Triển lãm “Thay hình đổi mặt” (triển lãm – sắp đặt) của tác giả Nguyễn Thế Sơn và Trần Hậu Yên Thế tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Tràng Tiền, Hà Nội) ghi lại nét thơ của những khu nhà tập thể và lưu lại như một tài liệu về nơi ở, một phong cách sống đang bị thay thế của người thủ đô.Từng là biểu tượng cho không gian xã hội mới, những khu nhà tập thể như A2 Giảng Võ, D8 Thành Công, B2 Văn Chương là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhà ở của Việt Nam. Người dân thủ đô được thấy lại Hà Nội trải dài trong hơn 50 năm trở lại đây giống như một bảo tàng sống, lưu trữ đầy đủ cả ký ức của quá khứ và nhịp sống của hiện tại.Để thể hiện những tác động của con người lên các khu tập thể, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn đã chụp ảnh rồi cắt lớp tạo những hình ảnh 3D sống động.Gần 20 tác phẩm tại triển lãm được nghệ sĩ Thế Sơn và nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế chuẩn bị trong vòng một năm, gồm các công đoạn nghiên cứu, phỏng vấn, điều tra, chụp ảnh, thi công…“Mô hình nhà tập thể xuất phát từ Pháp. Đó cũng chính là lý do chúng tôi quyết định đưa dự án này triển lãm ở Trung tâm văn hóa L'Espace, biểu tượng của nước Pháp, nơi khởi nguồn của hình thái nhà tập thể”, nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế cho biết.Những tấm tôn sờn rách cũng được chăm chút tỉ mỉ để thể hiện được thật nhất, nguyên bản nhất những gì hai tác giả đã lưu lại qua những lần đi thực tế khảo sát.Nhiều người Hà Nội dễ dàng nhận ra ô thoáng tổ ong đặc trưng tại các khu tập thể cũ, những bó dây điện chằng chịt chạy ngang. Tất cả các chi tiết nhỏ đều được tác giả tạo hình, đục đẽo thật nhất có thể.Các bức hình 3D không chỉ là các lớp ảnh, các lớp hình khối chồng lên nhau mà nó còn thể hiện các lớp thế hệ con người nối tiếp nhau sống trong đó. Có thể thấy các lớp đời, các lớp không gian sống, các lớp gia đình, nghề nghiệp khác nhau cùng tồn tại và phát triển với nhà tập thể.Những chiếc xe đạp, xích lô, xe đẩy chở hàng, xe máy đặc trưng không chỉ của người dân khu tập thể mà của cả Việt Nam được đưa vào khá nhiều trong các tác phẩm.Bên cạnh những bức ảnh phù điêu của Nguyễn Thế Sơn là những bản vẽ kiến trúc thể hiện thiết kế nguyên thủy những khu nhà tập thể của Trần Hậu Yên Thế kèm những thông tin về năm xây dựng, tình trạng hiện nay... Anh đã kỳ công thể hiện các bản vẽ kiến trúc bằng “ngôn ngữ” dành cho những người khiếm thị. Đây là một món quà đầy ý nghĩa với họ. Ảnh: Nguyễn Thế SơnÝ tưởng đến với anh bất chợt sau khi xem bộ phim “Hà Nội trong mắt ai”. Trong đó, có cuộc sống của nghệ sĩ ghi ta mù Văn Vượng. Ông sống trong khu nhà tập thể và hàng ngày vẫn hát, vẫn đàn. Trần Hậu Yên Thế đã dành nửa năm trời qua lại với trường mù Nguyễn Đình Chiểu, Hội Người mù, trung tâm phục hồi chức năng tàn tật… để tìm hiểu cách làm chữ nổi. Ảnh: Nguyễn Thế Sơn.Mô hình nhà tập thể đã hình thành và kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ nay với bao đổi thay về hình dạng, cấu trúc qua từng thời kỳ lịch sử và phát triển của đô thị.Đặc trưng nổi bật nhất có thể dễ dàng nhận ra là những "chuồng cọp" - một dạng khung lồng sắt được người dân dùng để cơi nới không gian sinh hoạt ngoài ban công. Trong hình là mặt sườn nhà E1 tập thể Thái Thịnh xây dựng năm 1976.Bên cạnh nghệ thuật - sắp đặt các lớp không gian 3D trên ảnh, cách chiếu sáng tại triển lãm cũng tạo ra những khoảng nắng, những chiếc "bóng" mang lại hiệu ứng thị giác ấn tượng. Trong ảnh là phối cảnh nhà A2 Giảng Võ được xây dựng năm 1957.Không chỉ phải chống chọi với sự bào mòn thời gian, sự mai một của văn hóa, nhà tập thể còn đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn, thay vào đó là những tòa nhà chung cư hiện đại. Tuy nhiên, nghệ sĩ Thế Sơn lạc quan rằng rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Nga, người ta đã lưu giữ một số nhà tập thể điển hình như một bảo tàng sống để phát triển du lịch.Triển lãm cũng trưng bày hai cửa sổ khá nát, được nghệ sĩ Thế Sơn đưa về từ khu tập thể Văn Chương.Ngoài ra, anh còn dựng một “Bảng tin ký ức tập thể” với chiếc bảng đen quen thuộc tại các khu tập thể. Trên bảy này treo những bức ảnh gia đình hạnh phúc đã cũ của những người dân sống trong các khu tập thể. Triển lãm kéo dài đến ngày 5/11.
