Nút giao Ngã Tư Sở nhiều năm qua gây nhức nhối với người tham gia giao thông ở Hà Nội. Kể từ khi dự án đường vành đai 2 Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở thông xe một phần, cảnh ùn tắc vào giờ cao điểm ở đây không thuyên giảm, trái lại còn diễn ra nghiêm trọng hơn.Đây là nút giao của các con đường có mật độ phương tiện lớn như đường Láng, Tây Sơn, Nguyễn Trãi và Trường Chinh.Thời gian gần đây, sau khi đường vành đai 2 hoàn thành một phần, lượng lớn các phương tiện dồn về, làm gia tăng tình trạng ùn tắc ở khu vực.Lối xuống của đường trên cao cách Ngã Tư Sở hơn 100 m khiến dòng xe rất khó khăn mới có thể tiếp cận đường dưới thấp.Các phương tiện đi từ đường Láng sang Trường Chinh cũng bị tắc nghẽn trước khi vượt qua nút giao.Nhịp đèn đỏ quá lâu cũng là nguyên nhân khiến các con đường thường xuyên quá tải. Thời gian chờ đèn đỏ hàng chục giây cộng với tắc đường khiến nhiều tài xế ngán ngẩm.Vỉa hè xung quanh khu vực này mỗi khi ùn tắc giao thông lại trở thành nơi lưu thông của người đi xe máy.Anh Nguyễn Mạnh Cường, tài xế taxi công nghệ cho hay khi đi từ khu vực cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở chỉ mất khoảng 15 phút. Nhưng để vượt qua Ngã Tư Sở và trục đường Láng thì trung bình tài xế mất 30-45 phút. “Đường tắc cứng, thật sự rất mệt mỏi”, anh Cường nói.Khu vực cửa hầm đi bộ tạo thành nút thắt cổ chai và luôn trong tình trạng bị các phương tiện cắt ngang khiến người dân gặp khó khăn khi tiếp cận.Xe máy dừng chờ đèn đỏ tràn ra cả khu vực dành cho luồng phương tiện rẽ phải từ đường Láng đi Nguyễn Trãi.Một số xe máy bất chấp đi ngược chiều để thoát khỏi dòng phương tiện. Những ngày gần đây, học sinh trở lại trường học cùng với các loại hình kinh doanh thiết lập trạng thái bình thường sau dịch khiến nút giao này ùn tắc bất kể thời gian nào trong ngày.Đội CSGT số 3, Phòng CSGT Công an Hà Nội, triển khai lực lượng cắm chốt tại nút giao này. “Ùn tắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày nên chúng tôi luôn phải sẵn sàng phân luồng chứ không cố định vào các khung giờ cao điểm như những nơi khác”, một cán bộ nói.Sau khi thoát khỏi Ngã Tư Sở, tài xế có nguy cơ tiếp tục gặp khu vực ùn tắc tiếp theo là đường Láng.Đặc điểm của đường Láng là có nhiều nút giao với các trục đường lớn như Hoàng Cầu, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh, Chùa Láng... khiến xe cộ phải dừng chờ đèn đỏ lâu, dẫn đến ùn tắc. Đây cũng là đoạn tuyến có mặt đường nhỏ hẹp nhất trên tuyến vành đai 2.Tiến sĩ Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông, nhận định trong thời gian tới, khi tuyến vành đai 2 trên cao và cầu Vĩnh Tuy 2 hoàn thành, áp lực phương tiện dồn về nút giao Ngã Tư Sở và đường Láng còn tiếp tục tăng. Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng cần tính tới các giải pháp hoàn thiện hạ tầng để tránh biến đây thành một điểm nghẽn trên trục vành đai tỷ USD của Hà Nội.>>> Mời quý vị và độc giả xem thêm video: Nút thắt Ngã Tư Sở - Trường Chinh: Giải pháp nào giảm ùn tắc? (Nguồn: ANTV).
