Vòng chung kết lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã kết thúc lúc 13 giờ trưa qua. Hai “ông cầu” góp mặt ở trận đấu chung kết là số 28 (chủ trâu: ông Nguyễn Văn Hải ở thôn Đồng Chăm) và số 03 (chủ trâu: ông Đông Vũ Đình Mẫn ở thôn Đoàn Kết) được đem vào phòng kín chích điện, mổ thịt để bán. Hàng trăm người dân đã có mặt ở chợ chờ mua thịt trâu chọi đoạt giải, đặc biệt là trâu giành giải nhất. Ông trâu số 03 thắng trận chung kết được nhiều người dân chú ý.Ông cầu" vô địch đã bị xẻ thịt bán với giá 3 triệu đồng/kg, chỉ sau 15 phút, giá giảm xuống còn 1 triệu. Thịt trâu giải nhì có giá lúc đầu là 2 triệu đồng/kg, sau giảm xuống một nửa. Mức giá "cắt cổ", nhưng theo quan niệm của người dân, ăn thịt trâu chọi đầu năm sẽ gặp may mắn, sức khỏe dồi dào cả năm. "Ông trâu" 03 chuẩn bị được đưa vào phòng kín để chích điện, mổ thịt.Dù trước đó Bộ VH-TT-DL có công văn tuyên truyền không giết mổ trâu chọi, ông Hà Văn Thư, Chủ tịch xã Hải Lựu, Trưởng BTC lễ hội lí giải: "BTC đã nhận được công văn của Bộ, nhưng trong công văn chỉ yêu cầu tuyên truyền các chủ trâu không giết mổ chứ không cấm". Hình ảnh Trâu chọi vô địch trong lò mổ chuẩn bị bị chích điện."Những ông trâu trước khi đưa vào sới đấu đều đã được tế Thành Hoàng rồi, sau đó chỉ còn phần xác. Việc giết mổ trâu là truyền tục từ xưa đến nay ở địa phương chúng tôi nên rất khó dừng giết mổ dù chúng tôi đã tuyên truyền, vận động. Đặc biệt, sau các trận đấu, các ông trâu đã bị thương rất nặng, rất khó để nuôi tiếp", ông Thư nói. Hình ảnh mổ thịt trâu đem ra bánTheo ông Hà Văn Thư, để đầu tư một ông trâu chọi, các chủ trâu phải bỏ ra một khoản kinh phí rất lớn, lên đến trên 100 triệu đồng nên việc bán thịt trâu chọi giúp các chủ trâu trang trải chi phí và kiếm thêm thu nhập". Hình ảnh hàng trăm cân thịt được đưa ra khỏi lò mổ sau vài phút thao tácThịt trâu đoạt giải nhất được bày bánNgười người chen nhau mua thịt lấy may đầu nămBảng ghi thành tích của trâu được trưng bày để khách tiện theo dõi. Gian hàng trâu vô địch thu hút nhiều người nhấtThịt trâu vô địch có giá lên tới 3 triệu/kg, sau giảm còn 1 triệuCác chú trâu sau cuộc thi hầu hết sẽ theo nguyện vọng của chủ là giết để bán. Người dân cho rằng ăn thịt trâu chọi sẽ gặp may mắn cả nămSân UBND xã Hải Lựu trở thành chợ thịt trâu ngay cạnh sới chọi, theo lý giải của lãnh đạo xã nhằm quản lý được nguồn thịt, tránh bị nhầm lẫn với thịt trâu ngoài không phải trâu chọiCác trâu khác bị bại trận có giá từ 300-500.000/kgĐến chiều, các gian hàng vẫn chật kín người mua
Vòng chung kết lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã kết thúc lúc 13 giờ trưa qua. Hai “ông cầu” góp mặt ở trận đấu chung kết là số 28 (chủ trâu: ông Nguyễn Văn Hải ở thôn Đồng Chăm) và số 03 (chủ trâu: ông Đông Vũ Đình Mẫn ở thôn Đoàn Kết) được đem vào phòng kín chích điện, mổ thịt để bán. Hàng trăm người dân đã có mặt ở chợ chờ mua thịt trâu chọi đoạt giải, đặc biệt là trâu giành giải nhất. Ông trâu số 03 thắng trận chung kết được nhiều người dân chú ý.
Ông cầu" vô địch đã bị xẻ thịt bán với giá 3 triệu đồng/kg, chỉ sau 15 phút, giá giảm xuống còn 1 triệu. Thịt trâu giải nhì có giá lúc đầu là 2 triệu đồng/kg, sau giảm xuống một nửa. Mức giá "cắt cổ", nhưng theo quan niệm của người dân, ăn thịt trâu chọi đầu năm sẽ gặp may mắn, sức khỏe dồi dào cả năm. "Ông trâu" 03 chuẩn bị được đưa vào phòng kín để chích điện, mổ thịt.
Dù trước đó Bộ VH-TT-DL có công văn tuyên truyền không giết mổ trâu chọi, ông Hà Văn Thư, Chủ tịch xã Hải Lựu, Trưởng BTC lễ hội lí giải: "BTC đã nhận được công văn của Bộ, nhưng trong công văn chỉ yêu cầu tuyên truyền các chủ trâu không giết mổ chứ không cấm". Hình ảnh Trâu chọi vô địch trong lò mổ chuẩn bị bị chích điện.
"Những ông trâu trước khi đưa vào sới đấu đều đã được tế Thành Hoàng rồi, sau đó chỉ còn phần xác. Việc giết mổ trâu là truyền tục từ xưa đến nay ở địa phương chúng tôi nên rất khó dừng giết mổ dù chúng tôi đã tuyên truyền, vận động. Đặc biệt, sau các trận đấu, các ông trâu đã bị thương rất nặng, rất khó để nuôi tiếp", ông Thư nói. Hình ảnh mổ thịt trâu đem ra bán
Theo ông Hà Văn Thư, để đầu tư một ông trâu chọi, các chủ trâu phải bỏ ra một khoản kinh phí rất lớn, lên đến trên 100 triệu đồng nên việc bán thịt trâu chọi giúp các chủ trâu trang trải chi phí và kiếm thêm thu nhập". Hình ảnh hàng trăm cân thịt được đưa ra khỏi lò mổ sau vài phút thao tác
Thịt trâu đoạt giải nhất được bày bán
Người người chen nhau mua thịt lấy may đầu năm
Bảng ghi thành tích của trâu được trưng bày để khách tiện theo dõi. Gian hàng trâu vô địch thu hút nhiều người nhất
Thịt trâu vô địch có giá lên tới 3 triệu/kg, sau giảm còn 1 triệu
Các chú trâu sau cuộc thi hầu hết sẽ theo nguyện vọng của chủ là giết để bán. Người dân cho rằng ăn thịt trâu chọi sẽ gặp may mắn cả năm
Sân UBND xã Hải Lựu trở thành chợ thịt trâu ngay cạnh sới chọi, theo lý giải của lãnh đạo xã nhằm quản lý được nguồn thịt, tránh bị nhầm lẫn với thịt trâu ngoài không phải trâu chọi
Các trâu khác bị bại trận có giá từ 300-500.000/kg
Đến chiều, các gian hàng vẫn chật kín người mua