắc Giang quê mình. Rồi anh em mình lại cùng được bay bên nhau, vì bầu trời là cuộc sống, còn máy bay là đồng đội đúng không anh. Vĩnh biệt anh. Kính cẩn nghiêng mình chào đồng chí!".Trong mắt người thân, hàng xóm, bạn bè và đồng đội, phi công Trần Quang Khải là một anh hùng. Ngày hôm nay, đón anh về cùng nỗi buồn và sự mất mát, nhưng người chiến sĩ ấy mãi là niềm tự hào đối với những người quen biết anh. "Dù đã hy sinh, anh vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi. Nhìn lên bầu trời như thấy anh đang bay lượn", em họ của anh tâm sự.Độc giả Hải Thanh đồng cảm với nỗi mất mát của gia đình người chiến sĩ quá cố. "Kể từ giờ, cha mẹ, vợ con anh sẽ phải sống cuộc sống thiếu anh. Người cha gia, vợ trẻ, con thơ sẽ không còn nơi nương tựa. Nỗi đau xót này, mấy ai có thể thấu hiểu".
Trước sự ra đi của phi công Trần Quang Khải, nhà báo Ngô Văn Hải đã có bài viết với tựa đề: Người lính phi công không về sẽ "hóa sếu trắng bay cao". Tác giả trầm ngâm: "Ngắm bức ảnh phi công Trần Quang Khải đeo kính đen, dáng cao lớn, oai phong bước khỏi máy bay vừa hạ cánh sau khi làm nhiệm vụ trên bầu trời xanh của Tổ quốc, tôi cứ hình dung anh ra đi thật thanh thản. Chắc hẳn khi ở trong lòng biển mẹ, anh đã mỉm cười vì sự hy sinh của anh là để cho bầu trời này, mặt biển xanh trong và cả đất nước này được bình yên".
Hôm nay, ngày 20/6, lễ truy điệu đại tá Trần Quang Khải diễn ra tại thành phố Vinh (Nghệ An) trong sự tiếc thương của người thân, gia đình, bạn bè. Trang cá nhân Thắng Thế Lê đăng tải bức ảnh anh Khải chụp khi bay qua Trường Sa và khẳng định, chúng ta đã mất đi một người lính tinh nhuệ. "Mất mát này lớn quá. Kính tiễn anh!".
Chia sẻ sự đau buồn trước sự hy sinh của người thầy, người anh, người bạn, Hoàng Long - một chiến sĩ không quân tại sân bay Sao Vàng - tâm sự, nghề phi công rất nguy hiểm, phi công máy bay quân sự còn vất vả hơn. Nhiều khi bước lên bậc thang là coi như đã gửi thân xác cho bầu trời và đất mẹ. Hoàng Long gửi tới gia đình anh Khải lời chia buồn sâu sắc và kính cẩn tiễn đưa người anh lớn của không quân Việt Nam.
Nguyễn Mai Phương - người có chồng là phi công tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa - cho biết, nhiều ngày nay, cô và gia đình theo dõi sát sao các thông tin của hai chiếc máy bay mất tích. Mai Phương từng trải qua cảm giác hồi hộp, lo lắng khi chờ đợi tin tức của người thân, cô thấu hiểu và đồng cảm với tâm trạng gia đình phi công Trần Quang Khải. “Đó là nỗi ám ảnh của gia đình những phi công. Mỗi lần đọc thông tin có máy bay rơi là con tim như bị thắt chặt lại. Xin chia buồn cùng vợ con anh Khải. Chị à, hãy cố gắng lên, vì đã chọn làm vợ người lính là chọn sống một đời dũng cảm”.
Độc giả Phạm Duy chia sẻ bài thơ viết về những người lính phi công đã ngã xuống trong thời bình mang tên Mẹ biển ơi. Các câu thơ như thay lời của nhân dân gửi tới người chiến sĩ đã hy sinh: "Mẹ biển ơi, con quỳ lạy xin người! Hãy một lần nghe tiếng con ước nguyện. Trả lại Việt Nam những con người nguyên vẹn. Vẹn cả nụ cười, cả ý chí, niềm tin...".
Từ những ngày đầu khi chiếc chiếc Su-30MK2 mang số hiệu 8585 cùng phi công Khải mất tích khi đang làm nhiệm vụ, rất nhiều người vẫn nuôi hy vọng anh sẽ trở về bình an. Thế nhưng, đau xót thay, người chiến sĩ kiên cường ấy đã mãi ra đi. "Vậy là không có phép màu nào xảy ra. Những hy vọng, lời cầu nguyện cũng không mang anh trở về. Những người tìm kiếm anh đã cố gắng nhiều. Xin chia buồn cùng gia đình và đồng đội anh", Đỗ Thanh Ngọc ngậm ngùi.
Trên diễn đàn của Học viện Phòng không - Không quân, Haru Nga viết: Là phi công, còn gì hạnh phúc và tự hào hơn khi được ra đi trong cánh dù. Chúng tôi, những người trẻ, cúi đầu tiễn biệt anh. Xin thắp nén nhang tiễn anh đi đoạn đường cuối cùng. Nhiều năm nay, với anh em ta, bầu trời đã là nhà, còn từ hôm nay, khí phách của anh chúng em xin giữ mãi.
Nguyễn Quang Đạt - cơ trưởng máy bay A320 - gửi lời chào đến phi công Trần Quang Khải. Đạt viết, đối với phi công, được sống cùng người thân, gia đình, bạn bè đã là điều may mắn. Chàng trai 9X nuối tiếc khi nhiều lần lỡ hẹn với người anh đồng nghiệp: "Mong anh phù hộ cho trời yên biển lặng, cho bình yên của nghề cầm lái".
Trong ngày tiễn đưa người anh Trần Quang Khải, Facebook Nguyễn Thành Trung, (học viên Học viện Phòng không - Không quân) chia sẻ, đối với nhiều thế hệ phi công, anh Khải là người thầy nghiêm khắc, yêu cầu rất cao trong công việc. Anh từng nói, nếu không muốn vợ con, bố mẹ lo lắng thì phải cẩn trọng trong từng hành động. "Anh về đi nhé anh, chúng em sẽ chờ anh ở Bắc Giang quê mình. Rồi anh em mình lại cùng được bay bên nhau, vì bầu trời là cuộc sống, còn máy bay là đồng đội đúng không anh. Vĩnh biệt anh. Kính cẩn nghiêng mình chào đồng chí!".
Trong mắt người thân, hàng xóm, bạn bè và đồng đội, phi công Trần Quang Khải là một anh hùng. Ngày hôm nay, đón anh về cùng nỗi buồn và sự mất mát, nhưng người chiến sĩ ấy mãi là niềm tự hào đối với những người quen biết anh. "Dù đã hy sinh, anh vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi. Nhìn lên bầu trời như thấy anh đang bay lượn", em họ của anh tâm sự.
Độc giả Hải Thanh đồng cảm với nỗi mất mát của gia đình người chiến sĩ quá cố. "Kể từ giờ, cha mẹ, vợ con anh sẽ phải sống cuộc sống thiếu anh. Người cha gia, vợ trẻ, con thơ sẽ không còn nơi nương tựa. Nỗi đau xót này, mấy ai có thể thấu hiểu".