Triển lãm “Thay hình đổi mặt” (triển lãm – sắp đặt) của tác giả Nguyễn Thế Sơn và Trần Hậu Yên Thế tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Tràng Tiền, Hà Nội) ghi lại nét thơ của những khu nhà tập thể và lưu lại như một tài liệu về nơi ở, một phong cách sống đang bị thay thế của người thủ đô.
Từng là biểu tượng cho không gian xã hội mới, những khu nhà tập thể như A2 Giảng Võ, D8 Thành Công, B2 Văn Chương là một dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhà ở của Việt Nam. Người dân thủ đô được thấy lại Hà Nội trải dài trong hơn 50 năm trở lại đây giống như một bảo tàng sống, lưu trữ đầy đủ cả ký ức của quá khứ và nhịp sống của hiện tại.
Để thể hiện những tác động của con người lên các khu tập thể, nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn đã chụp ảnh rồi cắt lớp tạo những hình ảnh 3D sống động.
Gần 20 tác phẩm tại triển lãm được nghệ sĩ Thế Sơn và nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế chuẩn bị trong vòng một năm, gồm các công đoạn nghiên cứu, phỏng vấn, điều tra, chụp ảnh, thi công…
“Mô hình nhà tập thể xuất phát từ Pháp. Đó cũng chính là lý do chúng tôi quyết định đưa dự án này triển lãm ở Trung tâm văn hóa L'Espace, biểu tượng của nước Pháp, nơi khởi nguồn của hình thái nhà tập thể”, nghệ sĩ Trần Hậu Yên Thế cho biết.
Những tấm tôn sờn rách cũng được chăm chút tỉ mỉ để thể hiện được thật nhất, nguyên bản nhất những gì hai tác giả đã lưu lại qua những lần đi thực tế khảo sát.
Nhiều người Hà Nội dễ dàng nhận ra ô thoáng tổ ong đặc trưng tại các khu tập thể cũ, những bó dây điện chằng chịt chạy ngang. Tất cả các chi tiết nhỏ đều được tác giả tạo hình, đục đẽo thật nhất có thể.
Các bức hình 3D không chỉ là các lớp ảnh, các lớp hình khối chồng lên nhau mà nó còn thể hiện các lớp thế hệ con người nối tiếp nhau sống trong đó. Có thể thấy các lớp đời, các lớp không gian sống, các lớp gia đình, nghề nghiệp khác nhau cùng tồn tại và phát triển với nhà tập thể.
Những chiếc xe đạp, xích lô, xe đẩy chở hàng, xe máy đặc trưng không chỉ của người dân khu tập thể mà của cả Việt Nam được đưa vào khá nhiều trong các tác phẩm.
Bên cạnh những bức ảnh phù điêu của Nguyễn Thế Sơn là những bản vẽ kiến trúc thể hiện thiết kế nguyên thủy những khu nhà tập thể của Trần Hậu Yên Thế kèm những thông tin về năm xây dựng, tình trạng hiện nay... Anh đã kỳ công thể hiện các bản vẽ kiến trúc bằng “ngôn ngữ” dành cho những người khiếm thị. Đây là một món quà đầy ý nghĩa với họ. Ảnh: Nguyễn Thế Sơn
Ý tưởng đến với anh bất chợt sau khi xem bộ phim “Hà Nội trong mắt ai”. Trong đó, có cuộc sống của nghệ sĩ ghi ta mù Văn Vượng. Ông sống trong khu nhà tập thể và hàng ngày vẫn hát, vẫn đàn. Trần Hậu Yên Thế đã dành nửa năm trời qua lại với trường mù Nguyễn Đình Chiểu, Hội Người mù, trung tâm phục hồi chức năng tàn tật… để tìm hiểu cách làm chữ nổi. Ảnh: Nguyễn Thế Sơn.
Mô hình nhà tập thể đã hình thành và kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ nay với bao đổi thay về hình dạng, cấu trúc qua từng thời kỳ lịch sử và phát triển của đô thị.
Đặc trưng nổi bật nhất có thể dễ dàng nhận ra là những "chuồng cọp" - một dạng khung lồng sắt được người dân dùng để cơi nới không gian sinh hoạt ngoài ban công. Trong hình là mặt sườn nhà E1 tập thể Thái Thịnh xây dựng năm 1976.
Bên cạnh nghệ thuật - sắp đặt các lớp không gian 3D trên ảnh, cách chiếu sáng tại triển lãm cũng tạo ra những khoảng nắng, những chiếc "bóng" mang lại hiệu ứng thị giác ấn tượng. Trong ảnh là phối cảnh nhà A2 Giảng Võ được xây dựng năm 1957.
Không chỉ phải chống chọi với sự bào mòn thời gian, sự mai một của văn hóa, nhà tập thể còn đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ vĩnh viễn, thay vào đó là những tòa nhà chung cư hiện đại. Tuy nhiên, nghệ sĩ Thế Sơn lạc quan rằng rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Nga, người ta đã lưu giữ một số nhà tập thể điển hình như một bảo tàng sống để phát triển du lịch.
Triển lãm cũng trưng bày hai cửa sổ khá nát, được nghệ sĩ Thế Sơn đưa về từ khu tập thể Văn Chương.
Ngoài ra, anh còn dựng một “Bảng tin ký ức tập thể” với chiếc bảng đen quen thuộc tại các khu tập thể. Trên bảy này treo những bức ảnh gia đình hạnh phúc đã cũ của những người dân sống trong các khu tập thể. Triển lãm kéo dài đến ngày 5/11.