Nút giao Ngã Tư Sở nhiều năm qua gây nhức nhối với người tham gia giao thông ở Hà Nội. Kể từ khi dự án đường vành đai 2 Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở thông xe một phần, cảnh ùn tắc vào giờ cao điểm ở đây không thuyên giảm, trái lại còn diễn ra nghiêm trọng hơn.
Đây là nút giao của các con đường có mật độ phương tiện lớn như đường Láng, Tây Sơn, Nguyễn Trãi và Trường Chinh.
Thời gian gần đây, sau khi đường vành đai 2 hoàn thành một phần, lượng lớn các phương tiện dồn về, làm gia tăng tình trạng ùn tắc ở khu vực.
Lối xuống của đường trên cao cách Ngã Tư Sở hơn 100 m khiến dòng xe rất khó khăn mới có thể tiếp cận đường dưới thấp.
Các phương tiện đi từ đường Láng sang Trường Chinh cũng bị tắc nghẽn trước khi vượt qua nút giao.
Nhịp đèn đỏ quá lâu cũng là nguyên nhân khiến các con đường thường xuyên quá tải. Thời gian chờ đèn đỏ hàng chục giây cộng với tắc đường khiến nhiều tài xế ngán ngẩm.
Vỉa hè xung quanh khu vực này mỗi khi ùn tắc giao thông lại trở thành nơi lưu thông của người đi xe máy.
Anh Nguyễn Mạnh Cường, tài xế taxi công nghệ cho hay khi đi từ khu vực cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở chỉ mất khoảng 15 phút. Nhưng để vượt qua Ngã Tư Sở và trục đường Láng thì trung bình tài xế mất 30-45 phút. “Đường tắc cứng, thật sự rất mệt mỏi”, anh Cường nói.
Khu vực cửa hầm đi bộ tạo thành nút thắt cổ chai và luôn trong tình trạng bị các phương tiện cắt ngang khiến người dân gặp khó khăn khi tiếp cận.
Xe máy dừng chờ đèn đỏ tràn ra cả khu vực dành cho luồng phương tiện rẽ phải từ đường Láng đi Nguyễn Trãi.
Một số xe máy bất chấp đi ngược chiều để thoát khỏi dòng phương tiện. Những ngày gần đây, học sinh trở lại trường học cùng với các loại hình kinh doanh thiết lập trạng thái bình thường sau dịch khiến nút giao này ùn tắc bất kể thời gian nào trong ngày.
Đội CSGT số 3, Phòng CSGT Công an Hà Nội, triển khai lực lượng cắm chốt tại nút giao này. “Ùn tắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày nên chúng tôi luôn phải sẵn sàng phân luồng chứ không cố định vào các khung giờ cao điểm như những nơi khác”, một cán bộ nói.
Sau khi thoát khỏi Ngã Tư Sở, tài xế có nguy cơ tiếp tục gặp khu vực ùn tắc tiếp theo là đường Láng.
Đặc điểm của đường Láng là có nhiều nút giao với các trục đường lớn như Hoàng Cầu, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh, Chùa Láng... khiến xe cộ phải dừng chờ đèn đỏ lâu, dẫn đến ùn tắc. Đây cũng là đoạn tuyến có mặt đường nhỏ hẹp nhất trên tuyến vành đai 2.
Tiến sĩ Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông, nhận định trong thời gian tới, khi tuyến vành đai 2 trên cao và cầu Vĩnh Tuy 2 hoàn thành, áp lực phương tiện dồn về nút giao Ngã Tư Sở và đường Láng còn tiếp tục tăng. Điều này đòi hỏi cơ quan chức năng cần tính tới các giải pháp hoàn thiện hạ tầng để tránh biến đây thành một điểm nghẽn trên trục vành đai tỷ USD của Hà Nội.
>>> Mời quý vị và độc giả xem thêm video: Nút thắt Ngã Tư Sở - Trường Chinh: Giải pháp nào giảm ùn tắc? (Nguồn: ANTV).